Dừng mang phong bì lên cấp trên – Hãy để ngày 20/11 không nhuốm màu vật chất

15/11/18, 13:51 Việt Nam

Ngày 20/11 (theo thông lệ), các trường học trong địa bàn thường đi quà, đi phong bì cho cán bộ Phòng Giáo dục. Tùy vào từng cấp để biếu quà nặng hay nhẹ. Mặc dù Phòng, Sở Giáo dục nhiều địa phương đã ra công văn tuyệt đối không nhận quà tặng.

Dừng mang phong bì lên cấp trên - Hãy để ngày 20/11 không bị nhuốm màu vật chất. Ảnh 1
Ngày 20/11 là ngày tri ân thầy cô, không phải là ngày mang quà biếu sếp. (Ảnh: Internet)

Nếu hỏi ngày 20/11 là ngày của ai? Dù nhận được nhiều câu trả lời như “ngày Hiến chương nhà giáo”, “ngày tri ân thầy cô”, “ngày để học sinh nhớ về thầy cô giáo của mình”… nhưng nhìn chung nội dung những câu trả lời vẫn nói lên được đó là một ngày để những học trò nhớ về những người thầy đã từng và đang dạy dỗ mỗi chúng ta…

Thế nhưng ở nhiều địa phương, ngay trong các trường học vì những lý do cá nhân (muốn lấy lòng cấp trên để mưu tính lợi ích cho riêng mình), người lớn đã làm méo mó đi ý nghĩa ngày 20/11, một ngày lẽ ra chỉ mang nặng giá trị tinh thần lại bị nhuộm màu vật chất, màu của sự thực dụng.

Thầy cô “tri ân” học trò

Dù không một ngày dạy dỗ, thậm chí có giáo viên chỉ mới ra trường nhưng được rút về Phòng Giáo dục làm việc là bỗng chốc trở thành sếp của cả Ban giám hiệu nhà trường.

Thế là ngày 20/11 (theo thông lệ), các trường học trong địa bàn thường đi quà, đi phong bì cho cán bộ Phòng Giáo dục. Tùy vào từng cấp để biếu quà nặng hay nhẹ.

Có không ít thầy cô giáo lại đi quà cho chính học sinh của mình dạy trước đây.

Sự “tri ân ngược” này thực sự đã làm hỏng ý nghĩa tốt đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo bao đời.  

Nếu vì mục đích cá nhân thì hiệu trưởng tự bỏ tiền túi của mình ra tặng chẳng ai nói làm gì.

Nhưng phần lớn họ nhân danh nhà trường, nhân danh tập thể để thực hiện mưu tính riêng của mình. 

Họ vì muốn lấy lòng các sếp ở Phòng Giáo dục nên đã lấy tiền quỹ của trường bỏ phong bì, mua hoa, mua quà mang biếu tặng. 

Trường nào cũng thế, giáo viên bất bình nhưng chẳng dám nói.

Họ biết nhà trường đi quà, đi phong bì lên trên sẽ bóp lại những khoản chi cho thầy cô vào cái ngày lẽ ra họ cũng được nhận một chút tiền thưởng.

Trường đi phong bì, mua quà biếu tặng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào hiệu trưởng ấy như thế nào.

Hiệu trưởng non kém sợ bị bắt bẻ, bị làm khó trong công việc sẽ chi đậm tay. Hiệu trưởng giỏi, ngay thẳng chi “gọi là cho có với thiên hạ để đỡ bị để ý” thì chi vừa phải…

Tiền quỹ trường không nhiều, chi khoản này đương nhiên sẽ bóp nghẹt khoản kia.

Nhiều thầy cô ấm ức “ngày của mình nhưng chỉ nhận được dăm chục nghìn đồng tiền thưởng hoặc sang thì được chiêu đãi một bữa ăn không quá 100 ngàn đồng”; nhưng quà, phong bì mang tặng lại tốn tiền triệu. 

Một số hiệu trưởng đã về hưu mới mở rộng lòng chia sẻ “trường nào họ cũng đi quà cho Phòng Giáo dục vào ngày ấy, mình không đi cũng khó coi.

Nhưng đi rồi về phải tìm cách hợp thức hóa cái khoản chi ấy cũng khá đau đầu. Bởi không có khoản nào chi cho việc quà cáp”. 

Hãy để ngày 20/11 không bị nhuốm màu vật chất

Mặc dù Phòng, Sở Giáo dục nhiều địa phương đã ra công văn tuyệt đối không nhận quà tặng. Thế nhưng không tặng quà, một số hiệu trưởng vẫn tìm cách để tặng phong bì.

Việc làm này, đã gây khó cho một số hiệu trưởng thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của công văn. 

Có nhiều giáo viên ngồi nhẩm tính, một huyện có tới 50-60 trường học của 3 cấp (mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở).

Mỗi trường chỉ đi phong bì ít nhất 1 triệu đồng. Số tiền Phòng Giáo dục nhận được trong ngày tri ân nhà giáo đã lên đến hơn nửa trăm triệu đồng. 

Chuyện này đã tạo nên tiếng xấu trong ngành và làm mất niềm tin của nhà giáo với các cán bộ quản lý.

Nhưng dẹp nạn phong bì, dẹp tình trạng “tri ân ngược” kiểu này bằng cách nào?

Chẳng có cách nào khác ngoài việc chờ mong cán bộ Phòng Giáo dục phải gương mẫu, phải biết nói không với kiểu tặng quà thế này.

Nhà giáo Đăng Việt

Theo Giaoduc

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?