Đường Thái Tông nhân đức gần gũi, yêu dân như con

09/11/15, 10:39 Cổ Học Tinh Hoa

Đường Thái Tông được xem là hoàng đế vĩ đại nhất trong các bậc đại đế của lịch sử Trung Quốc. Nhà Đường dưới thời Thái Tông phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự, trở thành đất nước rộng lớn nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới thời bấy giờ. Dưới đây là câu chuyện trị quốc của Đường Thái Tông, minh quân thời thịnh thế.

Bởi vì Thái Tông quan tâm chăm sóc bề tôi, yêu dân như con, nên thần dân đương nhiên tận sức trung thành. Vua tôi một lòng, thành tựu nghiệp lớn Đại Đường. (Ảnh: Internet)

Theo «Tùy Đường giai thoại», quyển thượng ghi lại, Đường Thái Tông đối với các đại thần trong triều thì vô cùng tôn trọng và gần gũi. Trong những trường hợp không chính thức, đối với danh tướng Lý Tịnh, Ngài thường xưng là “huynh trưởng”; đối với đại thần ngay thẳng Ngụy Trưng, Ngài không dùng “trẫm” mà tự xưng là “Thế Dân”. Khiêm tốn đối với người dưới, tôn trọng đối với hiền tài như Thái Tông, trong lịch sử xưa nay hiếm. Tác giả «Tùy Đường giai thoại>>> ngợi ca từ tận đáy lòng: “Vì thế lòng người trong thiên hạ được quy về một mối”.

Đường Thái Tông đối với công thần Lý Thế Tích thì càng quan tâm săn sóc. Khi Lý Thế Tích về triều nhậm chức Binh Bộ Thượng Thư, lao lực lâu ngày thành bệnh, trọng bệnh triền miên. Thái Tông tự mình tới thăm, đốc thúc Thái y nghiêm túc chữa trị, thậm chí còn hỏi cả chuyện thang thuốc của Lý Thế Tích. Thái y bẩm báo với Thái Tông rằng: “Bệnh đã nhiều năm, phong hàn ứ tích, thần có một phương thuốc, các vị khác đều có đủ, chỉ thiếu mỗi vị ‘tu khôi’”. Thái Tông vội hỏi: “Tu khôi là thuốc gì, làm sao kiếm được?”. Thái y giải thích: “Tu khôi chính là râu đốt thành tro mà ra”. Thái Tông nghe xong nói luôn: “Thuốc ấy ta có”. Lập tức lệnh người mang kéo đến, tự mình cắt râu, thiêu thành tro rồi lại đích thân đem tro râu điều chế thành thuốc, giúp Thế Tích uống thuốc.

 Sau khi uống thuốc, bệnh tình của Lý Thế Tích chuyển biến mau chóng, chẳng mấy chốc mà khỏi bệnh. Thế Tích bị sự việc Thái Tông cắt râu làm cảm động đến nỗi “khấu đầu chảy máu, khóc lóc tạ ơn”. Đường Thái Tông tự mình đỡ Lý Thế Tích dậy, ôn tồn nói: “Trẫm dựa vào khanh mà được an xã tắc, khanh an thì xã tắc cũng an; Trẫm pha râu để khanh trị bệnh, cũng là vì tính cho xã tắc, chứ đâu phải chỉ nghĩ cho một mình khanh, cớ sao phải tạ ơn?”.  Mạnh Tử viết: “Quân vương coi bề tôi như anh em, bề tôi coi Quân vương như tim gan”.  Quả đúng như vậy.

Còn có một lần, Đường Thái Tông mời Lý Thế Tích vào cung dự yến; Thế Tích thoải mái chè chén, uống đến say mèm, trong tiệc ngủ ngon không tỉnh. Thái Tông lo lắng không yên, sợ ông bị cảm, bèn tự mình cởi trường bào, nhẹ nhàng khoác lên mình Lý Thế Tích. Những người có mặt tại đó, không ai không cảm động muôn phần trước đức nhân từ quý trọng của Thái Tông đối với công thần.

Tháng 5 năm Trinh Quán thứ 19, Đường Thái Tông dẫn quân tiến đánh Cao Ly (Triều Tiên ngày nay); khi tấn công thành Bạch Nham, đại tướng quân Lý Tư Ma hộ vệ bên phải chẳng may bị tên bắn trúng, máu chảy như nước, vết thương rất nặng. Thái Tông tự mình rút mũi tên ra, lại dùng miệng hút sạch máu đen trên vết thương cho Lý Tư Ma, buộc vết thương lại cẩn thận rồi sai người hộ tống về doanh trại.

Quân lính chứng kiến cảnh này, thì sĩ khí khởi sắc hẳn lên. Cho dù là binh sĩ phổ thông, bị thương hay bị bệnh thì cũng như nhau, đều được quan tâm chăm sóc. Có một binh sĩ nọ bị bệnh, không thể theo tiến quân; Đường Thái Tông bèn thân chinh tới trước giường bệnh thăm hỏi, lại đem anh ta giao cho quan phủ đương địa để thay nhau điều trị.

Sau khi chiến tranh kết thúc, Thái Tông lệnh người đem các di cốt tướng sĩ tử trận thu thập lại, an táng ổn thỏa, sau đó tự mình tới tế, khóc lóc thất thanh, biểu thị nỗi thương tiếc và tưởng nhớ. Các tướng sĩ sau khi trở về quê, đem tình cảnh này kể lại cho phụ mẫu những người tử trận, khiến họ rất đỗi cảm động, nói từ tận đáy lòng: “Chúng tôi bị mất con, thật muôn phần bi thống, thế nhưng Hoàng Đế đã tự thân vì họ mà khóc tế; dưới chín suối họ đã có thể nhắm mắt, chết cũng không có gì ân hận”

Bởi vì Thái Tông quan tâm chăm sóc bề tôi, yêu dân như con, nên thần dân đương nhiên tận sức trung thành, liều mình báo ân. Vua tôi một lòng, thành tựu nghiệp lớn Đại Đường, tất cả đều nhờ vào Thánh ân hạo đãng của Thái Tông vậy!

Theo Chanhkien.org

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới