Góc tối Tân Cương – Những chính sách khắc nghiệt của chính quyền nhằm kiểm soát dân chúng

28/02/18, 11:23 Trung Quốc

Dân tộc Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương (Trung Quốc) đang phải đối mặt với những chính sách vô cùng khắc nghiệt từ phía chính quyền. Đây là những điều mà nguyên thủ các nước không nhìn thấy khi họ đến thăm Trung Quốc.

Quân đội và cảnh sát được tăng cường tới khu vực Tân Cương. (Ảnh: Fergananews)

Điện thoại di động của người dân luôn bị dò xét để lục soát những nội dung về tôn giáo

Các tổ chức hoạt động nhân quyền cho biết, trong nhiều thập kỷ, có khoảng 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giám sát, bắt giữ, và bị vi phạm nhân quyền trên rất nhiều phương diện. Tình hình này đã ngày càng nghiêm trọng trong năm vừa qua, sau khi một người đàn ông tên là Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo) trở thành Bí thư Khu tự trị Tân Cương và bắt đầu sử dụng các công nghệ giám sát mới để theo dõi người dân Duy Ngô Nhĩ, Newsweek đưa tin.

Cảnh sát tại nơi này tràn ngập khắp nơi và quyền lực tăng dần theo thời gian

“Bí thư Trần Toàn Quốc đã tăng cường đáng kể sự có mặt của cảnh sát ở khu vực Tân Cương, bằng cách tăng thêm hơn 90.000 vị trí đăng tuyển cảnh sát mới và các vị trí có liên quan đến an ninh”, theo một báo cáo của Quỹ Jamestown trong năm 2017.

“Chính trị gia này ít được biết đến ở bên ngoài Trung Quốc, nhưng tại Đại Lục, ông ta đã nổi tiếng như là một nhà cải cách đối với các chính sách sắc tộc, một nhà tiên phong trong hàng loạt các phương pháp mới ra đời để bảo vệ sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và các dân tộc thiểu số khác ở phía Tây Trung Quốc”.

Một báo cáo mới đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cho biết, những người đang bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não tại Trung Quốc, đều vì bị coi là “không đáng tin cậy về mặt chính trị”, chứ không phải bởi vì họ phạm tội.

Hiện nay, có một mạng lưới các nhà tù bí mật, nơi hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ bị tống giam mà không cần xét xử. Theo các tổ chức hoạt động nhân quyền, ước tính có hơn 100.000 người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trung tâm “tẩy não” ở khu tự trị Tân Cương, phía Tây của Trung Quốc. Hàng chục ngàn người đã bị bắt tại thành phố Kashgar. Các trại giam được báo cáo là rất dơ bẩn và đều quá tải. Trong khi đó, các tù nhân bị buộc phải hát những bài ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc và từ bỏ đức tin của họ, theo Newsweek.

“Chúng tôi đang rất lo lắng bởi số lượng rất đáng kinh ngạc những người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam tại các trại này. Gần như tất cả những người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong ở hải ngoại đều biết một thành viên trong gia đình họ đã biến mất tại một trong những trại tẩy não”, ông Peter Irwin, đại diện của Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới (có trụ sở tại Đức) nói với Newsweek.

Những vụ mất tích của Người Duy Ngô Nhĩ

Trong những tháng gần đây, các phương tiện truyền thông cũng đã báo cáo các trường hợp người Duy Ngô Nhĩ biến mất mà không có dấu vết. “Gần đây nhất là trường hợp 23 sinh viên Duy Ngô Nhĩ, những người trở về Trung Quốc từ Ai Cập và đã biến mất kể từ đó. Chúng tôi có lý do để tin rằng nhiều người trong số những người mất tích đã chết trong quá trình bị giam giữ ở Trung Quốc và nội tạng của họ đã bị thu hoạch để đem bán”, ông Isa nói.

Theo báo cáo của The Associated Press, ngày 17/12, Ai Cập đã từng là thánh địa lâu năm cho người Duy Ngô Nhĩ học tập Hồi giáo, trước khi quốc gia này bắt đầu trục xuất họ trở lại Trung Quốc trong thời gian gần đây. Hãng thông tấn AP đã báo cáo rằng một người thanh niên từ thành phố Korla ở Tân Cương đã mất tích sau khi bị chính quyền Trung Quốc đưa đi vào tháng 2/2017. Anh học tại Đại học Al Azhar ở Cairo nhưng đã trở lại Trung Quốc vào năm 2016. Một giáo viên và ba sinh viên ở Cairo cho biết họ đã nghe được các nguồn tin ở Trung Quốc rằng anh ấy có thể đã chết trong trại tạm giam.

Đài Á châu Tự do (RFA) báo cáo vào ngày 14/12 rằng gần 10% cư dân ở thị trấn Bullaqsu ở Tân Cương đã bị chính quyền Trung Quốc giam giữ trong năm 2017.

Hàng triệu người dân Duy Ngô Nhĩ bị buộc phải lấy mẫu xét nghiệm ADN

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận định việc chính quyền Trung Quốc đang thu thập DNA và các dữ liệu sinh trắc học khác từ người dân phía tây Tân Cương là “vi phạm nghiêm trọng” các quy tắc quốc tế, theo Fox News.

Vào ngày 13/12/2017, các nhóm nhân quyền cho biết các nhà chức trách Trung Quốc đã thu thập mẫu DNA, dấu vân tay, quét mống mắt, và nhóm máu của tất cả cư dân từ 12 tuổi đến 65 tuổi tại khu vực này. Mẫu DNA và nhóm máu đang được thu thập thông qua một chương trình khám sức khoẻ hàng năm miễn phí gọi là “Khám sức khỏe cho mọi người”.

Ông Dolkun Isa, chủ tịch Hội Người Duy Ngô Nhĩ Thế giới, trong một cuộc phỏng vấn tại Tokyo, Nhật Bản vào ngày 2/5/2008. (Ảnh: AFP)

“Một mặt, thu thập mẫu máu cho phép chính phủ Trung Quốc thiết lập một cơ sở dữ liệu di truyền của người Duy Ngô Nhĩ để tiếp tục theo dõi, kiểm soát và trấn áp họ”, ông Dolkun Isa, Chủ tịch Hội người Duy Ngô Nhĩ thế giới, một tổ chức quốc tế cho người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, phát biểu tại Quốc hội Vương quốc Anh vào ngày 13/12/2017.

“Thông tin di truyền này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch nội tạng, làm cho việc so sánh các nhóm máu và khả năng tương thích của các nạn nhân Duy Ngô Nhĩ dễ dàng hơn”, ông Isa nói thêm.

Bà Sophie Richardson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại Trung Quốc, cho biết: “Số liệu thống kê sinh học bắt buộc cho toàn bộ dân cư, bao gồm cả DNA, là một vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, và nó thậm chí còn đáng quan ngại hơn nữa khi nó được thực hiện một cách lén lút, dưới hình thức một chương trình chăm sóc sức khoẻ miễn phí”.

Đại thảm sát mổ cướp nội tạng

Ông Enver Tohti, một người từng là bác sỹ phẫu thuật ở Tân Cương, Trung Quốc, cho biết ông đã từng mổ lấy nội tạng của một người bất chấp sự phản kháng của nạn nhân.

Cựu bác sỹ Enver Tohti kể lại cuộc mổ cướp nội tạng mà ông đã tham gia ở Tân Cương:

“Tôi đã thấy ít nhất 3 trẻ em có vết mổ trên người cho thấy nội tạng của chúng đã bị lấy cắp. Năm 1995, đến lượt tôi làm điều đó.

Một sĩ quan vũ trang đã dẫn chúng tôi đến góc xa bên phải. Ở đó tôi thấy một người đàn ông mặc quần áo thường dân đang nằm trên mặt đất với một vết đạn duy nhất trên ngực phải.

Người đàn ông còn sống. Anh ấy cố gắng chống lại nhát dao mổ của tôi nhưng quá yếu nên không tránh được”.

Bác sỹ Tohti đã đào thoát khỏi Trung Quốc vào năm 1999 và được cấp quy chế tị nạn ở Anh Quốc. Khi bước chân đến một xã hội tự do, ông mới hiểu ra hành động của mình là điều đáng bị lên án.

Nhà báo điều tra Ethan Gutmann cho biết nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc được gọi là Đại thảm sát (The Slaughter) “bởi vì những người này là người Duy Ngô Nhĩ, học viên Pháp Luân Công, những phụ nữ tập Pháp Luân Công đang mang thai, thậm chí không được đưa mẫu đơn nào để ký xác nhận rằng ‘tôi muốn hiến nội tạng cho nhà nước’”.

Các nhà điều tra cho biết nạn nhân chủ yếu của hoạt động mổ cướp là các học viên Pháp Luân Công (Pháp Luân Đại Pháp), một môn khí công ôn hòa nhằm nâng cao tâm tính và sức khỏe theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, bị đàn áp ở Trung Quốc từ năm 1999, bất chấp sự lên án của cộng đồng quốc tế.

Pháp Luân Công từng thu hút 70-100 triệu người Trung Quốc theo tập, chỉ vài năm sau khi được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Khi chứng kiến sự ưa chuộng của người dân Trung Quốc đối với môn khí công có số lượng người tập vượt quá số lượng Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư lúc đó là ông Giang Trạch Dân đã cảm thấy bất mãn, và ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công trên toàn bộ Trung Quốc.

Video: Vì sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công dù bị thế giới lên án?

Trước sự tàn bạo của chính quyền Trung Quốc, ông Abdurahman Hassan đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ như hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ khác.

Ông nói với BBC rằng vợ và mẹ của ông đã bị tống vào các trại giam. Ông cũng không biết điều gì xảy ra với các con ông.

Ông Hassan nói: “Từ sáng sớm đến tối muộn, mẹ tôi bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế cứng. Người mẹ khốn khổ của tôi phải chịu đựng hình phạt này mỗi ngày. 

Lỗi duy nhất của vợ tôi là sinh ra làm một người dân Duy Ngô Nhĩ. Do đó cô ấy bị buộc phải sống trong trại cải tạo và phải ngủ trên mặt đất.

Tôi không biết liệu họ còn sống hay đã chết. Tôi không thể chịu được việc mẹ và vợ tôi bị chính quyền Trung Quốc hành hạ tới chết. Tôi thà bắn mẹ và vợ mình còn hơn!”.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng