Hán tự: Ký tự mang lại Phúc lành

05/02/14, 08:36 Cổ Học Tinh Hoa

Nghênh chúc tân xuân, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, chữ “Phúc” truyền thống lại được treo lên.

Screen Shot 2014-02-01 at 5.18.58 pm.png

Ký tự tiếng Hán “福” (Phúc) tượng trưng cho một không khí tích cực và vui tươi. Khi Năm mới Trung Hoa Âm lịch đến, các gia đình tại Trung Quốc theo truyền thống lại treo chữ “Phúc” lên, với hy vọng đón một năm mới an lành và phúc lộc.

1. Nguồn Gốc và Ý Nghĩa

Từ hàng ngàn năm trước, khi Trung Quốc mới hình thành hệ thống chữ viết riêng, chữ “Phúc” đã tồn tại.

Theo cổ ngôn được viết trên những tấm thẻ bằng xương, “Phúc” nghĩa là “hai tay dâng cúng thức ăn và rượu lên các vị Thần”. Người xưa thực hiện nghi lễ này với việc cầu nguyện Trời và thờ cúng các vị Thần, với mong muốn hòa bình và hỷ lạc.

Do đó, “Phúc” được định nghĩa như là ‘phước lành’.

Ký tự “Shi” [示] nằm bên trái chữ “Phúc” [福] có nghĩa là ‘bàn thờ’. Đây là một từ gắn với nghi lễ, Thần Phật, nguyện cầu, và mong đợi. Thời xưa, con người đi đến bàn thờ là để nhận lời chỉ dạy và thiên khải từ các vị thần.

Các ký tự “一口田”nằm bên phải của chữ “Phúc” [福] có thể được hiểu là “một mảnh đất được ban tặng từ thần linh”. Mỗi người đều có một vùng đất, hay một vùng đất của lương tri, là thứ được thiên thượng ban tặng cho con người.

Nếu một người có thể tìm lại được mảnh đất thanh tịnh và thuần khiết trong tâm, phúc lành sẽ đến với họ ngay lập tức. Điều này ngụ ý nếu con người có đức tin vào Thần Phật, thì Thần Phật sẽ ban phước lành cho họ.

2. Trời và ‘Phúc’

Ai ai cũng muốn may mắn và phước lành hơn là bất hạnh. Vậy, làm thế nào để người ta có được Nó?

Hai cổ ngôn đã giải thích “may mắn” đến như thế nào. “Trời không thiên vị ai cả, nhưng sẽ luôn bên cạnh bảo hộ những người có trái tim nhân ái” và “Trời không thiên vị ai cả, nhưng sẽ giúp đỡ những người có đức hạnh” – nghĩa là, Thần Phật không nhìn vào tình trạng hay sinh thành của một cá nhân; mà đối đãi với tất cả mọi người thuận với Đạo trời như nhau. Vì vậy, Thần Phật luôn bảo hộ người tốt và giúp họ làm mọi thứ một cách hiệu quả và thần kỳ.

Phúc lành và Đức hạnh có mối quan hệ khăng khít với nhau. Theo văn hóa truyền thống Trung Hoa, mối quan hệ giữa chúng có thể được hiểu theo hai cách:

Thứ nhất, người có Phúc hay không là do Trời quyết định (Thiên ý). Thứ hai, mọi người đều có thể thay đổi số phận của mình thông qua tu tâm tính.

Có đạo đức sẽ gìn giữ được phúc lộc từ thiên thượng, trong khi thất đức sẽ chỉ mang lại bất hạnh và khổ đau.

Hai cổ ngôn Trung Hoa đã thể hiện quan niệm rằng những may mắn hay bất hạnh con người gặp phải không phải là ngẫu nhiên: “Vận may và tai họa không đến từ đầu cả, mà là do chính bản thân mình tạo ra”, và “Khổ nạn đến từ những việc làm thất đức, trong khi phúc lành đến từ đức hạnh”.

Tôn Tư Mạc là một danh y dưới thời nhà Đường. Trong cuốn “Luận bàn về Phước lành và Tuổi thọ”, ông có viết “Phúc lộc là sản phẩm của tích đức; bất hạnh là hệ quả của cái ác tích lũy”.

Ông cũng viết rằng “Phúc lộc có thể được sử dụng đúng cách”. Người Trung Hoa cổ đại luôn tin vào lời dạy của Ông, rằng: phúc lộc có được từ hành thiện và từ việc giúp đỡ người khác không chỉ gia tăng phước lành của người đó, mà còn tích đức cho thế hệ sau này.

Vì lẽ đó, nếu một người xấu không có đức, phạm đủ thập ác bất xá, và trong đầu đầy rẫy những ý nghĩ xấu xa, thì bất hạnh và khổ nạn sẽ thường trực bên người đó.

3. Người Tốt Sẽ Sống Thọ Hơn?

Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Michigan đã chỉ ra rằng: trung bình, những người thường xuyên hoạt động tình nguyện sẽ sống lâu hơn. Cũng như vậy, những người già dành 100 giờ mỗi năm cho việc giúp đỡ người khác sẽ sống lâu hơn những người ít hoạt động.

Sonja Lyubomirsky là một giáo sư tâm lý học tại Đại học California. Bà đã phát hiện ra rằng làm 5 việc thiện mỗi ngày trong vòng 6 tuần liên tiếp sẽ cải thiện một cách đáng kể sức khỏe thể chất và tinh thần của người đó. Những điều này đặt con người ta trong một vòng tròn đạo đức. Càng nhiều nỗ lực bỏ ra, thì kết quả sẽ càng tốt đẹp.

Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, khi con người ta làm điều tốt, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ mang lại cho họ cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Nếu luôn luôn sống chan hòa nhân ái, con người có thể giảm bớt áp lực thể chất và tinh thần. Điều này, đổi lại, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của họ. Vì vậy, sống lâu không chỉ liên quan đến gen và sức khỏe, mà còn phụ thuộc vào cả tâm tính của họ.

Mặc dù chữ “Phúc” đồng nghĩa với chân thành và lòng tốt, nó không chỉ là cảm giác, mà còn là một hình thức của tu luyện.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi