Giải thích ‘trải nghiệm cận tử’ bằng khoa học
Thật không dễ để tiến hành “trải nghiệm cận tử” trong phòng thí nghiệm, hay ít nhất không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về đạo đức. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một vài phương pháp để nghiên cứu hiện tượng này.
Trong các trải nghiệm cận tử (NDE), người ta kể lại các cảm giác như thấy bản thân lơ lửng trên cơ thể, hoặc nhìn thấy những điều đã từng xảy ra ở kiếp trước hay các trải nghiệm kỳ bí khác. Các cuộc nghiên cứu về trải nghiệm cận tử gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là làm sao để trải nghiệm tâm linh phù hợp với khuôn khổ nghiên cứu của khoa học hiện đại. Sau đây là một vài thách thức chính được các nhà khoa học miêu tả ở hội thảo năm 2014 của Hiệp hội Nghiên cứu Cận tử Quốc tế (IANDS), diễn ra tại bãi biển Newport, California vào ngày 29 tháng 8.
Một sự kiện hiếm có và kỳ thú
Thật khó để kiểm chứng trải nghiệm cận tử một cách độc lập. Một vài nhà nghiên cứu đang tập trung vào các trường hợp “nhận thức thực tế”. Nghĩa là, một người có trải nghiệm linh hồn xuất ra khỏi cơ thể, đi đến một nơi và nhìn thấy điều gì đó, tuy nhiên phải tới sau này sự việc ấy mới xảy ra.
Robert Mays, một chuyên gia nghiên cứu các trải nghiệm cận tử trong khoảng 30 năm qua, đã nói về các thách thức trong các thống kê về Nhận Thức của con người. Trong đó, họ bố trí các tín hiệu quan sát ở các bệnh viện trên thế giới với kỳ vọng có thể thu thập được những bằng chứng liên quan đến trải nghiệm cận tử. Các tín hiệu này được đặt ở ngoài tầm quan sát thông thường, do đó có thể miêu tả chính xác một trong các điểm này. Kết quả thu được sẽ chứng minh trải nghiệm đó là xác thực.
Tuy nhiên, để có một trường hợp đáng tin cậy thì cần quan sát hàng ngàn trường hợp như vậy. Mays nói về các cơ hội thống kê là khá mong manh: Bao nhiêu người có thể sống sót sau một cơn suy tim? Bao nhiêu người trong số đó có trải nghiệm cận tử? Và bao nhiêu người có trải nghiệm xuất thể (trải nghiệm linh hồn xuất ra khỏi cơ thể – không phải bất cứ ai có trải nghiệm cận tử đều thấy mình xuất ra khỏi cơ thể – một vài người chỉ cảm nhận các cảnh tượng ở hoàn cảnh khác, ví dụ như các hồi ức trong cuộc đời chạy lướt qua hay thấy được một cảnh của Thiên đường…)? Bao nhiêu người trong số đó thực sự nhìn thấy và nhớ được các tín hiệu đặt sẵn ở bệnh viện?
Trong một vài trường hợp, có người nói rằng họ thấy mình rời khỏi cơ thể và nhìn thấy nhiều thứ xung quanh, thế nhưng các tín hiệu quan sát lại chưa được bố trí ở các bệnh viện đó. Mays ước lượng rằng cứ 7.500 ca suy tim có thể xuất hiện một ca phù hợp với tiêu chí. Ông còn ghi chú lại rằng con số này chỉ là ước lượng sơ bộ, bởi vì nó rất khó định lượng: “Tôi có thể sai, nhưng đó là con số rất lớn, đến vài nghìn.”
“Lệch pha”
Mitch Liester, một nhà phân tâm học và là bác sĩ y khoa ở Colorado, đã phát biểu trên quan điểm y học, “một trong những thách thức là, các trải nghiệm cận tử không phù hợp với bất kỳ mô hình nghiên cứu y học truyền thống nào. Thật khó có thể thực hiện một thí nghiệm đối với loại trải nghiệm này. Và thật khó để biết rõ liệu một người đã chết hay không”. Ông đã rất quan tâm đến việc kiểm định trường năng lượng từ trên cơ thể người sau khi trải nghiệm cận tử.
Một vài người đã kể lại rằng cơ thể của họ có phát ra các luồng năng lượng xuất hiện sau trải nghiệm. Điều này đã được chứng thực bằng các thiết bị ghi nhận điện tử. Liester đặt ra câu hỏi: “Vậy tần số hay phạm vi nào mà chúng ta có thể chọn để đo đạc? Và đây là nghiên cứu rất khó định nghĩa”. Người ta thường tập trung nhiều vào việc cụ thể hoá, cũng như vào nghiên cứu điểm chung của các trải nghiệm cận tử, đặc biệt là giữa các nền văn hoá khác nhau. “Tuy nhiên tôi nghĩ rằng cách này sẽ bỏ sót một vài người, bởi vì có vài người đã trải nghiệm cận tử rất khác biệt”, ông Liester nói.
Nỗi sợ hãi trong cộng đồng khoa học
Ít nhất một cuộc nghiên cứu trải nghiệm cận tử đầy hứa hẹn đã bị phản đối do giới khoa học sợ hãi khi tham gia vào cuộc nghiên cứu tưởng chừng có vẻ mù mờ này.
Jan Holden, một giáo sư chuyên tư vấn tâm lý tại Đại học Bắc Texas, biên tập viên của Tạp chí IANDS về Nghiên cứu Cận tử và là cựu chủ tịch của IANDS, nói về một thí nghiệm mà bà bắt đầu cách đây 20 năm: Trong khi tìm kiếm những người có cảm giác siêu thường về nhận thức trong trải nghiệm cận tử – họ thường có một căn bệnh hiếm gặp và đội ngũ của Holden hi vọng có thể nhận được những thông tin hữu ích cho việc điều trị – nhóm của Holden đã tìm thấy một người có trải nghiệm này.
Khi sử dụng liệu pháp thôi miên để giúp khôi phục trí nhớ về những điều mà anh đã nhìn thấy trong trải nghiệm của mình. Những gì anh ta nói ra có liên quan đến những kiến thức về sinh học mà nhóm của Holden không thể giải đáp. Do đó một chuyên gia về sinh học đã được thuê đến giúp giải đáp những gì người bệnh này nhìn thấy. “Tất cả các nhà sinh học đều hoảng sợ khi phải thực hiện loại nghiên cứu có vẻ ‘kỳ cục’ này… họ có thể mất các nguồn tài trợ từ Tổ chức Khoa học Quốc gia nếu thông tin bị tiết lộ ra ngoài”. Holden nói. Kể cả khi bà đề nghị thực hiện dự án vào thứ Bảy, họ cũng đều từ chối. Do đó, những điều mà người bệnh trên nói ra đã không được kiểm chứng.
Nguồn kinh phí – thách thức của thách thức
Việc thiếu các nguồn kinh phí đã cản trở nhiều cuộc nghiên cứu về trải nghiệm cận tử. Ý tưởng về việc gây quỹ cộng đồng cho các cuộc nghiên cứu đã thu hút nhiều dư luận. Mays nói rằng các quỹ cộng đồng có thể được dùng để dịch một cuốn sách về trải nghiệm cận tử. Quyển sách in bằng tiếng Hà Lan, đã nghiên cứu 78 trường hợp nhận thức thực tế về hiện tượng này. Ngoài ra, quỹ cộng đồng sẽ được dùng để thực hiện một bộ phim về trải nghiệm cận tử.
Phạm vi rộng hơn
Nghiên cứu về hiện tương này liên quan đến các câu hỏi rộng lớn hơn về vai trò của nhận thức trong khoa học. Liester nói: “Làm thế nào để chúng ta có thể nghiên cứu về nhận thức? Ý tôi là, quá khó để định nghĩa chứ chưa nói đến nghiên cứu. Tuy nhiên, có thể có các cách để chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu về nhận thức, qua đó dẫn đến hiểu biết rõ ràng hơn về nó.”
Theo Đại Kỷ Nguyên