Đời người muốn thành công, phải chịu được hai thứ: Chịu khổ và chịu lỗ

02/06/20, 14:24 Đọc & Suy ngẫm

“Con người muốn thành công, phải chịu được hai thứ: chịu khổ và chịu lỗ”. Nếu hiểu được hai điều này, không tham lợi trước mắt mà đánh mất nhân phẩm, thì người này nhất định sẽ thành công.

Đời người muốn thành công, phải chịu được hai thứ: Chịu khổ và chịu lỗ. (Ảnh qua Weibo)

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe một câu thế này: “Có lợi mà không lấy là ngu ngốc”. Người như vậy trong mắt họ thường chỉ thấy chút lợi cỏn con, ngoài ra không thể thấy bất cứ thứ gì khác cả. 

Tuy nhiên, đời người không thể cứ mãi hưởng lợi cho bản thân, thực ra chịu lỗ cũng là một phần của cuộc sống.

Người muốn lấy lợi là đang hủy hoại cuộc sống của chính mình

Tác giả Tuyết Phong đã từng nói trong “Thiền Viện Tập Văn” rằng: “Thế giới tuy có chuyện may mắn, nhưng nhất định không nên trông chờ vào may mắn”.

Một người chỉ vì chút đỉnh lợi ích nhỏ nhoi mà bản thân đạt được rồi sinh ra tự mãn, cho rằng bản thân mình thật may mắn, nhưng họ lại không biết, trong mỗi lần may mắn đó, họ đã mất đi nhân phẩm và lề lối của bản thân, cũng như phá hủy đi cuộc sống của chính mình.

Trong thời gian dịch bệnh gần đây, có một bản tin được đăng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc kể về “Người đàn ông lương 2 vạn ở Thượng Hải ăn cắp đồ chuyển phát nhanh” đang nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm.

Bản tin đăng về một cậu thanh niên, hiện đang là nghiên cứu sinh, lương tháng 2 vạn tệ. Trong lúc anh ta đi ngang qua kho chuyển phát nhanh, thấy nhiều đồ đạc chồng chất, xung quanh lại không mấy ai để ý, cậu ta nghĩ nếu có mất đi vài cái chắc cũng chẳng ai hay, thế là ‘tiện tay’ lấy đi gần 10 kiện chuyển phát, có trị giá khoảng vài ngàn tệ.

Cậu thanh niên tiện tay lấy luôn vài bưu kiện trị giá vài ngàn tệ
Cậu thanh niên tiện tay lấy luôn vài bưu kiện trị giá vài ngàn tệ. (Ảnh minh họa qua zone-annonces)

Sau cùng do hay trộm cắp nên chàng thanh niên này đã bị phát hiện và bị bắt giam, tự mình làm hỏng đi tiền đồ của chính mình. Vậy mới nói, những lợi ích nhỏ nhoi mà bạn nghĩ có thể lấy được, thực ra đều là gốc rễ của tai họa sẽ cắm sâu vào tương lai của chính bạn.

Người không lấy lợi mới là thông minh nhất

Không lấy mất lợi ích của người thực ra chính là sự giáo dưỡng, người càng có giáo dưỡng lại càng thấu hiểu được những khổ cực của người khác. Trông thì có vẻ như họ đang chịu lỗ nhưng thật ra lại đang thắng trong cuộc đời này.

Có câu chuyện kể về Tăng Quốc Thuyên, em của Tăng Quốc Phiên (một danh thần dưới triều Mãn Thanh), là một người rất thích lấy lợi từ người khác. Sau khi chiến công giành được Cảnh Đức Trấn, ông bèn về nhà để xử lý chuyện di dời mộ. Khi đó Tăng Quốc Thuyên cậy vào thế lực của nhà mình mà chiếm đất, phá hoại cây cối của nhà người khác.

Chuyện này sau khi Tăng Quốc Phiên biết được, ông cảm thấy vừa tức giận lại vừa hoảng sợ.

Danh thần Tăng Quốc Phiên.
Danh thần Tăng Quốc Phiên. (Ảnh qua Sohu)

Tức giận là vì Tăng Quốc Thuyên đã cậy vào thế lực của nhà mình, lấy lợi ích nhỏ của người cùng quê hương, làm tổn hại danh tiếng của nhà họ Tăng. Đáng sợ là vì theo sự thăng tiến và địa vị của bản thân, người trong nhà ông càng ngày càng xa hoa phóng túng, chỉ muốn được giàu có, e rằng có muốn bảo họ cầu sự lương thiện cũng đã không làm được nữa rồi.

Tăng Quốc Phiên nói: “Phàm ở đời không nên chiếm lợi ích của người, càng không nên xem nhẹ người tài”.

Thực ra, người thích giành lấy lợi ích từ người khác, nếu xét thời gian ngắn, họ thật sự có thể đạt được lợi ích, nhưng xét theo thời gian dài, thứ mà họ mất đi sẽ còn nhiều hơn là đạt được.

Lấy lợi một lần, khiến bạn bè phải tuyệt giao

Từng có một dân cư mạng kể về câu chuyện của chính mình rằng: Nhiều năm về trước, có một người bạn học ở vùng khác hỏi mượn tiền anh này khoảng 3 triệu VNĐ, nhưng do khoản cách xa nên anh này chọn cách chuyển khoản cho bạn của mình. Tuy nhiên do còn khấu trừ phí dịch vụ chuyển khoảng tầm 10 nghìn VNĐ nên khi đến tay người bạn học thì chỉ còn 2 triệu 990 nghìn VNĐ. 

Một thời gian sau, người bạn học đã đem tiền trả lại cho bạn mình, nhưng khi trả, cậu ta chỉ đưa đúng 2 triệu 990 nghìn.

Người bạn học đã đem tiền trả lại cho bạn mình, nhưng khi trả, cậu ta chỉ đưa đúng 2 triệu 990 nghìn
Người bạn học đã đem tiền trả lại cho bạn mình, nhưng khi trả, cậu ta chỉ đưa đúng 2 triệu 990 nghìn. (Ảnh minh họa qua dispatch)

Anh này bèn hỏi người bạn học, rõ ràng đã đưa cậu ta 3 triệu, nhưng sao khi trả chỉ còn 2 triệu 990 nghìn. Người bạn học trả lời, cậu ta nhận được bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, phí dịch vụ không phải cậu ta nhận.

Từ đó người này cũng không còn liên lạc với người bạn học đó thêm một lần nào nữa. Chỉ vì 10 nghìn ít ỏi nhưng lại đánh mất đi một người bạn, thật sự không đáng.

Qua câu chuyện này có thể thấy, khi một người quyết định tuyệt giao với ai đó, cũng là vì lúc đó họ nhận ra lợi ích của mình bị tổn thất. Chẳng ai muốn vẫn tiếp tục trân trọng người từng tính toán chi li với mình như thế.

Mọi mối quan hệ bền vững đều cần duy trì sự có qua có lại, tình bạn tốt sẽ không vì những lợi nhỏ mà đánh mất nhau. Giống như Khổng Tử từng có câu: “Đầu chi dĩ mộc đào, báo chi dĩ quỳnh dao” tạm dịch “Mộc đào người tặng ném sang; Quỳnh dao ngọc đẹp mang ra đáp người”.

Tình người thực ra cũng giống như số tiền tiết kiệm bạn để trong ngân hàng, bạn dùng một lần nó sẽ ít đi một lần, không nên đánh giá quá cao bất cứ sức chịu đựng nào trong mối quan hệ, không có nhiều sự đương nhiên như vậy đâu.

Là một người bạn, cần phải hiểu và trân trọng sự cho đi của đối phương, hiểu được rằng có qua có lại mới toại lòng nhau, hiểu được phải chủ động bàn bạc chuyện tiền bạc, hiểu được cái giá của sự trao đổi.

Tiền chính là hòn đá thử vàng của tình bạn, cũng chính là thuyền hộ tống của tình bạn.

Tư Mã Thiên nói: “Chuyện nhỏ nhìn thấy cốt cách, tiểu tiết nhìn thấy nhân phẩm”. Không tính toán chi li là một loại nhân phẩm, không tranh lợi lại là một loại cốt cách.

Người có cốt cách thì mắt ắt sẽ nhìn xa trông rộng, không vì lợi ích nhỏ trước mắt mà đánh mất đi giới hạn làm người. Còn người không cốt cách sẽ vì muốn giành lợi ích của người khác mà không biết trân quý đức hạnh của mình.

Cuộc đời cũng giống như một đoạn đường, mắt không nên chỉ biết nhìn xuống dưới chân, hãy ngước đầu nhìn phong cảnh phía trước, tâm rộng đường đi tự nhiên sẽ thênh thang.

Chúc Di (Theo Secret China)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng