Giữa tài năng và đức hạnh, đâu mới là yếu tố quan trọng hơn cả?

08/02/18, 14:12 Cổ Học Tinh Hoa

Giữa tài năng và đức hạnh, đâu là yếu tố quan trọng nhất mà một người cần hướng tới? Cổ nhân cho rằng, có tài là điều may mắn, nhưng có đức mới thực sự quan trọng. Người không có đức thì không thể làm nên việc gì, mất đức sẽ mất tất cả.

Giữa tài năng và đức hạnh, đâu mới là yếu tố quan trọng hơn cả?
Cổ nhân cho rằng, người không có đức thì không thể làm nên việc gì, bởi vì đức chính là điều quan trọng nhất trong việc tu thân. (Ảnh: Shenyunperformingarts)

Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không hề coi đức với tài như nhau, mà là vô cùng coi trọng vị trí thống soái và tác dụng chủ đạo của đức đối với tài, đặt đức lên trên cùng. “Tài giả đức chi tư, đức giả tài chi soái”, ý rằng người có tài chỉ là phụ, người có đức mới quan trọng.

Tư Mã Quang thời Bắc Tống căn cứ theo quan hệ giữa đức với tài đã chia người ta ra làm 4 loại: Đức tài toàn vẹn là Thánh nhân; đức tài đều kém là người ngu; đức trên tài là quân tử; tài hơn đức là tiểu nhân. Khi dùng người, tốt nhất là lựa chọn Thánh nhân, sau đó là quân tử, nếu như đều chẳng có, thì thà chọn người ngu còn hơn chọn tiểu nhân. Bởi vì có tài mà vô đức là loại người nguy hiểm nhất, so với loại người không tài không đức thì còn tồi tệ hơn.

Khang Hy thời nhà Thanh dùng người tài thì có một tiêu chuẩn nhất quán như sau: “Quốc gia dùng người, cần phải lấy đức làm căn bản, tài nghệ chỉ là thứ yếu”. “Tài đức đều cao thì tốt, nếu có tài mà kém đức, thì cũng không bằng có đức mà không có tài”.

Trong sách cổ “Hoài Nam Tử” có viết: Đối với người tự tin thì không thể dùng lời gièm pha hay khen ngợi để thay đổi chí hướng của anh ta. Đối với người biết đủ thì không thể dùng quyền thế, lợi ích để dẫn dụ ham muốn của anh ta.

Cho nên, người hiểu rõ thiên tính sẽ không theo đuổi những sự tình mà vốn dĩ thiên tính là không thể làm được. Người hiểu vận mệnh sẽ không lo lắng về những sự tình mà bản thân không thể chi phối, thao túng được. Đối với người thông hiểu đạo sẽ không có vật ngoại thân nào có thể làm đảo lộn sự bình thản trong nội tâm của họ.

Trong “Liệt Tử, Thuyết Phù” viết: “Thần vị thường văn thân trị nhi quốc loạn giả dã, hựu vị thường văn thân loạn nhi quốc trị giả dã”, ý nói, hạ thần chưa từng nghe nói bản thân người cai trị đất nước (Vua) có tu dưỡng đạo đức  quốc gia lại loạn lạc, và cũng chưa từng nghe nói bản thân người cai trị (Vua) thác loạn mà quốc gia lại thịnh trị bao giờ.

Giữa tài năng và đức hạnh, đâu mới là yếu tố quan trọng hơn cả? - H2
Tư Mã Quang từng nói: “Tốt nhất là lựa chọn thánh nhân, sau đó là quân tử, nếu như đều chẳng có, thì thà chọn người ngu còn hơn chọn tiểu nhân”. (Ảnh: Sohu)

Thước mà không ngay ngắn thì không thể vẽ được hình vuông, compa mà không đúng chuẩn thì khó vẽ được hình tròn. Cho nên, tu dưỡng của con người cũng phải có quy tắc, khuôn phép giống như thước và compa.

Trong cổ văn viết: Biết ngọn nguồn của thiên tính thì sẽ không bị họa phúc mê hoặc. Trong lòng có dự định đoan chính thì sẽ không bị thay đổi “hỉ nộ ái ố” thất thường. Điều hòa được tính tình thì sẽ có thể tiết chế được dục vọng.

Khi không bị họa phúc mê hoặc thì hành vi có thể động tĩnh theo lý, không “hỉ nộ” thất thường thì thưởng phạt sẽ không bị thiên lệch, không tham lam thì sẽ không vì ham muốn hưởng thụ vật chất mà thương tổn bản tính, dục vọng có thể được tiết chế thì sẽ biết đủ. Những phương diện này không thể dựa vào người khác mà có được, chỉ có thể dựa vào sự tu dưỡng của bản thân thì mới có thể đạt được.

Trong “Hoài Nam Tử” cũng viết: Những sự tình trong thiên hạ, không phải chỉ dựa vào trí lực là có thể làm thành được, cũng không thể chỉ dựa vào sự thông minh mà có thể nhận thức được rõ ràng, càng không thể chỉ dựa vào bản sự của một người mà có thể làm thành được. Tương tự, người ta không thể chỉ dựa vào sách lược nào đó mà có thể khiến người khác quy thuận, chỉ bằng sức mạnh thì lại càng không thể.

Trí lực, sự thông minh, bản sự, phương sách, sức mạnh đều thuộc phạm trù tài năng của một người. Nhưng nếu một người chỉ có những tài năng này mà đức hạnh không cao thì không thể làm thành được sự tình gì. Chỉ có tu dưỡng đức hạnh tốt thì những tài năng này mới có thể theo đó mà phát huy tác dụng.

Sách cổ viết: “Cố đắc đạo tắc ngu giả hữu dư, thất đạo tắc trí giả bất túc. Độ thủy nhi vô du sổ, tuy cường tất trầm; hữu du sổ, tuy luy tất toại. Hựu huống thác vu chu hàng chi thượng hồ!”. Ý nói, vì đắc được “Đạo” nên có thể khiến người ngốc không có tài năng đều sẽ cảm thấy có sức mạnh vô cùng. Trái lại, mất đi “Đạo” sẽ khiến người thông minh cũng cảm thấy “lực bất tòng tâm”.

Điều này giống như một người bơi qua sông Trường Giang và Hoàng Hà mặc dù có thân thể cường tráng nhưng không có kỹ thuật bơi lội thì nhất định sẽ chìm. Nhưng một người dù gầy gò mà có kỹ thuật bơi lội sẽ nhất định thuận lợi vượt qua.

Có thể thấy được rằng, cổ nhân vô cùng coi trọng việc tu dưỡng đạo đức. Họ coi việc tu dưỡng đạo đức quan trọng hơn tài năng. Chỉ có tu dưỡng đạo đức tốt mới là đảm bảo căn bản cho sự thành công. Một người có được sự thông minh, bản sự nhưng không có đạo đức tốt đẹp thì có thể thu được những lợi ích ngắn ngủi, tạm thời mà không thể được lâu dài. Thông minh, bản sự, tài trí của một người chỉ có thể làm phụ trợ cho “đức”. Cho nên, không thể “bỏ gốc lấy ngọn”, trước tiên phải học tập, tu dưỡng “đạo đức”.

Ghi chú:

“Hoài Nam Tử” là những bộ sách quan trọng của Đạo giáo Trung Hoa do Hoài Nam Vương Lưu An đã tập hợp các học giả lại để biên soạn. “Hoài Nam Tử” có nhiều điểm tương đồng với các quan niệm về triết học tự nhiên của các triết gia Hy Lạp cùng thời, cùng với “Đạo Đức Kinh” và “Nam Hoa Kinh” tạo nên hệ thống quan điểm của Đạo giáo, có giá trị xuyên suốt đến ngày nay.

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi