EU xây dựng phiên bản châu Âu của “Đạo luật Magnitsky”, quan chức TQ có thể bị liệt vào danh sách đầu tiên

13/12/19, 14:34 Trung Quốc

Ngày 9/12, các Bộ trưởng Ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) nhất trí xây dựng phiên bản châu Âu của “Đạo luật Magnitsky”. Trong tương lai, những người vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt như cấm nhập cảnh vào EU và đóng băng tài sản cá nhân trong phạm vi lãnh thổ EU.

EU bắt đầu xây dựng phiên bản châu Âu của "Đạo luật Magnitsky", quan chức ĐCSTQ lo sợ bị liệt vào danh sách đen đầu tiên (ảnh 1)
Ngày 9/12, các Bộ trưởng Ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) nhất trí xây dựng phiên bản EU của “Đạo luật Magnitsky”. (Ảnh: RFA)

Các Bộ trưởng Ngoại giao EU đã tổ chức hội nghị tại Brussels (Bỉ) vào đêm trước Ngày Nhân quyền Thế giới (ngày 10/12). Sau cuộc họp, tân Đại diện cấp cao EU về chính sách An ninh và Đối ngoại Josep Borrell nói với phóng viên rằng, các Bộ trưởng Ngoại giao EU đã đồng ý khởi động công tác chuẩn bị cho một cơ chế cấm vận toàn cầu nhằm giải quyết các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. “Đây sẽ là phiên bản EU của ‘Đạo luật Magnitsky'”.

Người mới nhậm chức Bộ trưởng ngoại giao EU hồi đầu tháng 12 này cũng bày tỏ, đạo luật sẽ giúp EU có thêm sức mạnh và khả năng hành động, “đây sẽ là một bước đi thiết thực“, tái khẳng định lập trường của EU về bảo vệ nhân quyền.

Theo kế hoạch của các bộ trưởng ngoại giao EU, Đạo luật Nhân quyền mới sẽ trao cho EU quyền điều tra và trừng phạt những người vi phạm nhân quyền, bao gồm việc đóng băng tài sản của họ trong lãnh thổ EU và cấm nhập cảnh vào EU.

Một nhà ngoại giao EU phát biểu trước cơ quan thông tin “EUobserver” của Brussels rằng, “Hiệp nghị chính trị” này hiện tại sẽ được giao cho Bộ Ngoại giao EU soạn thảo một đề án pháp lý chi tiết, “việc này có thể mất khoảng nửa năm”, sau đó sẽ thông qua Hội đồng EU phê duyệt trước khi đề án này có hiệu lực. “Quyết định hôm nay (ngày 9/12) là một phần quan trọng”, nhà ngoại giao chia sẻ thêm.

Theo báo cáo, bước đột phá của EU trong việc xây dựng “Đạo luật Nhân quyền” bắt nguồn từ việc Hungary từ bỏ lập trường phản đối trước đó. Hungary trước đây từng tuyên bố EU không cần các biện pháp bổ sung để bảo vệ nhân quyền ở nước ngoài.

Động thái khởi động dự luật trừng phạt người vi phạm nhân quyền của EU đã nhận được sự hoan nghênh. Ông Bill Browder, người đầu tiên lên tiếng dẫn đến sự ra đời của ‘Đạo luật Magnitsky’ và là người quản lý quỹ phòng hộ Anh đã đăng bài trên Twitter nói rằng, đây là một bước đột phá lớn, nếu những người vi phạm nhân quyền không thể đến châu Âu du lịch, đối với họ đây là việc có tính hủy diệt.

Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Stef Blok nói trên Twitter rằng, EU đồng ý xây dựng sắc lệnh trừng phạt nhân quyền vào đêm trước Ngày Nhân quyền Thế giới, điều này đã gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ. Nghị sĩ Nghị viện Châu Âu Guy Verhofstadt cho rằng, EU cần có năng lực trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền, hoan nghênh bước tiến triển của EU đối với “Đạo luật Magnitsky”, đây cũng là mục tiêu mà Nghị viện châu Âu luôn theo đuổi.

Vào tháng 3/2019, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết với tỉ lệ áp đảo 447 phiếu ủng hộ và 70 phiếu phản đối, thúc giục EU và các quốc gia thành viên ban hành luật tương tự như “Đạo luật Magnitsky”, nhắm đến các quốc gia, tổ chức phi quốc gia và cá nhân trực tiếp tham gia về mặt kinh tế hoặc thông qua tham nhũng có hệ thống liên quan đến vi phạm nhân quyền trên phạm vi toàn thế giới, được đặt theo tên “Magnitsky”.

Đạo luật chịu trách nhiệm nhân quyền toàn cầu Magnitsky

“Đạo luật Magnitsky” là để tưởng nhớ Serguei Magnitsky, một luật sư người Nga từng tham gia hỗ trợ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ông từng là cố vấn quỹ đầu tư cho doanh nhân người Mỹ Bill Browder.

Khi Browder phát hiện ra nhiều mục tiêu đầu tư có hiện tượng tham nhũng và có ý định phơi bày, ông đã bị trục xuất khỏi Nga vào năm 2015. Magnitsky được chỉ định tiếp tục điều tra, cuối cùng phát hiện ra 230 triệu đô la tiền thuế mà quỹ đầu tư phải trả đã bị chiếm dụng, liên quan đến các cơ quan chính phủ Nga như cơ quan cảnh sát và thuế vụ. Magnitsky đã nộp một báo cáo vào năm 2008, nhưng lại bị bắt và bỏ tù. Ông chết trong tù gần một năm sau đó.

EU bắt đầu xây dựng phiên bản châu Âu của "Đạo luật Magnitsky", quan chức ĐCSTQ lo sợ bị liệt vào danh sách đen đầu tiên (ảnh 2)
“Đạo luật Magnitsky” là để tưởng nhớ Serguei Magnitsky, một luật sư người Nga từng tham gia hỗ trợ trong cuộc chiến chống tham nhũng. Ông từng là cố vấn quỹ đầu tư cho doanh nhân người Mỹ Bill Browder. (Ảnh: Wiki)

Vụ việc của Magnitsky đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Do đó, năm 2012 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Magnitsky” đối với các quan chức Nga vi phạm nhân quyền và tham nhũng. Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm các quan chức Nga và những người liên quan vi phạm nhân quyền nhập cảnh vào Hoa Kỳ và đóng băng tài sản họ gửi tại ngân hàng Hoa Kỳ.

“Đạo luật Magnitsky” chính thức có hiệu lực vào năm 2016, và được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới. Những người chỉ cần can dự tới đàn áp nhân quyền đều có thể bị cấm nhập cảnh và bị đóng băng tài sản. Đạo luật này có tác động lớn trên toàn thế giới, bao gồm các quốc gia như Estonia, Canada, Litva lần lượt ban hành đạo luật tương tự trong những năm gần đây.

Ví dụ mới nhất là một kiến ​​nghị được Quốc hội Hà Lan thông qua vào ngày 21/11 năm nay, yêu cầu chính phủ Hà Lan chuẩn bị phiên bản Hà Lan của “Đạo luật Magnitsky” trước ngày 31/1/2020. Nếu EU không thông qua phiên bản EU của “Đạo luật Magnitsky” trước thời hạn này, chính phủ Hà Lan sẽ bắt đầu phát động phiên bản của quốc gia mình.

Tại châu Á, năm 2017, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) xác nhận rằng 3 quan chức Cộng sản Trung Quốc từng đàn áp Pháp Luân Công bị cấm nhập cảnh vào Đài Loan. Sau năm 2010, Viện lập pháp và gần 20 Hội đồng quận và thành phố lần lượt thông qua các nghị quyết kêu gọi nghiêm cấm các quan chức Trung Quốc đã đàn áp nghiêm trọng nhân quyền nhập cảnh, các nghị sĩ trong Đảng cầm quyền ủng hộ việc xây dựng luật nhân quyền tương tự như Hoa Kỳ.

Ảnh hưởng của “Đạo luật Magnitsky” đến Trung Quốc

Khi Hoa Kỳ mới thông qua “Đạo luật Magnitsky”, người đứng đầu tổ chức “Nhân đạo Trung Quốc” Châu Phong Tỏa đã nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, đạo luật này sẽ cảnh cáo các quan chức Trung Quốc, vì nhiều quan chức Trung Quốc có người thân ở Hoa Kỳ, các quan chức ắt phải suy xét đến hậu quả của những hành động sai trái, hơn nữa cũng có thể có một dự luật nhắm tới Trung Quốc trong tương lai.

Vậy liệu có thể truy cứu trách nhiệm tới lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ không? Bà Tào Nhã Học, nhà đồng sáng lập trang web “Thay đổi Trung Quốc” cho rằng, do còn phải xét đến những quan hệ như ngoại giao, hiện tại không thể buộc Tập Cận Bình chịu trách nhiệm, nhưng có thể truy cứu tới những quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như Thứ trưởng Bộ Công an Phó Chấn Hoa và Thủ trưởng Cục Công an Bắc Kinh Tôn Địch, những người trực tiếp tham gia đàn áp Cao Trí Thịnh, Hồ Giai, Lưu Hiểu Ba, v.v.

Điều đáng nói là trước Giáng sinh năm 2017, trong danh sách trừng phạt Hoa Kỳ công bố dựa trên “Đạo luật Magnitsky”, nổi bật lên cái tên của quan chức Trung Quốc Cao Nham (Gao Yan), cựu Cục trưởng Chi cục Triều Dương thuộc Cục Công an thành phố Bắc Kinh.

Bài xã luận của tờ Apple Daily Hồng Kông cho biết: “Đây không chỉ là lời chỉ trích gay gắt nhất đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây, mà còn đưa ra cảnh báo nghiêm trọng đối với các quan chức và cảnh sát vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông. Hiệu quả răn đe của nó cao hơn nhiều so với việc lên án trong báo cáo nhân quyền hàng năm”. “Việc đưa các quan chức Trung Quốc vào danh sách trừng phạt đầu tiên sẽ dần tạo nên hiệu ứng răn đe và thúc đẩy nhiều quốc gia xây dựng và thực thi pháp luật tương tự”.

“Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” vừa trở thành luật Hoa Kỳ vào cuối tháng trước, trong đó có một mục yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ đưa danh sách trừng phạt lên các ủy ban Quốc hội liên quan. Những người này bị cáo buộc đàn áp các quyền tự do cơ bản của Hồng Kông (vi phạm nhân quyền), có thể bị đóng băng tài sản tại Hoa Kỳ hoặc bị từ chối nhập cảnh.

Đồng thời, vào ngày 3/12, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua phiên bản “nâng cấp” của “Dự luật chính sách nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ”, giáng một đòn mạnh hơn đối với ĐCSTQ. Tờ Reuters bình luận rằng, dự luật này “đe dọa ngành công nghiệp giám sát Trung Quốc”, “ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của những gia tộc tinh anh chính trị của ĐCSTQ”.

Chỉ vài ngày sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật liên quan đến Tân Cương, ngày 9/12, quan chức Khu tự trị Tân Cương Trung Quốc đã tổ chức họp báo, tuyên bố tất cả các sinh viên trong Trại cải tạo Tân Cương đều đã “tốt nghiệp”, các sinh viên tương lai có thể “tự do lựa chọn, tự do đi lại”.

Ilshat, Chủ tịch Bộ Sự vụ Trung Quốc người Duy Ngô Nhĩ thế giới nhận xét rằng, điều này cho thấy áp lực từ cộng đồng quốc tế đã phát huy tác dụng. Dự luật Chính sách Nhân quyền đã đánh vào cỗ máy bạo lực dối trá ĐCSTQ. Vì vậy, họ vội vàng xuất hiện với mưu đồ lừa gạt thế giới.

“Dự luật chính sách nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ” yêu cầu nhiều cơ quan chính phủ Hoa Kỳ nộp báo cáo về các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, bao gồm việc Quốc Vụ Viện thiết lập các vị trí mới nhằm giải quyết vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, đánh giá các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và quan chức liên quan đến việc xây dựng trại cải tạo Tân Cương và yêu cầu FBI bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ trong địa phận Hoa Kỳ khỏi các mối đe dọa.

Các kênh truyền thông đưa tin, dựa trên “Đạo luật Magnitsky”, tháng 5 năm nay, quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từng thông báo với một số nhóm tôn giáo và tín ngưỡng rằng, Hoa Kỳ dự định thắt chặt chính sách thị thực và từ chối cấp thị thực nhập cư và phi nhập cư cho những người đàn áp nhân quyền và tôn giáo;

Đối với những người đã được cấp thị thực (bao gồm cả người có thẻ xanh) cũng có khả năng bị từ chối nhập cảnh. Đồng thời cũng nói với các học viên Pháp Luân Công (nhóm người bị đàn áp suốt 20 năm tại Trung Quốc) tại Hoa Kỳ rằng, có thể nộp một danh sách những người đàn áp Pháp Luân Công. Quan chức Bộ Ngoại giao còn tiết lộ rằng, không chỉ những kẻ đàn áp nhân quyền, mà cả vợ hoặc con của họ cũng thuộc diện bị trừng phạt.

Các học viên Pháp Luân Công đã báo cáo lại với quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng, lệnh trừng phạt ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đã gây phản ứng mạnh mẽ tại Trung Quốc, nhiều quan chức bức hại Pháp Luân Công đã bị răn đe. Một số bộ phận tham gia đàn áp đã tháo ảnh nhân viên khỏi tường để tránh bị báo cáo.

Một số sĩ quan cảnh sát khi thả các học viên Pháp Luân Công còn nói rằng: “Tôi không đánh các chị đúng không? Tôi không mắng chửi các chị đúng không? Xin đừng báo cáo tên tôi, nếu không thì tôi không cho con ra nước ngoài được”.

Có Cục trưởng Công an cũng bắt đầu do dự: “Tại sao phải báo cáo chúng tôi? Con của người khác ra nước ngoài được thì con của chúng tôi cũng muốn ra nước ngoài mà”.

Minh Huy (Theo SOH)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL