“Đạo đức trong kinh doanh” từ hai cách nhìn ở Việt Nam

15/09/14, 14:39 Đọc & Suy ngẫm

Bài viết “Đạo đức trong kinh doanh” ở Việt Nam từ hai cách nhìn cho bạn đọc tự đánh giá xem ai đáng tự hào hơn và ai đạo đức hơn?

Xin bạn đọc hãy nhìn tấm ảnh này.

Đạo đức từ hai cách kinh doanh

Ðó là trang quảng cáo của bia Sài Gòn trên Tạp chí Heritage mà khách đi máy bay của Vietnam Airlines thường thấy. Bia Sài Gòn tự hào là đóng góp cho ngân sách tới 12,5 nghìn tỉ. Chẳng hiểu đây là tiền lãi của họ năm 2013 hay là từ… xưa tới nay? Ðó là số tiền lớn, nếu quy ra ngoại tệ thì chắc cũng khoảng 600 triệu USD.

Nhưng hình như họ quên rằng, chính cái sự tăng trưởng của “nền công nghiệp ăn nhậu” này đã kéo theo không biết bao nhiêu hệ lụy?

Một đất nước nghèo như Việt Nam, vậy mà mỗi năm “nốc” hết 3 tỉ lít bia, nếu bổ theo đầu người dân thì từ đứa trẻ sơ sinh, tới cụ già sắp kề miệng lỗ, mỗi năm rót vào bụng hơn 30 lít?

Còn theo một thống kê mới nhất của một viện nghiên cứu danh tiếng công bố thì ngót 90% đàn ông Việt thích nhậu? Và 25% trong số này đã “không còn là chính mình” khi nốc bia vào?

Rồi nữa, trong số ngót 1 vạn người tử nạn vì tai nạn giao thông và hàng chục ngàn người mang thương tật một năm thì có bao nhiêu phần trăm là do uống bia Sài Gòn (và các loại bia, rượu khác).

Cho nên, nói chính bia Sài Gòn đã là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, gây ra rất nhiều các vụ rắc rối khác về trật tự xã hội là hoàn toàn không oan. Và thử hỏi 12,5 ngàn tỉ mà họ nộp vào ngân sách kia, liệu có đủ cho chi phí giải quyết những gì mà do chính bia Sài Gòn gây ra hay không?

Nếu nói về sản xuất bia rượu thì Việt Nam ta chẳng đứng vào “danh mục” nào trên thế giới. Bia thì còn tạm gọi là có vài loại, nhưng rượu thì… chán hẳn! Chúng ta có rượu làng nghề, chứ chưa chắc đã có rượu truyền thống. Chính vì vậy, chỉ có bia rượu thế giới đổ vào Việt Nam, chứ ta thì chẳng xuất đi đâu được (à, có thấy bán ở Lào, Campuchia…).

Nhưng Việt Nam ta hoàn toàn có thể “tự hào” với thế giới rằng, cái khoản ăn nhậu thì chẳng thua kém ai. Chính vì vậy mà Bia Sài Gòn mới có thể tự hào khoe đã nộp ngân sách nhiều thế.

Trên thế giới, có nhiều quốc gia sản xuất bia, rượu nổi tiếng. Bia, rượu mà họ sản xuất được xuất đi khắp thế giới và có những loại thậm chí còn được coi như một phần văn hóa. Nhưng họ chỉ tự hào khoe về chất lượng bia, khoe về văn hóa thưởng thức bia và khoe về các lễ hội bia… chứ tuyệt nhiên chưa thấy hãng nào khoe là nộp tiền cho ngân sách quốc gia bao nhiêu. Và ở các quốc gia này, bên cạnh việc khoe bia thì họ lại có những chế tài khá nghiêm khắc để trừng phạt những kẻ say xỉn, hoặc có biện pháp nhằm vận động người dân hạn chế sử dụng bia, rượu như bán theo giờ, không bán cho trẻ em.

Giá như những người làm bia Sài Gòn đừng khoe mẽ là nộp ngân sách và khuyên mọi người hãy biết uống bia chừng mực thì hay biết bao nhiêu.

Ấy cũng là nỗi buồn về văn hóa doanh nghiệp của ta.

Ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị một công ty chế biến phân urê danh tiếng của Việt Nam. Lượng phân đạm của công ty sản xuất đang đóng góp quan trọng vào đảm bảo an ninh lượng thực của nước nhà; góp phần chấm dứt việc nhập phân đạm và còn xuất khẩu đi một số quốc gia trong khu vực.

Sản phẩm của công ty đã góp phần làm đổi thay bộ mặt của một vùng đất cách mạng, nhưng nghèo khốn khó.

Ông và cán bộ, công nhân viên công ty hoàn toàn có quyền tự hào về những đóng góp của mình cho sự nghiệp xây dựng nông nghiệp, nông thôn… Và hơn nữa, số tiền mà công ty ông nộp vào ngân sách Nhà nước là rất lớn. Ấy vậy mà mỗi khi nói về kết quả sản xuất, kinh doanh, ông lại day dứt và nhiều lúc không giấu được nỗi buồn.

Hỏi ra mới biết ông day dứt và buồn là vì phân đạm sản xuất ra đến đâu, bán hết đến đấy… Mà càng bán được thì có nghĩa là bà con nông dân mình càng tốn tiền, chi phí làm ra hạt lúa, củ khoai càng bị đội lên, rồi càng bón nhiều phân đạm thì đất càng chóng bị “chai”… Vậy phải làm thế nào để cho bà con… mua ít phân đạm thôi? Thế là, trên các bao phân đạm có luôn dòng chữ khuyên bà con nên sử dụng theo đúng hướng dẫn, đừng lạm dụng phân đạm… Chưa dừng ở đấy, ông cùng các cộng sự nghiên cứu và chuẩn bị cho ra đời một một loại phân đạm mà lõi thì là hạt phân đạm nhưng vỏ bọc ngoài là phân vi sinh… Loại phân này vừa góp phần cải tạo đất, vừa làm giảm số lượng phân đạm phải bón.

Và theo lý thuyết, nếu dùng loại phân đạm cổ điển thì người nông dân phải bón nhiều hơn… mà dùng nhiều thì phải mua lắm. Và như vậy, sản lượng nhà máy sẽ cao, thu nhập công nhân tăng, nộp ngân sách Nhà nước nhiều hơn. Nhưng nếu dùng phân đạm có bọc phân vi sinh thì người nông dân sẽ phải bón ruộng ít hơn và tất nhiên, chi phí cho cây lúa sẽ bớt… Kéo theo là sản lượng của nhà máy sẽ giảm, doanh thu sẽ ít hơn và chắc chắn, nộp ngân sách cũng ít đi… Vậy là chỉ người nông dân được lợi vì tốn ít tiền, ruộng đất được cải tạo. Nhưng thu nhập của người sản xuất lại giảm… Biết là thế nhưng ông và các cộng sự vẫn quyết tâm làm…

Người nông dân rất ngạc nhiên khi thấy công ty có một khoảnh ruộng lớn ngay cạnh nhà máy. Và họ thấy ông chủ tịch, anh tổng giám đốc công ty cùng nhiều anh chị kỹ sư mặt hoa da phấn lội ruộng bì bõm và có lúc còn bốc bùn lên… ngửi. Họ không biết rằng, đây là khu ruộng được dùng để thử nghiệm phân bón mới. Mà nếu đạt được các tiêu chuẩn như tính toán thì người sẽ được hưởng lợi chính là nông dân, còn với công ty, chưa chắc đã được gì.

Vậy là ở đây đã nảy sinh hai vấn đề thuộc phạm trù đạo đức kinh doanh.

Một đằng, nghĩ mưu, nghĩ kế để cho người dân uống thật lực và coi việc sản xuất được nhiều cái thứ đồ uống mang hơi men ấy là “thành tích đáng tự hào” và vỗ ngực là “nộp nhiều tiền cho Nhà nước”. Họ bất chấp hậu quả mà cái thứ đồ uống của họ sản xuất ra ấy đã mang lại bao phiền toái cho xã hội, cho mỗi người.

Một đằng nghĩ mưu, nghĩ kế xem làm thế nào để người nông dân vẫn sản xuất ra nhiều thóc gạo, nhưng lại bớt đi chi phí… Và họ không khoe sản lượng mà khoe rằng, đã vận động được người nông dân bón phân đạm thật tiết kiệm, thật đúng cách như thế nào!

Xin bạn đọc tự đánh giá xem ai đáng tự hào hơn và ai đạo đức hơn?

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này