Hà Nội: Người dân bị chính quyền thu hồi đất với giá rẻ mạt, 252 nghìn đồng/m2

17/01/20, 11:49 Việt Nam

Mới đây, nhiều hộ dân đang sở hữu đất ổn định từ trước năm 1993 ở ngõ 259 phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) bỗng dưng bị thu hồi để thực hiện dự án xây dựng trường mầm non với mức đền bù rất rẻ, một mét đất chưa mua nổi một cân thịt bò…

Người dân Hà Nội bị chính quyền thu hồi đất với giá rẻ mạt, 252 nghìn đồng/m2. (Ảnh qua phapluatplus)
Người dân Hà Nội bị chính quyền thu hồi đất với giá rẻ mạt, 252 nghìn đồng/m2. (Ảnh qua phapluatplus)

18 hộ dân bất ngờ nhận được thông báo thu hồi đất

Năm 2017, các hộ dân ở đây đã bất ngờ nhận được thông báo của UBND quận Hoàng Mai thu hồi đất của tất cả các hộ gia đình để thực hiện Dự án xây trường mầm non Vĩnh Hưng tại ô F2/NT3.

Điều đáng nói là UBND quận Hoàng Mai đã đưa mức đền bù hỗ trợ về đất hết sức rẻ, chỉ 252 nghìn đồng cho 1m2, trong khi đó, hầu hết các hộ gia đình nằm trong diện bị thu hồi đất đều nghèo, nhiều hộ chỉ có một chỗ ở duy nhất, có hộ vẫn đang loay hoay trả nợ ngân hàng sau khi vay tiền mua đất.

Cũng chính vì thế mà nhiều hộ dân nơi đây rơi vào nguy cơ không chốn nương thân, thậm chí rơi vào cảnh ‘màn trời chiếu đất’. Đặc biệt hộ gia đình ông Dương Văn Phồ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhưng có hoàn cảnh rất khó khăn.

Ngõ 259 phường Vĩnh Hưng – nơi nhiều hộ dân bị thu hồi đất với mức hỗ trợ đền bù rẻ mạt, rất nhỏ hẹp không phù hợp với dự án xây dựng trường mầm non của quận Hoàng Mai. (Ảnh qua phapluatplus)
Ngõ 259 phường Vĩnh Hưng – nơi nhiều hộ dân bị thu hồi đất để chuẩn bị cho dự án xây dựng trường mầm non của quận Hoàng Mai. (Ảnh qua phapluatplus)

Ông Phồ cho biết nếu bị thu hồi đất thì gia đình ông sẽ bị đẩy ra đường, chẳng biết đi đâu về đâu vì với mức đền bù rẻ như trên, gia đình ông không thể mua được mảnh đất mới để sinh sống, trong khi đó còn bao nhiêu chi phí sinh hoạt .

Tiền đền bù ‘một mét đất chưa mua nổi một cân thịt bò’

Bà Dương Thị Xuyến, một hộ dân trong diện thu hồi đất khác cũng tâm sự, năm 2008, bà đã mua mảnh đất có diện tích 152m2, thuộc tổ 4 ngõ 259 phường Vĩnh Hưng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND quận Hoàng Mai cấp ngày 31/7/2008, với giá hơn 3 tỷ đồng. Chưa tính tiền thuế hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 600 triệu.

“Tôi mua đất giá 30 triệu/m2, giờ chỉ được bồi thường với giá 252 nghìn 1m2. Cả gia sản lớn bỗng dưng gần như bị mất trắng. Khi bị thu hồi đất, chúng tôi cũng không hề được xem xét tái định cư”, bà Xuyến buồn rầu nói…

Được biết tình trạng cưỡng chế thu hồi đất như trên xảy ra không chỉ ở Hà Nội, mà còn diễn ra tại nhiều nơi khác như Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai…

Nông dân bị truy tố vì dựng chòi chăn cừu trên đất mua ‘giấy tay’

Mới đây là việc nông dân Đặng Mậu Thơm (1977, ngụ xã Hòa Minh, Tuy Phong, Bình Thuận) có trình độ học vấn lớp Ba, mua đất bằng ‘giấy tay’ từ sáu hộ dân khác để dựng chòi, làm nơi chăn cừu.

Tuy nhiên, đến ngày 27/12/2018, anh Thơm bất ngờ bị UBND xã Hòa Minh cưỡng chế đất và ra quyết định xử phạt hành chính 2 triệu đồng vì chiếm 103.193,7m2 đất do Nhà nước quản lý.

Anh Thơm trên phần đất mình đã mua lại của sáu hộ dân bằng 'giấy tay'. (Ảnh qua daviet)
Anh Thơm trên phần đất mình đã mua lại của sáu hộ dân bằng ‘giấy tay’. (Ảnh qua daviet)

Cho rằng việc cưỡng chế, xử phạt là không hợp lý, anh Thơm đã nhiều lần làm đơn khiếu nại đã gửi lên UBND xã Hòa Minh nhưng vẫn không giải quyết và bị trả lại đơn.

Không những vậy, trong thời gian khiếu nại chưa được giải quyết, anh Thơm lại tiếp tục bị truy tố về tội ‘vi phạm các quy định về sử dụng đất đai’ với mức phạt cao nhất là 3 năm tù giam.

Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thu Liễu (vợ anh Thơm) cho biết: “Chồng tôi chỉ học tới lớp Ba nên nhiều khi tính toán không bằng người ta. Nhưng chúng tôi mua đất cũng có giấy tờ, chữ ký bên bán hẳn hoi, đất người ta khai hoang từ mấy chục năm, từng đưa vô hợp tác xã rồi sau này trả lại cho dân, chứ đâu phải gom đất bậy bạ mà đến nỗi bị truy tố”…

Các hộ dân bán đất cho anh Thơm khẳng định, họ bán đất cho anh Thơm bằng ‘giấy tay’ chứ không phải anh Thơm lấn chiếm. Nguồn gốc số đất trên của họ là do khai hoang, được cha mẹ để lại nhưng do hạn hán, không trồng trọt được nên bán lại cho anh Thơm…

9 hộ dân ở Đồng Nai phải sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’

Cũng liên quan đến vấn đề cưỡng chế thu hồi đất, tại phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa hiện có 9 hộ dân đang phải sống tạm bợ trong những căn lều căng bằng bạt sau khi bị cưỡng chế thu hồi mảnh đất, nơi họ đã sang nhượng, sử dụng và sinh sống ổn định hơn 20 năm nay.

Những căn chòi phủ bằng bạt rách, nơi sinh sống đón tết của các hộ gia đình bị cưỡng chế thu hồi đất đai.
Những căn chòi phủ bằng bạt rách, nơi sinh sống đón tết của các hộ gia đình bị cưỡng chế thu hồi đất đai. (Ảnh qua phapluat24g)

Theo lời kể của 9 hộ dân này thì hơn 20 năm trước, họ đã làm giấy tay mua đất của ông Huỳnh Văn Tranh (1965, trú tại tổ 11, khu phố 4, TP. Biên Hòa) theo đúng tinh thần văn bản số 14/UB ngày 11/01/1995 của UBND TP. Biên Hòa.

Được biết, mảnh đất này trước đó đã được ông Tranh mua và sử dụng từ trước 1975, tổng diện tích là 2,8 ha…

Tuy nhiên, không hiểu vì sao năm 2017 UBND TP. Biên Hòa lại ra quyết định thu hồi toàn bộ diện tích của ông Tranh khiến 9 hộ dân mua đất sinh sống tại đây bỗng nhiên bị ‘liệt’ vào danh sách lấn chiếm đất công.

Người dân bị cưỡng chế đất tại Đồng Nai phải sống trong cảnh 'màn trời chiếu đất'. (Ảnh qua phapluat24h)
Người dân bị cưỡng chế đất tại Đồng Nai phải sống trong cảnh ‘màn trời chiếu đất’. (Ảnh qua phapluat24g)

Không đồng ý với quyết định này, 9 hộ dân đã gửi đơn thư liên tục gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh Đồng Nai nhưng đều không có kết quả và vào tháng 10/2019 vừa qua, việc cưỡng chế thu hồi đất đã diễn ra.

Hiện 9 hộ dân bị cưỡng chế đất là Phạm Vô Biên, Đặng Thị Chính, Phạm Thị Gụ, Đào Thị Hào, Nguyễn Thị Nguyệt, Phan Toàn Thắng, Lê Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Biên Thùy và Nguyễn Văn Thứ đến nay vẫn đang phải sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’ đón cái tết sắp cận kề.

Vũ Tuấn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng