Giám đốc ở Sài Gòn 30 năm kêu oan: ‘Chỉ muốn được giải oan để ngẩng cao đầu với con gái’

25/01/22, 14:52 Việt Nam

“Ngày ra tù tôi chỉ còn hai bàn tay trắng, phải ngủ gầm cầu, xin đồ ăn sống qua ngày để tiếp tục đi kêu oan”, ông Công, cựu giám đốc một công ty ở Sài Gòn chua xót nói.

32 năm trước, ông Nguyễn Thành Công (69 tuổi, ngụ quận 10, TP.HCM) là Giám đốc Công ty Tư doanh Bình Trọng kỹ thương – Bitroco (chuyên sửa chữa ôtô, xe máy, sản xuất dây đồng và phụ tùng). Ngày đó ông sở hữu căn nhà và công ty rộng hơn 1.200m2 ở quận 5. Thế nhưng sau khi bị vướng vào vòng lao lý, ông ra tù và trở thành người vô gia cư.

Hiện ông đang sống trong căn phòng trọ rộng chừng 10m2 nằm trong một con hẻm nhỏ tại quận 10 (TP.HCM) cùng với vợ và con gái. Trong không gian chật hẹp, có tới gần nửa diện tích là để hồ sơ kêu oan của ông.

Ông Nguyễn Thành Công tại căn trọ rộng hơn 10m2. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Suốt 25 năm qua, ông Công đã liên tục gửi đơn kêu oan đến các cơ quan tố tụng. Mãi đến gần đây, hành trình đi tìm công lý của ông mới có tín hiệu tích cực khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định năm 1993, TAND TP.HCM xét xử ông Công về các tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân” “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”“không phù hợp với các tình tiết khách quan và có dấu hiệu oan sai”.

Trả dư nợ vẫn bị phát mãi nhà cửa, chịu án tù 6 năm

Theo công văn Bộ Công an gửi Chánh án TAND Tối cao, vào năm 1989, ông Công mua căn nhà 317 đường Trần Bình Trọng, quận 5 (rộng 1.200m2) để làm trụ sở Công ty Bitroco. Tháng 3/1990, ông Công ký hợp đồng liên kết với Hợp tác xã tín dụng Bưu Điện (HTX Bưu Điện) vay 500 triệu đồng, lãi 6%/tháng và vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Tân Bình để mở rộng sản xuất.

Giữa năm 1990, HTX Bưu Điện yêu cầu ông Công phải trả tiền trước thời hạn. Từ tháng 3/1990 đến cuối năm, ông Công đã tiến hành trả hơn 1,5 tỷ đồng và 194 cây vàng (thừa hơn 709 triệu đồng và 194 cây vàng). Tuy nhiên, lãnh đạo và kế toán của HTX vẫn tiếp nhận toàn bộ số tiền (bao gồm cả số tiền thừa) nhưng chỉ đưa hơn 132 triệu đồng tiền lãi vào sổ sách theo dõi của đơn vị, còn lại để ngoài.

Ngày 9/12/1990, UBND quận 5 nhận được công văn của HTX Bưu Điện với nội dung: “Công ty Bitroco còn nợ lãi và vốn hơn 1,7 tỷ đồng, đề nghị cho phát mãi căn nhà 317 Trần Bình Trọng để thu hồi nợ”. Cuối năm, UBND quận 5 có quyết định kê biên, phong tỏa, thanh lý căn nhà của ông Công.

Đầu năm 1991, HTX Bưu Điện ép ông Công ký văn tự bán căn nhà trên cho bà Trịnh Tú Toàn với giá 240 triệu đồng. Mấy ngày sau, đơn vị này ký biên bản giao nhà của ông Công cho chủ mới với giá 875 triệu đồng, khấu trừ số tiền vào tiền nợ vay. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng thì Chủ nhiệm HTX Bưu Điện đã ký, nhận gần 1,3 tỷ đồng tiền chuyển nhượng căn nhà từ bà Toàn.

Về khoản vay của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương, ông Công đã thanh toán xong cả gốc lẫn lãi nhưng UBND quận 5 vẫn tiếp tục chuyển vụ việc ông Công vay tiền của ngân hàng và HTX Bưu Điện qua Công an quận 5, đề nghị điều tra việc “ông Công thế chấp nhà 317 Trần Đình Trọng vay tiền nhưng không trả nợ”.

Ngày 28/1/1991, Công an quận 5 khởi tố, bắt giam ông Công với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN”, sau đó đổi thành tội danh “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”.

Quá trình điều tra, Công an quận 5 nhận được đơn của 4 cá nhân, tổ chức khác yêu cầu ông Công trả nợ gồm: HTX tín dụng Nguyễn Trãi (cáo buộc ông Công vay hơn 22 triệu đồng), Hội đồng khoa học xã hội TP (cáo buộc ông Công nợ 5.000 USD và 10 lượng vàng), Xí nghiệp xây lắp điện (cáo buộc ông Công giao dây đồng còn thiếu trị giá hơn 22 triệu đồng) và ông Hồng Tồn Tường (chủ cũ căn nhà 317 Trần Đình Trọng) tố ông Công nợ 17,5 lượng vàng. Vì vậy nên ông Công bị khởi tố thêm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân”.

Sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, VKS và TAND TP.HCM không truy tố trách nhiệm bồi thường của ông Công đối với việc vay tiền của ngân hàng và HTX Bưu Điện. Tuy nhiên, trong phiên sơ thẩm ngày 13/2/1993, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Công 3 năm tù về hành vi chiếm đoạt gần 18 lượng vàng của ông Tường; 3 năm tù vì hành vi chiếm đoạt của HTX tín dụng Nguyễn Trãi và Xí nghiệp Xây lắp điện hơn 31 triệu đồng. 

Tổng hình phạt, ông Công phải chấp hành 6 năm tù.

VKS không truy tố trách nhiệm hình sự đối với số tiền 10.000 USD và 10 lượng vàng mà Công an quận 5 cáo buộc ông Công chiếm đoạt của Hội đồng khoa học xã hội thành phố, nhưng TAND TP.HCM vẫn tuyên ông Công phải trả khoản tiền này.

Gần 30 năm đi tìm công lý cho bản thân

Năm 1996, ông Công chấp hành xong hình phạt và bắt đầu hành trình kêu oan.

Kết quả xác định đơn kêu oan, Bộ Công an chỉ ra rằng hợp tác giữa HTX Bưu Điện và ông Công là giao dịch dân sự. Ông Công đã từng trả thừa cho HTX Bưu Điện hơn 709 triệu đồng và 194 cây vàng. Việc vay mượn tiền giữa ông Công và các tổ chức cá nhân khác cũng đều là “giao dịch dân sự”, “không cấu thành tội phạm”.

Phó thủ trưởng thường trực C01 Bộ Công an, thiếu tướng Đỗ Văn Hoành đã có công văn đề nghị Chánh án TAND Tối cao chỉ đạo các đơn vị chức năng, xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án của TAND TP.HCM vào ngày 13/2/1993 theo hướng hủy án, điều tra lại. Lý do là vì kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Căn nhà rộng 1.200m2 ông Công mua hơn 30 năm trước sau khi bị phát mãi bị bỏ trống, sáng 18/1. (Ảnh: Vnexpress)

Gần 20 năm trước, trong lần tiếp nhận đơn tố cáo, khiếu nại của ông Công, Công an TP.HCM kết luận rằng, một số cá nhân thuộc HTX Bưu Điện và người liên quan có “dấu hiệu vi phạm pháp luật” và việc phát mãi căn nhà của ông Công là “trái luật”. Tuy nhiên đến nay ông vẫn chưa chính thức được cơ quan tố tụng nào minh oan.

“Tôi chưa từng chiếm đoạt tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Số tiền tôi vay mượn làm ăn đều đã trả, thậm chí dư. Vậy mà họ cố tình hình sự hóa dân sự, đẩy tôi vào tù”, ông Công bức xúc nói và cho biết thực tế, sau bản án không có cá nhân hay cơ quan nào yêu cầu ông phải bồi thường, thi hành việc trả nợ tiền.

Mong được giải oan để ngẩng cao đầu với con gái

“Ngày ra tù tôi chỉ còn hai bàn tay trắng, phải ngủ gầm cầu, xin đồ ăn sống qua ngày để tiếp tục đi kêu oan”, ông Công ngậm ngùi nói.

Bà Trần Kim Thuý, vợ ông Công cho biết, lần đầu bà gặp chồng là vào gần 25 năm về trước, khi đó ông đang lang thang trước cổng Bệnh viện Bình Dân – nơi bà bán bánh mì. Ông đến xin bà ổ bánh để lót dạ vì quá đói mà không có tiền. Nhiều lần như vậy, bà hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của ông, từ đó mà đem lòng thương yêu, về làm vợ người đàn ông trắng tay hơn mình 20 tuổi. 

Từ đó buổi sáng hai vợ chồng cùng nhau bán bánh mì, chiều lại chở nhau đến các cơ quan tố tụng để kêu oan. Gần chục năm ròng rã như vậy mà vẫn không có kết quả. Đến năm 2006 ông Công bất ngờ bị tai biến rồi đổ bệnh phải điều trị dài ngày. Tiền tích cóp được cạn kiệt nên cả hai vợ chồng phải liên tục chuyển chỗ trọ. Về sau, sức khỏe của ông giảm sút, đi lại khó khăn, nên đành nhờ vợ giúp việc kêu oan.

“Tôi mong được giải oan để ngẩng cao đầu với con gái và lấy lại ngôi nhà của mình”, ông Công nói về nguyện vọng lớn nhất đời mình.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!