Diễn viên Shen Yun: Tuổi thơ kinh hoàng dưới sự cai trị độc tài của ĐCSTQ

06/10/20, 14:40 Trung Quốc

Dư Lượng – một thành viên thuộc Đoàn Nghệ thuật Shen Yun (Thần Vận), nhớ lại ký ức đau thương. Lúc 4 tuổi, cô đã phải đối mặt với những khổ đau, khi bất lực chứng kiến cuộc sống gia đình bị các thế lực ủng hộ ĐCSTQ đàn áp, bức hại.

Shen Yun là một đoàn biểu diễn nghệ thuật và giải trí, được thành lập tại thành phố New York và có trụ sở tại Cuddeback Ville, Quận Cam, New York, Thung lũng Hudson. Họ biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc, múa dân tộc, dân gian, và múa theo câu chuyện, với dàn nhạc giao hưởng và biểu diễn solo.

Shen Yun đã có nhiều buổi diễn trên khắp thế giới, khơi lại nền văn hóa Thần truyền 5000 năm, cũng như vạch trần sự tàn bạo, giả dối của chính quyền Trung Quốc. 

Shen Yun là đoàn nghệ thuật duy nhất trên thế giới khơi lại nền văn hóa Thần truyền 5000 năm
Shen Yun là đoàn nghệ thuật duy nhất trên thế giới khơi lại nền văn hóa Thần truyền 5000 năm. (Ảnh qua ET)
Tuổi thơ kinh hoàng dưới sự cai trị của ĐCSTQ

Dư Lượng cho biết, năm 1999 cô chỉ mới khoảng 4 tuổi – một đứa trẻ chưa thể nhận thức được tình hình chính trị của Đại Lục thời điểm đó. Việc tập luyện Pháp Luân Công công khai chẳng khác nào đang mời gọi sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Nhưng thật kỳ lạ, cô cho biết vẫn thấy rất nhiều người bước ra ngoài luyện động tác. Họ biết là sẽ bị đàn áp, bị bức hại nhưng vẫn bước ra công khai tập luyện.

Dư Lượng nhớ lại, một buổi sáng vào tháng 8/1999, mẹ Dư đã đánh thức và hỏi cô có muốn tập Pháp Luân Công cùng bà hay không, cô gật đầu ý vì thấy mọi người ở đó đối xử với nhau rất hòa ái, không khí hết sức yên bình.

Nhưng chỉ vài phút sau khi tập các động tác, Dư Lượng đột nhiên rơi vào cảnh tượng hỗn loạn ồn ào. Cô thấy một nhóm cảnh sát và mật vụ đang tiến tới. Họ đưa mẹ cô cùng tất cả những phụ nữ tham gia tập luyện bộ môn lên một chiếc xe tải. Và Dư là người duy nhất không bị bắt giữ, lúc đó cô tự hỏi chuyện gì vừa mới xảy ra?

Mẹ cô bị giam giữ trong một năm. Sau khi được thả tự do, bà đã kiến nghị lên chính phủ về sự ngược đãi, bạo hành của cảnh sát mà mình phải chịu đựng trong thời gian bị bắt giam. Tuy nhiên, điều này chỉ làm tăng thêm tai họa lên bà ấy. Cứ như vậy, hết lần này đến lần khác, mẹ của Dư Lượng liên tục bị bắt giữ và tra tấn trong gần 2 năm.  Khoảng thời gian đó, hai mẹ con không hề được gặp nhau.

Đến năm 2001, Dư Lượng chỉ còn chỗ dựa duy nhất là bố. Cô đã nhiều lần hỏi bố mình rằng, bao giờ mẹ cô sẽ trở về? Mỗi lần nghe con gái hỏi, bố cô đều nói thầm bên tai rằng: “Mẹ sẽ sớm trở về thôi con”.

Nhiều năm trôi qua, Dư Lượng đã trở thành một sinh viên đại học, cô liên tục bị thẩm vấn, và phải đối mặt với những quấy rối vì không gia nhập ĐCSTQ. Bố mẹ cô cũng trở thành những đối tượng thường xuyên bị phân biệt đối xử tại chỗ làm. 

Dư Lượng chia sẻ: “Tin tức về các học viên Pháp Luân Công, những cô chú, ông bà và anh chị em mà tôi quen biết từ khi còn nhỏ, họ đã bị bắt giữ trái phép, bị điều đến các trại lao động hay bỏ tù như thế nào,…tất cả đều dường như không thể nào kể hết. Mỗi ngày sống tại Trung Quốc, tôi đều chìm trong lo sợ rằng những khoảnh khắc ám ảnh đó sẽ lại xảy ra với chúng tôi thêm lần nữa. Tôi liên tục tự hỏi rằng, liệu mình có phải là đối tượng tiếp theo bị lọt vào tầm ngắm hay không”.

Năm 2015, Dư Lượng quyết định rời Trung Quốc. Là một người biết chơi đàn tỳ bà điêu luyện, cô đã gia nhập đoàn nghệ thuật Shen Yun. Dù đi lưu diễn trên khắp thế giới nhưng tâm trí của Dư vẫn luôn hướng về Đại lục. Đây là đất nước mà đoàn nghệ thuật không được phép biểu diễn, vì chính quyền Bắc Kinh đã ban hành lệnh cấm họ tại quốc gia. Dư Lượng cho biết, sự tàn bạo của ĐCSTQ đã kéo dài quá lâu và nó cần phải chấm dứt.

Dư Lượng cho biết, sự tàn bạo của ĐCSTQ đã kéo dài quá lâu và nó cần phải chấm dứt.
Dư Lượng cho biết, sự tàn bạo của ĐCSTQ đã kéo dài quá lâu và nó cần phải chấm dứt. (Ảnh qua Vision Times)

Vì sao học viên Pháp Luân Công bị đàn áp?

Những năm 1980, 1990, phong trào tập khí công trở nên nở rộ tại Trung Quốc. Nhưng nổi bật nhất là môn tu luyện Pháp Luân Công. Người dân Trung Quốc sau bao năm bị chèn ép về tinh thần trong môi trường chính trị khắc nghiệt, họ thực sự muốn tìm kiếm một con đường tâm linh để giải thoát những bế tắc trong tinh thần. Vì thế khi vừa được truyền ra công chúng năm 1992, Pháp Luân Công đã được toàn dân Trung Quốc tiếp nhận nồng nhiệt. 

Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định dựa trên các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn, nâng cao thể chất lẫn tinh thần.

Điểm đặc biệt của Pháp Luân Công chính là dung hòa được những bất đồng trong các tầng lớp nhân dân. Người dân chỉ cần chú trọng đề cao tâm tính, không phải lo xuất hiện bất kỳ mâu thuẫn nào với phương thức sinh hoạt hiện tại, hay mâu thuẫn chính trị đối với nhà cầm quyền, dù họ ở bất kể giai tầng nào.

Người học có thể đứng ngay tại vị trí của bản thân trong xã hội mà tự thay đổi chính mình. Điều này đối với chính quyền Trung Quốc thực sự chỉ có lợi.

Người cầm quyền nhà nước Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân cũng đã tận mắt chứng kiến lợi ích tốt đẹp này. Do lòng đố kỵ và tâm địa hẹp hòi, Giang Trạch Dân đã đi vào vòng vết xe đổ của ĐCSTQ: Vu khống và đàn áp chính người dân của mình. 

Ngày 20/07/1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở nước này đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Thời điểm ấy, các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24h.

Các học viên đã bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. Gia đình tan nát, những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư. 

Hàng chục nghìn học viên đã bị bắt giữ, tra tấn thậm chí là bức hại đến chết. Nhiều học viên khác bị buộc phải rời khỏi trường học, cao đẳng, nơi làm việc và nhà riêng. gần 100 triệu gia đình rơi vào cảnh bi thương, tan vỡ. Những đứa trẻ không có người chăm sóc, trở thành kẻ vô gia cư,…. Tất cả chỉ vì họ muốn làm người tốt và mang đến cho xã hội những giá trị đạo đức cao thượng.

Minhhui.org đưa tin, đã có hơn 4.300 học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị chính quyền Bắc Kinh giết hại, con số thực tế còn chưa thống kê được còn lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, hàng nghìn học viên khác đã bị bỏ tù, bức hại và tra tấn, nhiều học viên còn trở thành nạn nhân của hành vi cưỡng chế thu gom nội tạng trong hơn hai thập kỷ qua. Đây là tội ác lớn nhất của ĐCSTQ, thế giới lên án và sẽ đưa ra ánh sáng công lý một ngày không xa.

Việt Anh (t/h)

Theo visiontimes.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng