Đấu đá nội bộ: Ông Tập một phiếu định sống chết, Lưu Hạc suýt chút thành “tội nhân”
Tại thời khắc then chốt trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung, gần đây giới truyền thông đã vén mở phần nào màn đấu đá nội bộ dẫn đến việc Bắc Kinh trở mặt hủy bỏ giao ước hồi đầu tháng 5/2019.
Ngày 4/7, có trang truyền thông Hồng Kông cho hay, khi đó 6 vị Thường ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ôm giữ 2 quan điểm đối lập, kết quả của cuộc bỏ phiếu là 3:3. Cuối cùng, ông Tập Cận Bình đã bỏ lá phiếu mang tính quyết định, hình thành kết cục 4:3.
Kết quả này dẫn đến bên phía Trung Quốc đơn phương hủy bỏ giao ước, ông Lưu Hạc – người đại biểu của cuộc đàm phán phía Trung Quốc bởi vậy mà suýt chút đã trở thành tội nhân “nhục nước mất quyền” vì những cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ.
Hội nghị Trump – Tập diễn ra tại Nhật Bản vừa rồi, hai bên Trung – Mỹ đã đạt được nhận thức chung, nhờ vậy mà cuộc chiến thương mại giữa hai bên đã tạm ngưng khai hỏa, và bắt đầu khôi phục lại những phương diện đã bị rạn nứt trong cuộc đàm phán từ hơn 1 tháng trước đó. Nhưng toàn bộ quá trình đàm phán lại không thuận lợi như mong muốn.
Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ bùng nổ vào tháng 4/2018, sau đó hai nước đã lập ra các tiểu đội đàm phán cấp cao để hai bên cùng trao đổi biện pháp giải quyết.
Tính đến cuối tháng 4 năm nay, hai bên đã mở ra hơn 10 vòng đàm phán, vạch ra bản dự thảo thỏa thuận, và hứa hẹn sẽ đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán thứ 11 diễn ra vào đầu tháng 5.
Nhưng sau vòng đàm phán thứ 10, bên phía Trung Quốc đột nhiên trở mặt hủy bỏ giao ước, khiến cho thành quả của các vòng đàm phán trong gần một năm trở lại đây của hai bên gần như đã đổ sông đổ biển.
Khi đó, Tổng thống Trump đã rất tức giận, lên tiếng chỉ trích ĐCSTQ nói một đằng làm một nẻo. Ông Trump muốn mở lại đàm phán lần nữa, bởi vậy đã quyết định gia tăng thuế quan với các mặt hàng còn lại của Trung Quốc.
Nội tình đằng sau việc Bắc Kinh đột nhiên trở mặt
Ngày 4/7, trang Apple Daily của Hồng Kông đã dẫn thuật lại nguồn tin từ Bắc Kinh cho hay, bản dự thảo hiệp thương mà Trung – Mỹ phải trải qua hơn 10 vòng đàm phán mới có được, nhưng ngay chính thời điểm đó nội bộ ĐCSTQ đã phát sinh đấu tranh kịch liệt.
Tại Đại hội Thường ủy Cục chính trị Trung ương diễn ra vào cuối tháng 4, bảy vị Thường ủy ĐCSTQ đã lấy việc bỏ phiếu để đưa ra biểu quyết với bản dự thảo hiệp thương, kết quả của cuộc bỏ phiếu là 3:3.
Những người đồng ý với bản dự thảo gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường, Chủ tịch Hiệp thương Uông Dương và Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ Triệu Lạc Tế.
Những người phản đối gồm có Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu Nhân Dân Toàn Quốc Lật Chiến Thư, Bí thư Ban bí thư Trung ương Vương Hộ Ninh, và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hàn Chính. Cuối cùng, ông Tập Cận Bình đã bỏ một lá phiếu mang tính quyết định: phản đối.
Nguồn tin còn cho hay, bản dự thảo hiệp thương lại được mang ra Cục Chính trị Trung ương thảo luận, 25 thành viên của Cục Chính trị đã lấy tỉ số thông qua kết quả bỏ phiếu kể trên, bản dự thảo này bởi vậy đã bị “tuyên án tử hình”.
Như nguồn tin đã nói ở trên, sau vụ việc này, có người đã nghi ngờ Lưu Hạc sao lại có thể làm ra cái “hiệp ước bán nước”, “nhục quốc mất quyền” này, còn có người chê chỉ trích ông Lưu không đủ mẫn cảm chính trị. Dưới tác dụng của những tuyên truyền chống Mỹ và niềm tự tôn dân tộc, người dân Trung Quốc có lẽ đã coi ông Lưu Hạc như “tội nhân” nếu như bản dự thảo được thông qua.
Phe Giang phản công nhằm lôi Tập xuống đài
Ông Uông Hạo – chuyên gia tài chính chính trị quốc tế, đã dẫn thuật nguồn tin từ Bắc Kinh chia sẻ với giới truyền thông Đài Loan rằng, đàm phán thương mại Mỹ – Trung rạn nứt, là bởi tại Hội Thường ủy Cục Chính trị diễn ra ngày 1/5, ông Hàn Chính đã đứng ra dẫn đầu nhóm người phản đối những cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại của ông Lưu Hạc, dẫn đến ông Tập cuối cùng gõ thước tay muốn đối kháng lâu dài với Mỹ.
Ông Hàn Chính nguyên xuất thân từ “bè lũ Thượng Hải”, còn ông Vương Hộ Ninh, người được cho là kẻ đầu sỏ kích hoạt cuộc chiến thương mại cũng là đến từ Thượng Hải, cả hai đều từng được ông Tăng Khánh Hồng đề bạt tiến vào Bắc Kinh.
Bởi vậy, các kênh truyền thông hải ngoại phân tích, sở dĩ ông Tập cứng rắn với Mỹ như vậy, nguyên nhân lớn nhất trong đó là bị phe cánh họ Giang dắt đi sai đường mà không hay biết.
Sau khi cuộc đàm phán Mỹ – Trung rạn nứt vào đầu tháng 5, hệ thống tuyên truyền do ông Vương Hộ Ninh tiếp quản đã dấy lên làn sóng tuyên truyền chống Mỹ, liên tục phát sóng các bộ phim với nội dung chống Mỹ, không ngừng đăng các bài xã luận công kích Mỹ, dốc hết toàn lực tiến hành cuộc chiến dư luận.
Đêm trước “Hội nghị Trump – Tập” diễn ra vào cuối tháng 6, các kênh truyền thông trong nước còn liên tục phát hành rất nhiều bài viết công kích nước Mỹ, đồng thời hướng mũi giáo nhắm chuẩn vào “phái đầu hàng” trong đảng, lên án gay gắt những kẻ “ném lựu đạn từ phía sau lưng”.
Bình luận viên thời sự chính trị của trang Aboluowang Vương Đốc Nhiên phân tích: “Phe cánh họ Giang phản đối Tập Cận Bình ký kết thành công thỏa thuận thương mại với Mỹ, trên thực tế là muốn đưa Tập vào cạm bẫy, khiến Tập tin vào giả tướng nếu không giữ vững đảng thì khó được bảo toàn địa vị và quyền lực của bản thân, và tung ra cách nói tập thể chịu hết mọi trách nhiệm để mê hoặc ông Tập”.
Ông nói, cứ như vậy, bởi kinh tế tiêu điều và lòng dân oán hận do chiến tranh thương mại leo thang mang đến, toàn bộ đều sẽ bị đẩy hết lên người của Tập, cuối cùng hết thảy mọi việc xấu xa tà ác mà ĐCSTQ làm ra vẫn do một mình ông Tập gánh chịu. Lúc này, phe cánh họ Giang chính là thừa dịp phản công ngược để lôi Tập xuống đài.
Sự kiện Hồng Kông đang được lên men cũng được cho rằng là do phe cánh họ Giang gây rối. Hồng Kông, Ma Cao trước nay vốn là địa bàn của ông Tăng Khánh Hồng, hiện nay sự vụ Hồng Kông, Ma Cao là do ông Hàn Chính tiếp quản, Trưởng đặc khu Hồng Kông là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng là được phe cánh họ Giang đưa lên.
Thiện Ân (Theo NTDTV)