Đừng biến trẻ thành những con cừu non chỉ biết nghe lời!

29/08/16, 14:39 Phụ nữ & Gia đình

Bậc cha mẹ sáng suốt sẽ không áp đạt cách nghĩ của mình lên trẻ, mà là biết lắng nghe những “lý sự” của trẻ. Bởi trẻ có cách nghĩ của riêng mình, hơn nữa, để trẻ phát huy khả năng “lý sự” ấy, lại có những hữu ích không ngờ!

me va con gai 1(1)
(Ảnh: Internet)

Nhiều người luôn nghĩ rằng trẻ không có nhiều kiến thức, chưa có trải nghiệm, chưa trưởng thành … nên thường cho rằng:

Người lớn nói, trẻ con không được cãi lời, trẻ con tuyệt đối không được phép tranh biện với cha mẹ, nếu không thì là “hỗn với cha mẹ”, “đại nghịch bất đạo”.

Kỳ thực…

Con trẻ cãi lời không phải là chuyện xấu!

Trẻ có thể tranh biện với cha mẹ, sau này trẻ sẽ tự tin hơn, sáng tạo và hòa đồng hơn. Theo nhà tâm lý học người Đức – tiến sĩ Angelika.Fasth, việc con cái tranh luận với cha mẹ là một điều hết sức tốt, nó có 7 ưu điểm sau đây:

1. Giúp trẻ tìm ra giới hạn

Tranh biện với cha mẹ, có thẻ giúp trẻ có cơ hội đánh giá chính mình. Khiến chúng biết được giới hạn năng lực của mình.

2. Hình thành cách nghĩ của riêng mình

Sau khi tranh biện với cha mẹ, trẻ sẽ phát hiện ra, cha mẹ không phải lúc nào cũng đúng. Tranh cãi thắng có thể giúp trẻ có được “cảm giác thành tựu”, từ đó hình thành nên cách nghĩ riêng của mình.

20160222105548126
Khi “lý sự”, trẻ phản bác ra tư tưởng đúng đắng, như vậy là biểu hiện việc trẻ biết tư duy, suy xét vấn đề. (Ảnh: Internet)

3. Học được cách ứng phó với xung đột

Tranh biện cũng là học tập, trẻ sẽ học được “nghệ thuật thảo luận”. Sau này, tại trường học, ngoài xã hội, trong công việc chắc chắn sẽ phát sinh các cuộc thảo luận với bạn học, những người xung quanh, đồng nghiệp v.v…, chính vì thế học cách tranh biện là rất quan trọng!

4. Thích bày tỏ sự quan tâm

Tranh biện là một sự bày tỏ hướng đến đối phương – “bạn là quan trọng đối với tôi”. Một người luôn không muốn tranh biện với người xung quanh, thì cũng tương đương với biểu thị với người khác rằng, “bạn chẳng quan trọng gì đối với tôi”.

Tuy nhiên, nếu trẻ thường tranh biện với cha mẹ, lại quá đà có những biểu hiện vô lễ; lúc này, bố mẹ hãy thật bình tĩnh phân tích, và khoan dung tha thứ cho hành vi vô lý này của trẻ.

Đối đãi với những tranh cãi vô lý, bố mẹ nên phản ứng kịp thời, và quan trọng là phải giúp cho trẻ tự nhận ra lỗi của mình.

5. Giúp trẻ thêm tự tin

Khi “lý sự”, trẻ phản bác ra tư tưởng đúng đắn, như vậy là biểu hiện trẻ biết tư duy, suy xét vấn đề. Tư duy, động não rất có ích cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, cũng như giúp trẻ có thêm sự tự tin và chủ động xử lý vấn đề.

Vì thế khi trẻ tranh biện lại, bố mẹ không nên tỏ ra tức giận. Hãy nhớ việc trẻ tranh biện sẽ có thể giúp trẻ phát huy trí tuệ.

6. Kích thích trí lực của trẻ

Khi tranh cãi, trẻ phải dùng đến ngôn ngữ, chúng phải biểu đạt ra mong muốn, quan điểm của mình, vậy nên sẽ kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Thông qua việc “lý sự”, trẻ cũng có thể học được những kỹ năng trong thảo luận, biện luận.

7. Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ

Ann He photography little girl and tinkerbell
Bố mẹ không nên chỉ biết trách cứ con cái, mà nên nghe trẻ nói hết, bởi chúng “có cách nghĩ của riêng mình”. (Ảnh: Internet)

Bố mẹ cũng có thể mắc “sai lầm”! Vì thế, dẫn đến trẻ có cách nghĩ khác, không nên chỉ biết trách cứ con cái, mà nên nghe trẻ nói hết.

Đối với trẻ giỏi tranh biện thì thường là chúng “có cách nghĩ của riêng mình”, hơn nữa còn có thể “rất giỏi trong việc sáng tạo”. Vì thế khi trẻ phản bác, không nên quở trách trẻ, mà nên suy xét thật kỹ về cách nghĩ của trẻ.

Không nên chỉ nghĩ rằng hể trẻ tranh cãi, thì cho là không lễ phép, bất kính đối với cha mẹ!

Bậc cha mẹ sáng suốt thông thường không áp đạt cách nghĩ của mình lên trẻ, mà là trong khi tranh biện, hướng dẫn từng bước, dùng lý lẽ để thuyết phục trẻ.

Đừng nên giáo dưỡng trẻ trở thành con cừu non biết vâng lời, hãy để trẻ “lý sự”, bởi nó thực sự có ích cho trẻ.

Lê Hiếu, dịch từ cmoney.tw

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng