Điểm mặt những con tàu đưa người ra ngoài không gian (phần 1)

Tham vọng chinh phục không gian của con người mới chỉ bắt đầu được hơn nửa thế kỉ nhưng chứng kiến hàng loạt bước nhảy vọt. Tàu vũ trụ ngày càng hiện đại, cho phép loài người tiến xa hơn vào khoảng không.

Tham vọng chinh phục không gian của con người mới chỉ bắt đầu được hơn nửa thế kỉ nhưng chứng kiến hàng loạt bước nhảy vọt. Tàu vũ trụ ngày càng hiện đại, cho phép loài người tiến xa hơn vào khoảng không.

Trên thực tế, chỉ có 3 quốc gia đủ khả năng phóng tàu có người lái lên vũ trụ là Nga, Mỹ và Trung Quốc; trong đó, Bắc Kinh vẫn ở giai đoạn sơ khai của kỷ nguyên chinh phục không gian. Để con người có thể bước ngày càng xa hơn ra bên ngoài vũ trụ, sự phát triển công nghệ là yếu tố không thể thiếu.

Tàu vũ trụ Phương Đông (Vostok) của Nga

Tàu vũ trụ Phương Đông 1 sau khi đưa nhà du hành Yuri Gagarin tiếp đất an toàn.

Tàu Phương Đông 1 đi vào lịch sử nhân loại khi đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới, Yuri Gagarin bay vào không gian. Ngày 12/4/1961, tàu vũ trụ Phương Đông 1 cùng phi hành gia Gagarin rời khỏi bệ phóng, bay ra ngoài không gian và thực hiện chuyến hành trình bay xung quanh trái đất và trở về trong khoảng thời gian 108 phút.

Phương Đông 1 nhanh chóng đạt đến quỹ đạo cao 181km so với bề mặt trái đất và đạt đỉnh ở khoảng cách 327km. Tổng thời gian Yuri Gagarin thực hiện hành trình bên ngoài khoảng không vũ trụ là 89 phút. 108 phút kể từ khi khởi hành, tàu vũ trụ của Gagarin an toàn đáp xuống một ngôi làng nhỏ ở Smelovaka.

Phương Đông là loại tàu vũ trụ gồm 2 phần, được các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu của Liên Xô nghiên cứu và chế tạo. Phần module của Phương Đông có sức chứa 1 người, được bao bọc bởi loại vật liệu cách nhiệt cực tốt, giúp nó bị hư hại vì nhiệt độ cao trong quá trình ma sát với bầu khí quyển trái đất trên đường hạ cánh. Đặc biệt, ghế của phi hành gia lắp đặt trên Phương Đông có chức năng giống với ghế phi công lái máy bay chiến đấu, cho phép phi hành gia thoát ra ngoài trong trường hợp nguy hiểm.

Tàu vũ trụ Sao Thủy (Mercury) của Mỹ

Tàu vũ trụ Sao Thủy (Mercury) đưa người Mỹ đầu tiên bay vào không gian.

Gần 1 năm sau khi Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1, ngày 20/2/1962, Mỹ cũng triển khai tàu vũ trụ Sao Thủy, đưa phi hành gia người Mỹ đầu tiên tên là John Glenn bay ra ngoài không gian. Sao Thủy là loại tàu vũ trụ kích thước nhỏ, chỉ đủ cho 1 phi hành gia duy nhất làm việc với 120 linh kiện điều khiển, 55 công tắc điện, 30 cầu chì và 35 cần gạt.

Do ở thời kì đầu của quá trình chinh phục không gian, Sao Thủy cũng có những phương án dự phòng để bảo vệ tính mạng phi hành gia trong trường hợp xảy ra sự cố. Theo đó, một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cực mạnh được thiết kế ở phần thân chính Sao Thủy sẽ được kích hoạt trong vòng 1 giây nếu như tên lửa phóng gặp sự cố. Sau đó, phần phi thuyền sẽ nhanh chóng tách khỏi tên lửa thoát hiểm và bung dù để hạ cánh xuống mặt đất.

Cơ chế hạ cánh của tàu vũ trụ Sao Thủy cũng khá đơn giản. Theo đó, sau khi rời khỏi quỹ đạo, khoang hạ cánh chứa phi hành gia của con tàu sẽ trở lại trái đất theo sự điều khiển phi hành gia. Trong trường hợp hệ thống điều khiển bên trong con tàu không hoạt động, việc trở về của Sao Thủy có thể do cơ quan kiểm soát dưới mặt đất chỉ đạo. Giống như Phương Đông, Sao Thủy sẽ bung dù để tiếp đất sau khi xuống đến độ cao đã định.

Tàu vũ trụ Rạng Đông (Voskhod) của Nga

Tàu Rạng Đông (Voskhod) của Nga cho phép các phi hành gia đi bộ ra ngoài không gian.

Ngay sau khi Phương Đông hoàn tất nhiệm vụ, tàu vũ trụ Rạng Đông được thiết kế để đưa 2 – 3 nhà du hành vũ trụ thực hiện nhiệm vụ bên ngoài không gian, chính thức ra mắt vào năm 1964. Ngoài ra, thiết kế của Rạng Đông cho phép các nhà du hành có thể thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên ra ngoài khoảng không vũ trụ. Gắn liền với Rạng Đông là tên tuổi nhà du hành người Liên Xô Alexei Leonov, người đầu tiên bước chân ra ngoài khoảng không.

Trong chuyến hành trình lịch sử với tàu Rạng Đông 2, phi hành gia Alexei Leonov bước ra ngoài khoang vũ trụ khi con tàu bay cách mặt đất 190km. Trong chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của con người, toàn bộ liên lạc giữa phi hành gia và tàu mẹ đều bị cắt đứt hoàn toàn. Tuy nhiên, nhất cử nhất động của Leonov đều được truyền hình trực tiếp về mặt đất thông qua máy quay đặc biệt gắn trên thân tàu.

Là phiên bản cải tiến của Phương Đông, tàu Rạng Đông không còn ghế phóng thoát hiểm mà thay vào đó là khoang vũ trụ đủ chỗ cho tối đa 3 phi hành gia. Con tàu còn được thiết kế khóa không khí đặc biệt để giúp các phi hành gia đi ra ngoài vũ trụ. Giống như Phương Đông, vỏ ngoài của Rạng Đông được thiết kế để bảo vệ các phi hành gia khỏi bị đốt cháy trong quá trình con tàu ma sát với bầu khí quyển. Khi tới độ cao nhất định, con tàu sẽ bung dù để giảm tốc trước khi tiếp đất.

Tàu vũ trụ Gemini của Mỹ

Tàu vũ trụ lớp Gemini của Mỹ là bước đệm cho tham vọng chinh phục mặt trăng.

Gemini là loại tàu thứ 2 Mỹ sử dụng để đưa người bay vào không gian. Với kích cỡ lớn hơn loại tàu Sao Thủy, Gemini đủ rộng để đưa 2 phi hành gia vào vũ trụ. Chưa đầy 1 năm (1965 – 1966), Gemini thực hiện tổng cộng 10 chuyến bay có người lái ra bên ngoài khoảng không. Các tàu thuộc chương trình này được phát triển để hỗ trợ cho tham vọng chinh phục mặt trăng mà Mỹ đang ấp ủ.

Các tàu thuộc lớp Gemini được thiết kế để hoạt động trong thời gian khá dài, tương đương một chuyến đi tới Mặt trăng và quay trở lại. Ngoài ra, con tàu có động cơ đẩy giúp nó hoạt động trong không gian, có khả năng ráp nối bên ngoài vũ trụ và quan trọng nhất là đảm bảo cho các nhà du hành vũ trụ sống bên ngoài không gian trong khoảng thời gian 8 ngày, điều kiện thiết yếu cho việc chinh phục Mặt trăng. Đây cũng là loại tàu cho phép các phi hành gia bước ra ngoài khoảng không vũ trụ.

Không những vậy, Gemini là tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới được trang bị một máy tính điều khiển trên khoang lái, cho phép các phi hành gia dễ dàng kiểm soát con tàu. Khác với Sao Thủy, Gemini không có hệ thống tên lửa dự phòng trong trường hợp tên lửa gặp sự cố. Thay vào đó, nó có hệ thống ghế phóng, radar kiểm soát hành trình bay cùng với đồng hồ chỉ thị đường chân trời (giúp xác định độ cân bằng của phi thuyền). Được trang bị dù và hệ thống phao đặc biệt, Gemini sẽ hạ cánh xuống biển sau hành trình quay trở lại trái đất.

Trịnh Duy

Theo infonet.vn

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!