Đường sắt Cát Linh – Hà Đông tiếp tục lỡ hẹn lần thứ 9 vì thiếu chứng chỉ an toàn  

06/01/20, 08:09 Việt Nam

Thiếu chứng chỉ để đánh giá an toàn, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông dự kiến vận hành vào cuối tháng 12/2019 đến nay vẫn ‘đắp chiếu’, tiếp tục lỡ hẹn lần thứ 9. Toàn tuyến đường sắt giờ đây vắng hoe, đường ray nằm phơi nắng phơi mưa, hệ thống nhà chờ quây rào và bị bôi bẩn…

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục 'phủ bạt' sau khi lỡ hẹn lần thứ 9. (Ảnh qua cafeland)
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông tiếp tục ‘phủ bạt’ sau khi lỡ hẹn lần thứ 9. (Ảnh qua cafeland)

Trong buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm tháng 11/2019, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết nếu như mọi việc suôn sẻ, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ khai thác thương mại vào cuối năm 2019.

Chưa cung cấp được các chứng chỉ an toàn

Tuy nhiên, đã bước sang năm 2020, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể vận hành do thiếu chứng chỉ an toàn từ tổng thầu Trung Quốc (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc).

Cụ thể, tổng thầu này vẫn chưa cung cấp được các chứng chỉ an toàn của 13 đoàn tàu, chưa có các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất khiến tư vấn chưa thể hoàn tất đánh giá an toàn. Bộ GTVT cũng khẳng định sẽ không nhận bàn giao đường sắt Cát Linh cho đến khi đơn vị thi công chứng minh được chất lượng và tính an toàn.

Một nhà ga của hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh qua trithuc)
Một nhà ga của hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh qua trithuc)

Vẫn còn 3% thiết bị chưa được lắp đặt

Vào ngày 20/12/2019, đại diện Ban Quản lý đường sắt (Bộ GTVT) cho biết thêm rằng dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành khối lượng xây dựng và đang trong quá trình nghiệm thu từng phần.

Tuy nhiên, dự án này chưa thể đưa vào khai thác trong tháng 12/2019 do phần lắp đặt thiết bị mới đạt khoảng 97%, vẫn còn lại 3% chưa được lắp đặt dù phần thiết bị này không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.

Vẫn mất khoảng 50 tỷ mỗi tháng dù dự án chưa đi vào vận hành 

Giờ đây, toàn tuyến đường sắt trên vẫn vắng hoe, đường ray phơi nắng phơi mưa, hệ thống nhà chờ quây rào và bị bôi bẩn. Quang cảnh đìu hiu, nhếch nhác đang bao trùm toàn dự án…

Hệ thống các đoàn tàu và máy móc vận hành nằm im trong trong 'kho' và phủ bạt thường xuyên. (Ảnh qua tienphong)
Hệ thống các đoàn tàu và máy móc vận hành nằm im trong trong ‘kho’ và phủ bạt thường xuyên. (Ảnh qua tienphong)

Hệ thống các đoàn tàu và máy móc vận hành cũng đang nằm im trong trong ‘kho’ và phủ bạt thường xuyên. Hệ thống thang máy lên xuống các ga nằm bất động, bên trong các nhà ga tối om, toàn công trường vắng bóng cán bộ, công nhân viên vận hành (trừ bảo vệ).

Tại nhiều cửa ra vào thang máy ở chân các ga, tình trạng lấn chiếm, đổ phế liệu diễn ra phổ biến, thậm chí tại nhà ga Vành đai 3 cửa vào thang bộ, buồng kỹ thuật còn là nơi đóng, treo biển quán ăn, để bếp than tổ ong….

Trao đổi với phóng viên, đại diện phía tổng thầu cho biết, hiện dự án chưa hoạt động song toàn bộ thiết bị điện trong các nhà ga, đường ray vẫn phải duy trì với chi phí tiền điện khoảng 100 triệu đồng mỗi ngày. 

Nhiều cửa ra vào thang máy ở chân các ga, tình trạng lấn chiếm, đổ phế liệu diễn ra phổ biến. (Ảnh qua tienphong)
Nhiều cửa ra vào thang máy ở chân các ga, tình trạng lấn chiếm, đổ phế liệu diễn ra phổ biến. (Ảnh qua tienphong)

Ngoài ra, chi phí phát sinh của dự án là khoảng 50 tỷ đồng mỗi tháng, bao gồm chi lương cho hơn 200 cán bộ Trung Quốc và Việt Nam, chi phí văn phòng, thuê nhà…

Chính phủ yêu cầu sớm khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Trước việc chậm tiến độ kéo dài của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ GTVT, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị Bộ GTVT phải giải quyết các vướng mắc, sớm đưa dự án này đi vào hoạt động.

“Dự án Cát Linh – Hà Đông chỉ còn một số vướng mắc nhỏ, việc xử lý trong thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ cần sớm giải quyết đưa dự án vào khai thác vì người dân đang mong mỏi tuyến đường sắt này hoàn thành để sử dụng”, ông nói.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. (Ảnh qua vnexpress)
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. (Ảnh qua vnexpress)

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng lưu ý Bộ này về việc tiến độ thi công tại một số dự án đường sắt khác vẫn còn chậm như các dự án đường sắt đô thị ở TP.HCM, dự án đường bộ cao tốc Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận… 

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư năm 2008 với tổng vốn gần 8.800 tỷ đồng (khoảng 553 triệu USD), trong đó 400 triệu USD là vốn vay Trung Quốc. 

Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông hiện có chiều dài 13km, được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng (tương đương 552 triệu USD), trong đó 400 triệu USD là vốn vay Trung Quốc.

Tổng thầu EPC do phía Trung Quốc chỉ định (Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc).

Tổng mức đầu tư sau đó được điều chỉnh lên trên 18.000 tỷ đồng (868 triệu USD) vào năm 2016, vay Trung Quốc tăng thêm hơn 7.220 tỷ đồng, lên mức gần 13.900 tỷ đồng (669,6 triệu USD).

Qua nhiều lần hứa hẹn, đến nay sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng và chỉ còn 1% các hạng mục phụ trợ, nhưng vẫn chưa thể đưa vào khai thác…

Vũ Tuấn (t/h)   

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL