FAO: Dịch châu chấu sa mạc có khả năng sẽ đến Việt Nam vào tháng 6

A farmer's son raises his arms as he is surrounded by desert locusts while trying to chase them away from his crops, in Katitika village, Kitui county, Kenya Friday, Jan. 24, 2020. Desert locusts have swarmed into Kenya by the hundreds of millions from Somalia and Ethiopia, countries that haven't seen such numbers in a quarter-century, destroying farmland and threatening an already vulnerable region. (AP Photo/Ben Curtis)

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), nguy cơ dịch châu chấu xâm nhập vào Việt Nam là rất thấp, nhưng trong trường hợp xấu nhất thì chúng có thể di cư đến Việt Nam vào khoảng tháng 6/2020, do nền nhiệt độ cao và hướng gió phù hợp để di cư.

FAO cho rằng việc châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam và gây hại mùa màng là rất thấp. (Ảnh qua IT)

Theo nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) và các chuyên gia Trung Quốc, Dịch Châu chấu sa mạc đã nhanh chóng bùng phát, lan rộng sang hầu hết các quốc gia châu Phi. Châu chấu sa mạc phát triển nhanh bất thường tại một số quốc gia Trung Đông như và các nước Nam Á như Pakistan, Ấn Độ từ tháng 1 đến giữa tháng 2/2020. 

Tuy nhiên, nguy cơ đàn châu chấu gây hại xâm nhập từ khu vực biên giới Pakistan – Ấn Độ sang Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận là rất thấp. Nguyên do là dịch châu chấu tại Ấn Độ đã được dập, dãy núi Himalaya với độ cao và nhiệt độ không khí lạnh cũng không thuận lợi để di cư vì chúng thích hợp với nơi có nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp.

Châu chấu sa mạc tại làng Katitika, hạt Kitui, Kenya Thứ Sáu, ngày 24/1/2020. (Ảnh qua AP)

Dù vậy, theo Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) dẫn nhận định của FAO và Trung Quốc, trong trường hợp xấu nhất châu chấu sa mạc sẽ di cư vào Việt Nam khoảng tháng 6/2029 do nền nhiệt độ cao và hướng gió phù hợp. Khu vực phía Tây Bắc của Việt Nam là nơi có khả năng đàn châu chấu có thể di chuyển qua.

Bộ NN&PTNT nhận định, các thông tin trong lịch sử và hiện tại chứng minh rằng việc đối phó với những đàn châu chấu sa mạc khổng lồ rất khó khăn, khác hoàn toàn việc phòng chống các sinh vật gây hại thông thường. Do đó, cần có kế hoạch ứng phó với đoàn quân châu chấu này khi chúng xâm nhập vào Việt Nam.

Những đứa trẻ cố gắng xua đuổi đàn châu chấu sa mạc dày đặc ở huyện Okara, tỉnh Punjab, Pakistan hôm 15/2. (Ảnh qua msn.com)

Trước sự bùng phát, lây lan như hiện nay của châu chấu sa mạc tại các nước Châu Phi và Tây Á và với sự thay đổi khó lường của khí hậu trong những năm gần đây, Bộ Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) yêu cầu các Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Tây Bắc theo dõi sát về tình hình phát sinh gây hại. Phát hành tài liệu hướng dẫn các Chi cục nhận diện đối với châu chấu sa mạc và biện pháp phòng chống.

Nguồn gốc dịch châu chấu sa mạc Schitocera gregaria

FAO cho hay, dịch châu chấu sa mạc Schitocera gregaria bắt nguồn từ tháng 5 – 6/2019 tại Yemen, Ả Rập Xê Út và phía Tây Nam Iran, sau đó di cư đến phía Bắc Somalia, Ethiopia, Kenya và khu vực biên giới Ấn Độ – Pakistan. Dịch nhanh chóng bùng phát, lan rộng sang hầu hết các quốc gia châu Phi gồm Somalia, Ethiopia, Kenya, Djibout, Eritrea, Uganda và Tanzania.

 Đàn châu chấu sa mạc dày đặc bay qua gần làng Sissia, thuộc hạt Samburu, Kenya. (Ảnh qua AP)

Châu chấu sa mạc phát triển nhanh bất thường tại một số quốc gia Trung Đông như Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Yemen, Oman, Qatar, Iran… và các nước Nam Á như Pakistan, Ấn Độ từ tháng 1 đến giữa tháng 2/2020, đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia trực thuộc khu vực này, nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là Kenya, Ethiopia, Somalia.

Hiện dịch châu chấu tại Đông Phi đang ở tình trạng tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con di chuyển giữa các quốc gia Đông Phi với tốc độ lên đến 13km/h. Dừng chân tại chỗ nào, chúng đều tàn phá cây trồng, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng không. Nếu không được kiểm soát, FAO lo ngại chúng có thể đe dọa an ninh lương thực cho khoảng 13 triệu người.

Tại Ấn Độ, những đàn châu chấu đã gây thiệt hại trên quy mô lớn khi tàn phá khoảng 350.000 ha đất nông nghiệp. (Ảnh qua Reuters)

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Liêm, viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho hay dịch châu chấu sa mạc nguy hiểm ở chỗ khi điều kiện thức ăn khan hiếm, chúng sẽ tạo thành một tập tính tập trung thành các đàn lớn để di chuyển, có thể bay xa 150km/ngày, và bay ở độ cao dưới 2.000m so với mực nước biển. Do đó, dịch châu chấu sa mạc là mối đe dọa rất lớn cho sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước thuộc châu Phi, Trung Đông, Nam Á và Đông Nam Á.

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Liêm cho biết châu chấu sa mạc là một trong những loài gây hại di cư có sức tàn phá thực vật lớn nhất và nguy hiểm nhất. “Chúng là loài côn trùng gây hại đa thực, ăn bất kỳ loại cây xanh nào mà chúng bắt gặp như cây trồng, đồng cỏ, cỏ khô và ăn tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây như chồi non, hoa, lá, hạt, vỏ cây, thân cây”.

Đàn châu chấu sa mạc tàng phá cánh đồng ngô của làng Katitika, hạt Kitui, Kenya. (Ảnh qua AP)

Theo ông Liêm, mỗi con châu chấu sa mạc trưởng thành tiêu thụ bình quân 200mg chất xanh/ngày. Trong khi đó, mật độ phân bố một đàn có thể lên tới 150 triệu con/km2, ước tính một đàn 1km2 có thể tiêu thụ lượng thức ăn 1 ngày tương đương lượng thức ăn của 35.000 người.

Dịch châu chấu sa mạc rất khác với các dịch khác mà Việt Nam đã có kinh nghiệm phòng chống. Do đó cần có cách ứng xử, phòng trừ khác nhau. Đặc biệt, phải có biện pháp can thiệp tầm quốc gia rất mạnh,” ông Liêm nhấn mạnh.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

    TT Trump gặp gỡ người tập Pháp Luân Công và các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

    Tiết lộ sự thật về quan hệ giữa Vật chất và Ý thức

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Hạt giống

    Hạt giống