Đỗ Nhật Nam chia sẻ trong kỳ nghỉ hè ở Việt Nam

09/06/15, 13:01 Đọc & Suy ngẫm

Đỗ Nhật Nam xem việc học cũng giống như giải trí, vui chơi nên không thấy mệt mỏi.

Đang về nước nghỉ hè, Đỗ Nhật Nam và cha mẹ (PGS.TS Đỗ Xuân Thảo và chị Phan Thị Hồ Điệp) có những chia sẻ thú vị.

Nam kể cuộc sống ở Mỹ của em như mọi học sinh khác. Sáng dậy làm vệ sinh, ăn sáng, tự lấy đồ ăn cho buổi trưa, Nam được chủ nhà chở đi học. Chiều em chơi bóng rổ ở trường rồi về nhà phụ dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, sau đó đi ngủ. Ngày nghỉ, em tự dọn phòng và giặt đồ của mình. Khó khăn lớn nhất là nỗi nhớ gia đình và Nam vượt qua bằng cách ra vườn ngắm hoa lá hay làm thơ.

Không có áp lực, chỉ có động lực

– Chuyện tự chi tiêu của cậu bé sống một mình xa nhà như thế nào nhỉ? Có phải em đã tự kiếm tiền được ở Mỹ rồi không?

– Em rất ít phải tự chi tiêu ở Mỹ. Em tiết kiệm và chỉ tiêu những gì cần thiết thôi, nhưng với sách em không tiếc tiền. Tuy không phải đi làm, nhưng em vẫn có thể kiếm thêm để đỡ gánh nặng cho cha mẹ bằng dịch sách, tiền thưởng từ một số cuộc thi. Nhưng kiếm tiền hay thi cử không phải mục đích quan trọng đâu ạ, nó chỉ là hoạt động phụ. Nhiệm vụ của em là học.

Đỗ Nhật Nam và cha mẹ tại buổi giao lưu ra mắt sách.

– Nam đã trở thành tổng biên tập như thế nào? Hình như cuộc sống của em chỉ toàn học và làm, không có vui chơi như một cậu bé 13 tuổi?

–  Em gửi thư ứng cử vào một vị trí của tờ báo nhưng không ngờ lại được giao vị trí cao như vậy. Làm báo và việc làm thơ, đọc sách… đối với em như một hoạt động giải trí. Song, em vẫn có đủ thời gian vui chơi với các bạn học như đánh cờ, tham gia ban nhạc, chơi bóng rổ. Em là thành viên đội bóng rổ ở trường.

Làm sao mê chơi mà vẫn học giỏi

Nhật Nam có thể cho biết việc học và cuộc sống ở Mỹ khác với ở Việt Nam như thế nào? Nam có dự định gì cho mùa hè này và dự định, kế hoạch gì xa hơn cho tương lai?

– Xã hội, văn hóa Mỹ khá cởi mở và rất khuyến khích sự sáng tạo, tính độc lập. Trong trường học, các thầy cô bày ra nhiều trò chơi để học sinh phát huy khả năng của mình. Học sinh có thể tự do trao đổi, bày tỏ suy nghĩ với thầy cô.

Về nhà mùa hè này, em có dự định đi dạy tiếng Anh cho một số trẻ em. Kế hoạch gần là em sẽ dịch sách, ra mắt một tập thơ song ngữ. Kế hoạch xa hơn nữa là hoàn tất sớm khóa học và theo khóa học khác. Tương lai, em mong muốn trở thành một nhà khoa học.

Có một cậu bé muốn hỏi anh Nhật Nam rằng, làm sao có thể tự tin như anh để nói chuyện rất thoải mái trước đám đông. Làm sao mê chơi mà vẫn có thể học giỏi như anh?

– Sự tự tin sẽ được tạo ra từ từ. Mình cứ nói với bản thân mình rằng, sẽ làm được. Mình cứ coi việc nói trước mọi người như nói với cha mẹ mình thôi. Hãy xem việc học như giải trí, vui chơi để không thấy mệt mỏi.

Chị Phan Thị Hồ Điệp: Sự tự tin có thể rèn luyện được. Hồi nhỏ, cha mẹ đã tập cho Nam việc sau khi đọc một quyển sách thì sẽ tóm tắt và phản biện với cha mẹ về các chi tiết thắc mắc. Cuối tuần, cả nhà cùng chơi trò Nam là diễn giả đứng trước khán giả là cha mẹ để diễn thuyết.

Từ nhỏ, Nam đã quen việc học tập và rèn tính kỷ luật thông qua các trò chơi cha mẹ bày ra, như thi nhau xem ai phạm lỗi quên tắt điện khi ra ngoài nhiều hơn và bố mẹ giả vờ thua để tập thói quen tốt cho con…

Thêm nữa, tập cho con thói quen đọc sách, coi trọng sách vì sách là người thầy, người bạn lớn nhất cho việc học tập, hiểu biết của con. Nam không học thêm mà chỉ tự học qua sách.

Ngoài ra, việc rèn luyện, trau dồi tự tin cho con còn phải tùy tính cách đứa trẻ. Trẻ hướng ngoại sẽ nhận được nhiều nguồn năng lượng từ đám đông. Tuy nhiên, trẻ hướng nội không thích ồn ào, không nên ép trẻ phải giao tiếp nhiều với đám đông.

Theo Pháp Luật TP HCM

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?