Ghép đầu người, nhựa hoá thi thể: Những công trình khoa học ‘man rợ’ chỉ có ở Trung Quốc

25/03/19, 09:04 Tri thức

Mang danh khoa học để nghiên cứu giúp cuộc sống con người tốt hơn. Những ý tưởng biến dị của Trung Quốc thật sự gây ám ảnh đến cả thế giới, bất chấp sự phản đối, những nghiên cứu man rợ như biến đổi gen người, cấy ghép đầu người, thu hoạch nội tạng sống và nhựa hóa thi thể người vẫn đang được tiếp diễn.

1. Cấy ghép đầu người

Tất nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên động vật và người chết chứ không phải người sống.

Vào tháng 1/2016, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero của Ý cho biết, bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc Nhậm Hiểu Bình đã tiến hành thí nghiệm cấy ghép đầu trên khỉ, một thí nghiệm do chính quyền Trung Quốc tài trợ.

“Con khỉ hoàn toàn sống sót sau thủ thuật mà không có bất kỳ tổn thương thần kinh nào”, Canavero nói, nhưng ông nói thêm rằng con khỉ chỉ được sống trong 20 giờ sau cuộc phẫu thuật vì lý do đạo đức.

Ông Canavero, người tuyên bố bản thân đã thực hiện cấy ghép đầu thành công trên chuột và xác người, nói với thế giới rằng ca ghép đầu trên người còn sống tiếp theo “sắp diễn ra”.

Thông báo này sớm gặp phải những lời chỉ trích và hoài nghi từ thế giới y khoa.

“Trừ khi ông Canavero hoặc ông Nhậm cung cấp bằng chứng thực tế rằng họ có thể trình diễn một cái đầu, hoặc phù hợp hơn, cấy ghép toàn bộ cơ thể người trên một động vật lớn và phục hồi đầy đủ chức năng để cải thiện chất lượng cuộc sống, toàn bộ dự án này đều sai trái về mặt đạo đức”, ông James Fildes, nhà khoa học nghiên cứu chính của NHS tại Trung tâm cấy ghép Bệnh viện Đại học South Manchester cho biết.

“Có lẽ điều đáng lo ngại hơn nhiều là, nghiên cứu này như thể vì muốn duy trì sự sống, nhưng trong mỗi trường hợp thì đều cần một cơ thể để cấy ghép, và do đó đều có người phải chết cho cuộc phẫu thuật”.

Nhà khoa học Canavero đăng trên Facebook giới thiệu ca phẫu thuật cấy ghép của bác sĩ Trung Quốc Nhậm Hiểu Bình, bất chấp sự phản đối từ đồng nghiệp và thế giới. (Ảnh: ảnh chụp màn hình ET)

Ông Frances Edwards, giáo sư Khoa thoái hóa thần kinh tại UCL, cho biết: “Tôi rất nghi ngờ về điều này và không thể biết những gì đã được thực hiện bởi vì không có bài báo nào được công bố”.

“Nhưng chắc chắn, nếu điều này có thể làm được, thì đó sẽ là ca cấy ghép toàn bộ cơ thể chứ không chỉ cấy ghép đầu, rốt cuộc người đó sẽ là ai sau đó?” (cái đầu hay cơ thể?), Giáo sư Frances Edwards nói thêm.

Ngay cả các bác sĩ cũng không muốn ca cấy ghép như thế xảy ra với họ.

“Tôi sẽ không cho phép điều này xảy ra với bất kỳ ai. Tôi sẽ không cho phép bất cứ ai làm điều đó với tôi vì có nhiều điều còn tồi tệ hơn cái chết”, Tiến sĩ Hunt Batjer, Chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật Thần kinh Hoa Kỳ, nói với CNN.

Valery Spiridonov, một người Nga bị bệnh teo cơ được gọi là bệnh Werdnig-Hoffmann, là người tình nguyện viên đầu tiên cho ca cấy ghép đầu.

Valery Spiridonov, một người Nga bị bệnh teo cơ muốn làm tình nguyện viên, nhưng sau đó đã rút lui. (Ảnh: ©Getty Images | YURI KADOBNOV/AFP)

Anh rút lui vào năm 2017, nhưng quyết định của anh không thể ngăn cản nghiên cứu của Canavero. Ông ta chuyển sang tìm kiếm người hiến thân thể hoặc người nhận cấy ghép ở Trung Quốc, nhưng không tiết lộ chi tiết.

Hai chuyên gia, Karen S. Rommelfanger, một nhà thần kinh học tại Đại học Y Emory, và Paul F. Boshears, một học giả về Đông Á, đã bày tỏ mối quan ngại với Newsweek sau khi biết thông tin ông Canavero tìm kiếm đối tượng cấy ghép ở Trung Quốc.

Hai học giả cho rằng cuộc phẫu thuật cấy ghép đầu “sẽ không hấp dẫn” người dân Trung Quốc vì “truyền thống triết học và tâm linh chiếm ưu thế ở đó sẽ không ủng hộ việc hiến tạng – chứ đừng nói đến việc hiến não hay bất kỳ việc cắt bỏ bộ phận cơ thể nào”.

2. Thu hoạch nội tạng sống

Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về cấy ghép nội tạng, nhưng còn việc thu hoạch nội tạng sống thì sao? Thu hoạch nội tạng sống là việc trích xuất nội tạng từ những “người hiến” không tự nguyện, những người không đồng ý hiến tạng cho người khác.

445 công trình nghiên cứu có sử dụng 85.000 nội tạng bị nghi ngờ là đến từ những người Trung Quốc không tự nguyện hiến tặng, theo một báo cáo gần đây của đại học Macquarie (Australia) do giáo sư Wendy Rogers dẫn đầu, News.com.au đưa tin. 

Báo cáo của nhóm Giáo sư Rogers đã được công bố vào ngày 13/2 trên tạp chí y tế BMJ Open, trong đó kêu gọi bác bỏ tính hợp lệ của những công trình nghiên cứu này. 

“Không có áp lực thực sự nào từ những người dẫn đầu các nghiên cứu ở Trung Quốc để họ phải minh bạch hơn”, giáo sư Rogers nói. “Mọi người như thể cho rằng ‘Đó không phải là việc của chúng tôi’. Sự im lặng của thế giới trong vấn đề man rợ này cần phải chấm dứt”.

Các cuộc điều tra độc lập của cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, luật sư nhân quyền David Matas và nhà báo Ethan Gutmann cho biết nạn nhân chủ yếu của hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc là những người tập Pháp Luân Công, một số ít khác là những người đạo Cơ Đốc tại gia, các Phật tử Tây Tạng, người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Ra mắt công chúng vào tháng 5/1992 tại Trung Quốc, Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công cổ truyền tu luyện dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và 5 bài tập nhẹ nhàng.

Pháp Luân Công tại Mỹ
Các học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước tập luyện tại quảng trường Union, Hạ Manhattan, thành phố New York, Mỹ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2014 (Ảnh: Minh Huệ)

Chứng kiến sự ưa chuộng của người dân và sự phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công, vào tháng 7/1999, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc đương thời Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công với chỉ lệnh “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, huỷ diệt thân thể” của các học viên. Các cuộc bắt giữ phi pháp quy mô lớn diễn ra trên khắp cả nước, nhiều học viên bị bỏ tù trong khi thân nhân họ chỉ biết rằng họ bị mất tích.

Sau khi bị bắt, nhiều học viên bị gửi đến các trại tập trung, không biết đến khi nào mới được thả ra ngoài, họ trở thành kho nội tạng sống khổng lồ, ngành công nghiệp cấy ghép tạng của Trung Quốc đột ngột bùng nổ từ gần như con số 0 lên tới quốc gia ghép tạng lớn thứ 2 thế giới. Một số thi thể được cho là bị chuyển tới các nhà máy nhựa hóa, bị biến thành những mẫu vật mà Trung Quốc đem bán và triển lãm trên khắp thế giới.

3. Nhựa hoá thi thể người

Đây là một công trình “phi nhân tính” khác chỉ có thể xảy ra ở Trung Quốc, nhựa hoá thi thể người.

Nhiều cuộc triển lãm thi thể người nhựa hoá được tổ chức trên khắp thế giới, trong đó bao gồm cuộc triển lãm tại TP.HCM năm ngoái.

Các cuộc trưng bày thi thể nhựa hóa mang danh “vì khoa học” thực chất là che đậy một ngành công nghiệp hắc ám mang lại hàng triệu đô cho Trung Quốc, trong đó các thi thể bị nghi ngờ đến từ các học viên Pháp Luân Công bị sát hại ở đại lục.

No playback support
Using the latest version of Google Chrome may help to view this content

Gunther von Hagens, một nhà giải phẫu học người Đức, đã tìm ra kỹ thuật nhựa hóa thi thể vào năm 1977. Tuy nhiên, hoạt động nhựa hóa thi thể chỉ biến thành quy mô công nghiệp khi ông Hagens đến Trung Quốc.

Gunther von Hagens bên cạnh thi thể đã nhựa hoá. (Ảnh: ©Getty Images | Christopher Furlong)

Tháng 8/1999, một tháng kể từ khi bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc, chính quyền thành phố Đại Liên đã phê chuẩn cho ông Hagens thành lập Công ty Nhựa hóa Đại Liên Von Hagens tại Khu công nghệ cao Đại Liên.

Học trò Trung Quốc của ông Hagens, ông Tùy Hồng Cẩm sau một thời gian làm cho thầy, đã bỏ ra ngoài làm ăn riêng, thành lập Công ty Nhựa hóa Đại học Y Đại Liên và Công ty TNHH Sinh học Hồng Phong Đại Liên. Hai thầy trò đều trở thành tỷ phú nhờ kinh doanh các mẫu vật nhựa hóa, còn Trung Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu xác chết số 1 thế giới.

Ảnh chụp màn hình trang web triển lãm thi thể BODIES – The Exhibition, trong đó ghi rõ các thi thể là “công dân hoặc người cư trú ở Trung Quốc” và “có nguồn gốc từ Cục Cảnh sát Trung Quốc”. (Ảnh: chụp màn hình)

Các cuộc triển lãm nhựa hóa đã phớt lờ yêu cầu cung cấp mẫu xét nghiệm để xác minh nguồn gốc các thi thể, theo nhà báo Ethan Gutmann, người được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2017 cho cống hiến phơi bày thực trạng mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Cho dù các thi thể là của các học viên Pháp Luân Công hay bất kỳ ai, thì cũng có quá nhiều mờ ám liên quan đến các cuộc triển lãm này và ngành nhựa hóa thi thể của Trung Quốc.

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng