Gương người xưa: Lấy trung trinh tự răn mình, lấy độ lượng đối đãi người

02/03/18, 09:24 Cổ Học Tinh Hoa

Bậc danh thần nhà Tống – Hàn Kỳ, ông không chỉ mang trong mình tài năng xuất chúng, mà còn lưu lại tiếng thơm muôn đời nhờ vào đức độ và cách đối nhân xử thế hiếm có của mình.

Gương người xưa: Lấy trung trinh tự răn mình, lấy độ lượng đối đãi người - H1
Hàn Kỳ là người có tài năng và đức độ, luôn lấy khoan hồng, độ lượng đối đãi với người trên kẻ dưới. (Ảnh: Sohu)

Vào thời nhà Tống, có một vị đại quan tên Hàn Kỳ, người tại Tương Châu, xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan lại. Bản thân Hàn Kỳ cũng từng dành tài năng cả đời để phụng sự cho ba đời vua nhà Bắc Tống là Nhân Tông, Anh Tông và Thần Tông. 

Trong sự nghiệp làm quan của mình, ông từng cầm quân đánh trận, từng cầm bút chấm bài thi, thậm chí còn làm tới chức Tể tướng, được hậu thế kính phục xưng tụng là “Hàn Công”.

Lấy trung trinh làm lẽ tự răn mình

Sinh thời, vị quan họ Hàn từ sớm đã nổi tiếng là người thuần hậu, chất phác, tính tình rộng rãi, đối đãi với mọi người luôn khoan hồng, độ lượng.

Hàn Kỳ làm việc tận tụy, vui buồn không lộ ra mặt, ấn tượng của ông trong mắt mọi người là một vị quan luôn thường trực nụ cười đôn hậu.

Đối mặt với đại họa ập tới hay những tình huống nguy hiểm tới tính mạng, Hàn Công vẫn chẳng hề biến sắc, tâm tư của ông cũng chẳng mảy may thay đổi trước sự biến đổi của cuộc đời.

Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Hàn Kỳ từng để lưu lại câu nói:

“Một đời của ta dựa vào trung trinh mà tự rèn bản thân mình, đối mặt với việc lớn không quản ngại sinh tử. May thay ta chẳng sợ cái chết, nên làm việc gì cũng thành. Kỳ thực đều nhờ trời cao nâng đỡ, chứ không phải vì ta có nhiều bản lĩnh”.

Có giai đoạn, Hàn Kỳ từng phụ trách quản lý quốc khố. Bấy giờ, nội bộ triều đình xảy ra nhiều biến cố, bản thân ông cũng từng bị hiểu lầm mà lâm vào nguy hiểm. Nhưng suốt thời gian trông coi quốc khố, Hàn Kỳ vẫn luôn làm đúng bổn phận, tròn chức trách, chưa bao giờ qua loa lấy lệ.

Lúc ấy, có người từng khuyên ông rằng: “Việc ngài làm quả thực đúng, nhưng nếu chẳng may sai lầm, e rằng tài sản khó mà giữ được”.

Hàn Kỳ liền thẳng thắn đáp: “Ngài nói gì vậy! Đã là quần thần thì phải hết lòng phụng sự quân chủ, việc sống chết đâu phải nề hà. Chuyện thành hay bại vốn là ý trời, lẽ nào lại vì e sợ sự tình không thành mà dừng lại không làm hay sao?”

Người kia nghe xong vừa lấy làm xấu hổ vì những gì mình nói, nhưng cũng vừa bội phục Hàn Kỳ.

Lấy khoan hồng, độ lượng đối đãi với người trên kẻ dưới

Khi Hàn Kỳ làm tướng quân tại Định Châu, vào một buổi tối cần viết thư, ông có cho gọi một binh lính đứng cạnh mình để cầm đèn.

Người binh lính ấy trong lúc lơ đãng đã cầm nghiêng ngọn đèn, khiến lửa bén cháy một bên tóc mai của Hàn Kỳ. Lúc đó, ông lập tức phất ống tay áo thổi tắt ngọn đèn rồi tiếp tục chú tâm viết thư.

Một lúc sau, nhận thấy binh lính bên người đã đổi, Hàn Kỳ lo người cũ bị làm khó, vội vàng nói: “Không cần đổi người, người kia giờ đã hiểu được cách cầm đèn sao cho tốt rồi!”

Tướng sĩ, binh lính trong quân doanh biết được câu chuyện này đều đem lòng kính nể đức độ của vị chủ tướng họ Hàn ấy.

Lúc Hàn Kỳ đóng quân tại Đại Danh phủ, có người từng tặng ông một đôi ly bằng ngọc vô cùng quý giá, nói rằng đó là bảo vật tuyệt thế. 

Hàn Kỳ tặng lại bạc trắng cảm tạ người này, đồng thời cũng vô cùng trân quý đôi ly quý giá ấy. Mỗi khi mở yến tiệc thết đãi khác khứa, ông đều sai người lót vải gấm rồi mới đặt ly lên phía trên.

Một ngày kia, Hàn Kỳ mở tiệc đón tiết vị quan trông coi thủy vận. Cũng như thường lệ, ông cho người đặt đôi ly bằng ngọc kia lên bàn rượu. Không ngờ rằng, có một người hầu không cẩn thận làm đổ bàn, khiến đôi ly ngọc quý vỡ tan trên mặt đất.

Vị khách bấy giờ cũng không khỏi giật mình, còn người hầu lập tức quỳ xuống chờ xử phạt. Hàn Kỳ khi đó mặt không biến sắc, chỉ cười nhẹ và nói rằng: “Sự tồn vong của vạn vật vốn là quy luật”.

Sau đó, ông nhẹ nhàng nói với người hầu đang quỳ: “Ngươi cũng không phải cố ý, đâu cần phải nhận mình sai?”.

Cách ứng xử của ông rất được lòng quan khách. Sự khoan hồng, độ lượng của Hàn Kỳ càng khiến cho nhiều người thêm phần kính phục.

Vào khoảng thời gian Hàn Kỳ đảm nhiệm chức vụ Tể tướng, ông thường tiếp nhận xử lý văn thư hằng ngày. Mỗi khi phát hiện trong văn thư của ai đó có lỗi sai, ông đều tự tay sửa lại, cũng không để cho người khác phát hiện.

Có lần, bộ hạ Lộ Chửng trình lên Hàn Tể tướng một văn thư, nhưng phía cuối lại quên không đề tên. Hàn Kỳ kịp thời phát hiện, liền dùng ống tay áo che lại, lặng lẽ đem văn thư rút ra rồi đề tên của người đó vào phía cuối.

Gương người xưa: Lấy trung trinh tự răn mình, lấy độ lượng đối đãi người - H2
Hàn Kỳ từng nói: “Bất luận là quân tử hay tiểu nhân, đều nên lấy chân tình để đối đãi. Nếu biết được người đó là tiểu nhân thì không kết giao quá thân là được rồi”. (Ảnh: Kknews)

Lấy dĩ hòa vi quý làm “cái gốc” để hành xử

Có một dạo, Hàn Kỳ cùng Vương Củng Thần, Diệp Định Cơ chịu trách nhiệm giám sát, quản lý kỳ khoa cử ở phủ Khai Phong.

Trong lúc chấm bài, hai vị quan họ Vương, họ Diệp tranh luận không ngừng, còn Hàn Kỳ chỉ yên lặng ngồi làm việc, tựa như chẳng nghe thấy gì.

Vương Củng Thần cho rằng ông không giúp đỡ mình, có phần bất mãn mà nói: “Ngài đang ở đây để tu dưỡng đức độ hay sao?”. Hàn Kỳ thấy vậy liền ôn hòa nhận sai với Vương Củng Thần.

Trong lần cầm quân đánh dẹp phản loạn ở Thiểm Tây, cùng Hàn Kỳ ra trận còn có Nhan Sư Lỗ và Lý Tích. Nhưng hai người Nhan, Lý thường xuyên bất hòa, còn hay tìm đến chỗ Hàn Kỳ kể xấu đối thủ.

Mỗi lần như vậy, Hàn Kỳ chỉ im lặng lắng nghe chứ chưa bao giờ thêm vào một câu nào. Trong suốt thời gian cầm quân đánh trận, Nhan Sư Lỗ và Lý Tích dù trong bụng không ưa nhau nhưng vẫn tỏ ra hợp tác đều là nhờ vậy.

Nếu không có Hàn Kỳ dĩ hòa vi quý, e rằng quân doanh khó có nổi một ngày yên bình với hai vị Nhan, Lý.

Đối đãi với tiểu nhân càng cần dùng chân tình

Sinh thời, Hàn Kỳ từng nói: “Bất luận là quân tử hay tiểu nhân, đều nên lấy chân tình để đối đãi. Nếu biết được người đó là tiểu nhân thì không kết giao quá thân là được rồi”.

Nhờ quan niệm ấy, đức độ và nhân cách của vị quan họ Hàn được muôn dân thiên hạ đời đời kính nể.

Câu chuyện của một cổ nhân thời Bắc Tống đã cách chúng ta hàng thế kỷ, nhưng vẫn để cho hậu thế cách đối nhân xử thế đáng để suy ngẫm.

Cổ nhân dạy: “Người quân tử giúp người mà không so đo tính toán, kẻ tiểu nhân so đo tính toán mà không giúp đỡ người”.

Người bình thường khi gặp phải tiểu nhân, nhất định sẽ nổi giận mà tìm cách bóc trần âm mưu của kẻ đó. Nhưng Hàn Kỳ lại không như vậy. Ngay cả khi biết tường tận mưu mô thủ đoạn của người không trượng nghĩa, ông vẫn tìm cách cho qua, chưa từng tỏ thái độ ra mặt.

Sống ở trên đời, hầu hết mọi người đều muốn kết giao với người quân tử. Bởi lẽ giao chân tình cho quân tử thì dễ, chứ đem lòng dạ thật thà đối đãi với tiểu nhân lại là chuyện khó.

Chúng ta vẫn thường cho rằng, mình đối với người khác tốt, họ cũng sẽ đối xử lại với mình như vậy. Nhưng khi bản thân ta đã cư xử không tốt với họ, thì họ lấy gì để đối tốt với ta?

Vậy mà khi nhìn thấy đối phương mắc lỗi, đa số mọi người thường không bỏ qua mà tìm cách chỉ ra lỗi sai ấy, tự coi đó là cách sống ngay thẳng để “giữ mình trong sạch”.

Kỳ thực, khi vạch trần lỗi lầm của người khác, ngoại trừ việc phân rõ thị phi, ta dễ xen thêm vào đó thứ cảm xúc mang tên “coi thường”, “chán ghét”. Đối đãi với người làm sai theo cách thức như vậy, trong tâm sẽ khó sinh ra lòng từ bi.

Kết quả của hành động ấy là khiến người kia chuyển sang thế đối địch với ta, từ đó thêm  thù bớt bạn, thậm chí nếu là người cùng chung chiến tuyến cũng sẽ nảy sinh sự bài xích. 

Ngộ nhỡ chẳng may “đụng” phải tiểu nhân, ta sẽ khiến kẻ đó “thẹn quá hóa giận” và tìm cơ hội ám hại, như vậy chẳng khác nào tự đẩy bản thân vào chỗ nguy hiểm.

Chỉ khi tâm hồn thực sự an yên, bạn mới có thể không quan tâm cái nhìn của người khác đối với mình, không quá coi trọng ưu – nhược điểm, càng không đặt nặng vấn đề được – mất, từ đó dùng chân tình để quản đãi mọi người. 

Tuệ Tâm (s/t)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi