Gia Cát Lượng và những tiên đoán chuẩn xác về các biến cố lịch sử

Trong văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, khiến đời đời thán phục. Nhưng ít ai biết rằng ông còn là một nhà tiên tri lừng danh với những dự ngôn cực kỳ chuẩn xác.

Gia Cát Lượng và những lời tiên đoán chuẩn xác về các biến cố lịch sử. (Ảnh: Kknews)
Gia Cát Lượng và những lời tiên đoán chuẩn xác về các biến cố lịch sử. (Ảnh: Kknews)

Theo Thục Chí, tài liệu được cho là chính xác nhất về Gia Cát Lượng, ông vốn là người Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh.

Ngay từ nhỏ, Khổng Minh là đứa trẻ vô cùng thông minh, hiếu học, đọc đủ loại sách vở và tầm sư học đạo khắp nơi. Sau này, ông là quân sư giỏi của Lưu Bị nước Thục, thời hậu Hán.

Không những thế, ông còn là học giả và nhà phát minh kỹ thuật đại tài. Khổng Minh sáng tạo ra các chiến thuật quân sự nổi tiếng như Bát trận đồ, Liên nỏ (Nỏ Liên Châu, tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy).

Ngoài ra, tương truyền ông còn là người phát minh đèn trời (còn được gọi là Khổng Minh đăng) và món màn thầu nổi tiếng của Trung Quốc.

Tài tiên đoán như thần

Những chuyện Khổng Minh xem bói, đoán trước tương lai được kể khá nhiều trong dã sử và chính sử. Chuyện nổi tiếng nhất là việc ông khiến Lưu Bá Ôn – danh tướng văn võ song toàn thời nhà Minh – phải phục sát đất, dù Lưu sinh sau Khổng Minh tới hơn 1.000 năm.

Lưu Bá Ôn có lần thân chinh dẫn tướng sĩ vượt núi băng rừng truy kích quân địch, không may ngã vào một hang núi. Lần mò trong hang, Lưu gặp tấm bia đá khắc 14 chữ “Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng, thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn”. Dưới bia khắc dòng chữ nhỏ “Gia Cát Lượng thủ bút”.

Hàng chữ kia mang nghĩa: “Gia Cát Lượng xứng đáng là quân sư của mọi thời đại, nhưng làm tướng thống nhất sơn hà thì có Lưu Bá Ôn”. Sau tấm bia còn vẽ đường rời khỏi hang núi, nhờ đó Lưu Bá Ôn thoát khỏi cảnh chết đói chốn hoang vu.

Cuốn “Gia Cát Lượng dã sử” có chép một câu chuyện khác cho thấy tài thần cơ diệu toán của Gia Cát Lượng:

Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng nhắn gửi lời dặn dò đến con cháu: “Sau khi ta chết, trong số các con sẽ gặp phải đại họa chết người. Tới lúc ấy, hãy dỡ nhà, lấy từ trong tường ra một bọc giấy, trong đó có cách cứu mạng”.

Sau khi ông qua đời, cháu của Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm nhất thống thiên hạ, phá thế tam phân Ngụy – Thục – Ngô, lên ngôi hoàng đế, kiến lập ra triều Tấn. Viêm nghe nói trong đám quan quân có người là hậu duệ của Gia Cát Khổng Minh nên muốn mang ra trừng trị, hòng làm tuyệt tự dòng họ Gia Cát.

Một hôm, đương buổi thiết triều, Viêm cất tiếng hỏi: “Trong các ngươi ai là hậu duệ Gia Cát Khổng Minh”. Một người bước ra sụp lạy. Viêm hỏi tiếp: “Trước khi chết, tổ phụ của nhà ngươi căn dặn những gì mau nói ra?”.

Người kia bèn kể lại chuyện Gia Cát Lượng dặn dò trước lúc lâm chung. Nghe lời đó, Tư Mã Viêm liền phái giáp sĩ tới nhà dỡ tường, lấy giấy ra xem. Bên trong có một phong thư đề mấy chữ “Ngộ hoàng nhi khai”, nghĩa là nếu đúng là vua thì mới được mở ra.

Quân lính trở về trình thư lên, Viêm bóc thư ra xem thử, thấy ghi mấy chữ “Lùi lại ba bước”. Viêm nghi hoặc làm theo. Vừa hay lúc đó xà nhà rơi thẳng xuống chỗ vua ngồi làm ghế bàn gãy tan tành.

Mấy dòng cuối thư viết tiếp: “Ta đã cứu mạng ngươi, ngươi hãy giữ lại mạng cho con cháu ta”. Viêm xem xong thì vô cùng cảm kích, khâm phục tài trí của Gia Cát Khổng Minh, nhân đó mà tha cho người hậu duệ của ông.

Bí ẩn lời “sấm truyền” trong “Mã Tiền Khóa”

“Mã Tiền Khóa” được cho là một tác phẩm kiệt xuất của Gia Cát Lượng. Tương truyền, nhà quân sư trong lúc nhàn nhã việc quân đã hoàn thành “Mã Tiền Khóa” với những tiên đoán như thần về việc đại sự trong thiên hạ. Nếu giải nghĩa về mặt câu chữ, “Mã Tiền Khóa” ý chỉ việc gieo quẻ bói trước ngựa.

So với những dự ngôn khác trong lịch sử Trung Quốc, “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng được đánh giá là dễ phá dịch hơn. Tác phẩm này gồm 14 khóa, mỗi khóa có nội dung dự đoán về một triều đại Trung Quốc và các khóa tuân theo tuần tự diễn tiến của lịch sử.

Theo những chiêm nghiệm của hậu thế, lời tiên đoán trong các khóa của Gia Cát Lượng vô cùng linh ứng và chính xác.

Trong khóa thứ nhất của “Mã Tiền Khóa”, Gia Cát Lượng nói “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy, Âm cư Dương phất, Bát thiên nữ quỷ”. Nhiều quan điểm cho rằng, khóa này chính là lời dự ngôn về bản thân Gia Cát Lượng và thế sự thời Tam Quốc. Sớm biết vận mệnh nhà Hán đã tới hồi tận, mọi nỗ lực chỉ là “vô lực hồi thiên”, nhưng ông vẫn tận tâm tận sức phò tá Thục Hán, không phụ nghĩa bạc tình với chủ nhân Lưu Bị.

Mã Tiền Khóa dự đoán chính xác sự biến động của các triều địa Trung Quốc. (Ảnh: Sogou)
Mã Tiền Khóa dự đoán chính xác sự biến động của các triều đại Trung Quốc. (Ảnh: Sogou)

Tổng cộng, Khổng Minh đã 5 lần Bắc phạt Tào Ngụy để khôi phục trung nguyên, tái hưng giang sơn Đại Hán. Trong “Xuất Sư Biểu”, ông cũng bày tỏ nỗ lực tâm huyết tái hưng Hán thất của mình: “Cúc cung tận tụy, tử nhi hậu dĩ”, ý nói cúc cung tận tụy tới chết mới thôi. Vậy nên, hai câu trước: “Vô lực hồi thiên, Cúc cung tận tụy” là viết cho chính mình. Trong hai câu sau: “Âm cư dương phất, Bát thiên nữ quỷ”, câu “Bát thiên nữ quỷ” được xem như một câu chơi chữ. Chữ “bát” (八) thêm chữ “thiên” (千) rồi thêm chữ “nữ” (女) và chữ “quỷ” (鬼) hợp lại thành chữ “Ngụy” (魏). Điều ấy có nghĩa, nhà Thục Hán cuối cùng sẽ bị Ngụy Quốc tiêu diệt.

Còn ở khóa thứ hai: “Hỏa thượng hữu hỏa, Quang chúc trung thổ, Xưng danh bất chính, Giang Đông hữu hổ” là những dự ngôn của Khổng Minh về Tấn triều. Thực tế lịch sử cho thấy, gia tộc Tư Mã nắm đại quyền trong triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc, trong đó, Tư Mã Chiêu trở thành kẻ thống trị thực quyền. Tới năm 265, Tư Mã Chiêu qua đời, con là Tư Mã Viêm lập tức bắt Hoàng đế cuối cùng của Tào Ngụy là Tào Hoán thoái vị, giao lại triều đình cho mình. Viêm tức vị hoàng đế, lập ra triều Tây Tấn trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Nếu vận vào khóa thứ hai trong “Mã Tiền Khóa” của Gia Cát Lượng, có thể thấy, nhà quân sư đại tài đã tiên đoán như thần. Câu: “Hỏa thượng hữu hỏa” tức hai chữ “hỏa” (火) thành chữ “Viêm” (炎), ý chỉ Tư Mã Viêm. Tới năm 280, quân Tấn tiến đánh nhà Ngô, bắt sống Tôn Hạo và tiêu diệt nước Ngô, thống nhất thiên hạ. Nên câu thứ hai: “Quang chúc trung thổ”, ý rằng soi sáng cả vùng trung thổ là chỉ việc này. Nhưng vì Tư Mã Viêm lên ngôi, lập ra triều Tấn thực chất là cướp đoạt ngôi vị từ Tào Ngụy, nên đúng là “Xưng danh bất chính” như lời chiêm nghiệm trong khóa thứ hai này.

Tới năm 317, Tư Mã Duệ lên ngôi, đóng đô ở Kiến Khang mà sử sách gọi là Nguyên đế của triều Đông Tấn. Vùng Kiến Khang bấy giờ thuộc Giang Đông. Sự kiện ấy cũng trùng khớp với câu cuối: “Giang Đông hữu hổ”, ý chỉ Giang Đông có hổ và “hổ” ở đây chính là Tư Mã Duệ.

Các khóa tiếp theo đều linh ứng với những triều đại lịch sử khác nhau của Trung Quốc, như khóa thứ ba là những dự ngôn về giai đoạn Bát Vương chi loạn, Ngũ hồ thập quốc và Nam Bắc Triều; khóa thứ tư tiên đoán về đại sự nhà Đường, khóa thứ năm là lời “sấm truyền” về thời Ngũ Đại, khóa sáu ứng với triều Tống, khóa bảy ứng với triều Nguyên, khóa tám – triều Minh và khóa chín – triều Thanh.

Tới khóa 10: “Thỉ hậu ngưu tiền, Thiên nhân nhất khẩu, Ngũ nhị đảo trí, Bằng lai vô cữu” là những dự ngôn của Gia Cát Lượng về sự ra đời của Trung Hoa Dân quốc. Ngày 13/2/1912, hoàng đế nhà Thanh chính thức thoái vị, vương triều Đại Thanh hoàn toàn sụp đổ. Câu: “Thỉ hậu ngưu tiền” tức lợn sau trâu trước, chính là chỉ sự kiện này.

Năm 1911 là năm Tân Hợi, tức năm lợn. Còn năm 1913 là năm con trâu. Trong khi đó, sự thống trị của vương triều nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, chính là năm ở giữa: “Thỉ hậu ngưu tiền”.

Riêng câu: “Thiên nhân nhất khẩu”, tức cả nghìn người một miệng, là một câu chơi chữ. Ba chữ “thiên” (千), “nhân” (人), “khẩu” (口) khi hợp lại sẽ thành chữ “hòa” (和) trong từ “Cộng hòa” (共和).

“Ngũ nhị đảo trí”, tức năm và hai đảo ngược vị trí, ý chỉ chế độ và quốc thể của Trung Hoa Dân Quốc: mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nguyên thủ quốc gia được gọi là Tổng thống và chức vụ này cũng là do dân bầu. Trước kia có câu: “Cửu ngũ chí tôn”, “ngũ” ở đây ý chỉ ngôi vua. Vì vậy, câu “Ngũ nhị đảo trí” là chỉ chế độ nhà nước do dân làm chủ, dân nắm quyền.

TinhHoa tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?