Đứng trước kháng nghị của sinh viên, Tưởng Giới Thạch đã xử lý thế nào?

12/07/19, 13:45 Đọc & Suy ngẫm
Thân là hiệu trưởng, việc yêu thích nhất của ông là tuần thị nhà ăn trong trường và ký túc xá sinh viên. 
Thân là hiệu trưởng, việc yêu thích nhất của ông là tuần thị nhà ăn trong trường và ký túc xá sinh viên. (Ảnh: Newsvoo)

Đứng trước chèn ép và kháng nghị của các sinh viên, đứng trước bản tính cao ngạo của các giáo sư, Tưởng Giới Thạch tuy là người đứng đầu của một quốc gia, nhưng lại không hề cậy thế hiếp người, lấy quyền đè người. 

Nói đến trường đại học Công lập Trung ương (gọi tắt là “Trung Đại”) thì không thể không nói đến Tưởng Giới Thạch. Bởi trong những năm 40 của thế kỷ trước, Tưởng Giới Thạch thân là lãnh đạo của Quốc Dân đảng, chủ tịch chính phủ Quốc Dân, Thống soái ba quân Lục – Hải – Không, nhưng ông cũng từng kiêm nhiệm thêm chức hiệu trưởng của trường Trung Đại, bởi vậy đã lưu lại một vài câu chuyện khiến người ta không khỏi hồi tưởng và suy ngẫm.

Vợ chồng Tưởng Giới Thạch cùng vợ chồng giáo sư Daniel Sheets Dye chụp ảnh chung tại trường đại học Hiệp Hòa Hoa Tây, Thành Đô, Tứ Xuyên trong thời chiến.
Vợ chồng Tưởng Giới Thạch cùng vợ chồng giáo sư Daniel Sheets Dye chụp ảnh chung tại trường đại học Hiệp Hòa Hoa Tây, Thành Đô, Tứ Xuyên trong thời chiến. (Ảnh: Secretchina)

Nguyên thủ quốc gia kiêm nhiệm chức hiệu trưởng

Tưởng Giới Thạch kiêm nhiệm thêm chức hiệu trưởng trường Trung Đại, thực ra cũng là việc vô cùng bất đắc dĩ. Trước đó, chức hiệu trưởng trường Trung Đại đã mấy lần bị thay thế.

Từ năm 1932 đến năm 1941, trường đại học Công lập Trung ương – học phủ tối cao cả nước trong thời kỳ chính phủ Quốc Dân vẫn luôn do ông La Gia Luân nhậm chức hiệu trưởng. Ông La đã giúp ngôi trường này phát triển bền vững trong gần 10 năm. 

Năm 1941, ông La Gia Luân từ chức hiệu trưởng, nhận lệnh đi Vân Nam làm công tác chuẩn bị cho quân viễn chinh, Tưởng Giới Thạch khi đó đã bổ nhiệm ông Cố Mạnh Dư, nguyên là chủ nhiệm quản lý giáo dục của trường Đại học Bắc Kinh, nhậm chức hiệu trưởng của trường.

Đầu năm 1943, Cố Mạnh Dư bởi từ chối đến đoàn huấn luyện Trung ương nhận huấn luyện, cộng thêm nảy sinh mâu thuẫn với Bộ trưởng Bộ Giáo dục khi đó là ông Trần Lập Phu về quan niệm dạy học, bởi vậy đã tức giận từ chức, trường học cũng vì thế mà dấy lên phong trào học sinh sinh viên. 

Toàn thể học sinh của trường sau khi thảo luận đã nhất trí bỏ học, và cùng đi bộ đến Lâm viên Ca Nhạc Sơn, thỉnh nguyện lên Chủ tịch Ủy ban Chính phủ Quốc dân Lâm Sâm (nhiệm kỳ từ năm 1932 đến năm tháng 8/1943), yêu cầu chủ tịch ra lệnh giữ lại hiệu trưởng Cố, từ chối việc Bộ Giáo dục cử người khác đến tiếp nhận chức hiệu trưởng.

Đồng thời, nhóm học sinh còn đưa ra một loạt các yêu cầu dân chủ như: trường học sẽ do giáo sư quản lý, tự do học thuật, đảng phái chính trị rút khỏi trường học, v.v. Cuộc kháng nghị diễn ra trong một khoảng thời gian dài, Bộ Giáo dục cũng không cách nào giải quyết.

Sau đó, ông Trần Lập Phu muốn điều ông Ngô Nam Hiên – hiệu trưởng của trường Đại học Phục Đán đến nhậm chức, nhưng lại bị tập thể giáo viên sinh viên của trường Trung Đại phản đối, hết cách, ông đành phải để bản thân đứng ra kiêm cả chức hiệu trưởng. 

Nào ngờ, các sinh viên sau khi nghe nói lại càng phản đối kịch liệt hơn. Kháng nghị của trường đại học Trung Đại đã tạo nên sức ảnh hưởng rất lớn, Trần Lập Phu cuối cùng chỉ còn biết cầu cứu Tưởng Giới Thạch.

Khi đó đang ở trong thời chiến, Tưởng Giới Thạch vì muốn sự cố này mau chóng lắng xuống, bèn tự mình đứng ra kiêm nhiệm chức hiệu trưởng, và điều ông Chu Kinh Nông – người đứng đầu Sở Giáo dục tỉnh Hồ Nam đến nhậm chức Giám đốc Sở Giáo dục, thường trú ở trong trường thay ông làm các việc của hiệu trưởng. Như vậy, một trận “sóng gió hiệu trưởng” đã được dập tắt một cách êm đẹp.

Tưởng Giới Thạch ăn “cơm bát bảo”, “hàng phục” được các sinh viên

Thân là hiệu trưởng, việc yêu thích nhất của ông là tuần thị nhà ăn trong trường và ký túc xá sinh viên. 
Thân là hiệu trưởng, việc yêu thích nhất của ông là tuần thị nhà ăn trong trường và ký túc xá sinh viên. (Ảnh: Newsvoo)

“Sóng gió hiệu trưởng” tuy đã được dập tắt, nhưng chức hiệu trưởng này của ông Tưởng cũng không mấy suôn sẻ gì. Với thân phận nguyên thủ của một quốc gia lại làm hiệu trưởng một trường đại học danh tiếng, nếu đổi lại là bất cứ ngôi trường đại học nào của hôm nay cũng đều sẽ cảm thấy bản thân vì được ưu ái mà hãnh diện vô cùng. 

Nhưng khi đó rất nhiều giáo sư của trường đại học Trung Đại lại tỏ ra không phục, mọi người đều cho rằng với trình độ học vấn của Tưởng mà lại đòi làm hiệu trưởng thật sự là điều hết sức viển vông. Khi đó có người đã buông lời gièm pha muốn Tưởng từ chức. 

Các giáo sư mở cuộc họp để lấy ý kiến, khi đó có không ít giáo sư cố tình vắng mặt, không muốn giữ lại cho Tưởng chút sĩ diện nào. Không chỉ các giáo sư tỏ ra cao ngạo, mà ngay đến nhóm sinh viên cũng ngông cuồng không kém.

Nhưng đứng trước cao ngạo của giáo sư đại học và thói ngông cuồng của các sinh viên, Tưởng Giới Thạch tuy là lãnh tụ của một quốc gia, nhưng lại không có cậy thế đè người, càng không lợi dụng quyền uy để chỉnh người, trái lại đã buông hạ cái tôi của mình mà nghĩ cách để làm sao cho hai bên hiểu nhau hơn. 

Ông đã mời các giáo sư đi ăn bữa cơm đêm giao thừa, đây chính là cách ông dùng để kéo gần mối quan hệ với các giáo sư. Thói quen này vẫn luôn được duy trì, sau khi chính phủ Quốc Dân rút về trấn giữ Đài Loan, mỗi năm khi đến ngày nhà giáo hoặc đầu năm mới, Tưởng Giới Thạch đều hẹn những vị giáo sư có thâm niên của các trường đại học nổi tiếng tụ họp lại dùng bữa cơm thân mật. 

Video: Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

videoPlayerId=41283dc1c

Ad will display in 09 seconds

Điều này cũng đã phản ánh mối quan hệ giữa lãnh tụ, chính phủ với các phần tử tri thức Quốc Dân. Phần tử tri thức vẫn là những người có nhân cách và tư tưởng độc lập, và các nhân vật chính trị cũng đều đang bảo lưu truyền thống trọng hiền đãi sĩ và xem đây là mỹ đức chính trị, toàn thể xã hội cũng vẫn tồn tại không gian sinh tồn cho phần tử tri thức với nhân cách độc lập.

Hiệu trưởng Tưởng cũng không làm “lãnh đạo tay ngang”, vậy nên trên cơ bản là không hỏi quá nhiều về các việc dạy học, giáo vụ thực tế trong trường đều do người đứng đầu giáo dục phụ trách. Thân là hiệu trưởng, việc yêu thích nhất của ông là tuần thị nhà ăn trong trường và ký túc xá sinh viên. 

Ông vô cùng coi trọng vấn đề vệ sinh sạch sẽ của những nơi này. Có lần ông tuần tra đến phòng rửa mặt khu ký túc xác, bởi đang trong mùa nắng nóng, mấy sinh viên đang cởi trần giội nước cho mát, bỗng thấy hiệu trưởng Tưởng đến, ai nấy đều đứng ngây ra đó, cũng quên mất hành lễ, Tưởng Giới Thạch cũng không để tâm, chỉ cười cười nói: “Thể chất của các cậu cũng không tệ”.

Trong khoảng thời gian Tưởng Giới Thạch làm hiệu trưởng trường Trung Đại, còn phát sinh một vụ kháng nghị trên quy mô lớn, nguyên nhân dẫn đến kháng nghị lần này là do thực đơn ăn uống của sinh viên. 

Bởi khi đó đang trong thời chiến, dù là một trường đại học trọng điểm như trường Trung Đại, thì cơm nước cũng xuống cấp mau chóng. Các sinh viên dán chữ lớn lên tấm biểu ngữ, oán trách “vật giá leo thang, tiền vay quá thấp, dẫn đến cơm nước quá kém chất”. Cơm gạo mà các sinh viên ăn có trộn lẫn thêm cát, than vụn, hạt cỏ dại, hạt thóc, vậy nên được gọi là “cơm bát bảo”, thật khó mà nuốt trôi. 

Khi đó trường Trung Đại và trường đại học liên hiệp Tây Nam đã lên sẵn kế hoạch cho cuộc kháng nghị, trường Trung Đại đã có người dán ra những dòng chữ lớn “ủng hộ Tưởng chủ tịch, phản đối Tưởng hiệu trưởng”.

Sự việc này đã diễn hóa thành sự kiện chính trị, hơn nữa mũi giáo đã chĩa thẳng đến người lãnh tụ tối cao. Sau khi Tưởng Giới Thạch hay tin, chỉ nói một câu: “Hôm nào đó tôi sẽ đến nhà ăn của trường ăn một bữa cơm, rồi xem thử các trò có còn làm thế nữa không”.

Buổi trưa hôm đó, hiệu trưởng Tưởng đến nhà ăn. Ông đi thẳng đến trước thùng đựng cơm, múc đầy một bát “cơm bát bảo”, rồi lấy một phần rau bắt đầu dùng bữa. Ăn một miếng thì cắn phải vật cứng, nhưng ông vẫn nuốt xuống, sau đó lại đến thùng đựng cơm múc bát thứ hai, vừa ăn vừa hỏi: “Các trò mỗi ngày đều phải ăn cơm rau như vậy ư?”

Cậu học sinh ngồi cùng bàn ăn trả lời: “Quanh năm suốt tháng đều như vậy cả”. Tưởng Giới Thạch liền nói với quan viên đi cùng mình rằng: “Chất lượng gạo quá kém, khẩu phần thịt quá ít, cần phải nghĩ cách cải tiến mới ổn. Các em đều đang ở trong độ tuổi phát triển thể chất, phát triển trí tuệ, không thể để các em chịu thiệt được”. 

Ông đã ăn hết phần cơm, phần rau củ cũng đã ăn hết hơn phân nửa. Tiếp đó, hiệu trưởng Tưởng lại đến thùng đựng cơm múc bát thứ ba, cho hết phần rau củ còn lại vào trong tô cơm, toàn bộ đều ăn sạch. 

Sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức hiệu trưởng, ông vẫn luôn giữ lại danh phận hiệu trường vinh dự này cả đời.
Sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức hiệu trưởng, ông vẫn luôn giữ lại danh phận hiệu trường vinh dự này cả đời. (Ảnh: Ftv)

Nguyên thủ quốc gia Tưởng Giới Thạch khi đó 57 tuổi lại còn có thể ăn nhiều hơn cả đám sinh viên, hơn nữa cùng là ăn món “cơm bát bảo”. Trong phút chốc đều đã “hàng phục” được các sinh viên. Kháng nghị ở nhà ăn cuối cùng cũng đã kết thúc một cách êm đẹp. Đương nhiên, từ đó trở đi, cơm cho sinh viên của trường xác thực đã được cải thiện rất nhiều.

Tháng 8/1944, Tưởng Giới Thạch đã chính thức từ chức hiệu trưởng trường đại học Trung ương, tiếp đó là do Thứ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Cố Dục Tú tiếp nhiệm, trường Trung Đại đã tiến nhập vào thời kỳ phát triển mới. 

Sau khi lên nhậm chức, Cố Dục Tú đã có lời nói phát biểu với báo giới rằng: “Đại học Trung ương từ nay về sau nên chú trọng nghiên cứu học thuật, nâng cao bầu không khí nghiên cứu, cải thiện đãi ngộ của các nhân viên tham gia nghiên cứu. Nên chú trọng nguyên tắc căn bản của học thuật là chú trọng bồi dưỡng nhân tài và giáo dục văn hóa trong giới học thuật”.

“Phương diện hành chính trong trường học nên lấy giáo sư làm người đi đầu, tôn trọng địa vị của giáo sư và những thành tựu đạt được trong nghiên cứu học thuật của ông ta, tránh việc biến cơ quan trong trường thành cơ quan hành chính”.

Năm 1948, trong xếp hạng danh sách các trường đại học chất lượng trên thế giới do trường đại học Princeton University công bố, thì trường Đại học Trung Đại đã vượt qua trường đại học Đế quốc Tokyo của Nhật Bản, chiếm vị trí hàng đầu của châu Á.

Sau khi Tưởng Giới Thạch từ chức hiệu trưởng, ông vẫn luôn giữ lại danh phận hiệu trường vinh dự này cả đời. Cống hiến lớn nhất của ông với trường đại học Trung ương là lấy mình làm gương, xác nhận địa vị bình đẳng giữa chính trị và học thuật, xác nhận địa vị độc lập của tầng lớp trí thức trong giáo dục, học thuật.

Mà những điều này, chính là nền tảng căn bản mà các trường đại học hiện nay hướng đến, nhưng nó đã trở thành quy tắc chung được các trường đại học thời kỳ Dân Quốc giữ vững.

Thiện Ân biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?