Dâng sao giải hạn đầu năm có phải là cách đón lành tránh dữ khôn ngoan?

21/02/18, 11:32 Thế giới tâm linh

Cữ mỗi dịp Tết đến xuân về, đâu đâu cũng thấy dòng người tấp nập lên chùa giản hạn, cầu an, với hy vọng một năm mới phát tài, may mắn. Thế nhưng, liệu cách làm đó có thực sự đúng đắn và hiệu quả?

Đầu năm dâng sao giải hạn có phải cách đón lành tránh dữ khôn ngoan? (Ảnh: ĐKN)

Theo quan niệm của nhiều người đi lễ, mỗi cá nhân đều có một sao chiếu mệnh. Có tất cả 9 sao (La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô…), năm nay là sao này, thì sang năm sẽ đến sao khác, cứ như thế xoay vòng. Trong 9 sao đó thì có sao xấu và sao tốt. Nếu là năm có sao tốt ứng chiếu vào thì có thể gặp nhiều may mắn, ứng với sao xấu thì có thể nhiều rủi ro vận hạn, do đó cần đi làm lễ dâng sao giải hạn.

Giải hạn, cầu may… không phải là điều Đức Phật dạy

Nếu làm lễ ở chùa thì có thể nói việc này hoàn toàn đi ngược lại với những điều mà Đức Phật dạy cách đây khoảng 2500 năm. Trong kinh sách nhà Phật giảng Phật Pháp là để con người biết được nguồn gốc của các nỗi bất hạnh, và thông qua xả bỏ tính xấu, dần dần đạt đến cảnh giới giác ngộ, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi bể khổ.

Người bình thường, ai cũng mong có cuộc sống bình an, “vạn sự như ý”, nhưng kỳ thực làm gì có cái điều như ý đó, nhất là khi nhu cầu của con người là không khi nào ngừng lại. Ai cũng mong phát tài, công danh thăng tiến, càng nhanh càng tốt. Thấy bên hàng xóm giàu lên mình lại thêm sốt ruột! Hết cầu cho mình được cái này, thoát khỏi cái kia, thì sẽ cầu cho con trai, con gái, bạn bè người thân.

Có người nói: “Tôi chẳng cầu gì, chỉ xin mỗi sức khỏe”, hoặc, “Tôi chẳng xin gì cho riêng mình, chỉ cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà được khỏe mạnh”. Người ta nói số phận mỗi người đã định sẵn, số của bản thân mình chẳng đổi được, nói chi đến thay đổi số của người khác.

Trong Phật giáo cũng nói đến “Phật Như Lai nhiều như cát sông Hằng”. Sông Hằng tại Ấn Độ dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Vậy tính ra sông Hằng có bao nhiêu hạt cát?! Phật Như Lai nhiều đến như thế, mỗi vị Phật lại có quyền năng và thần thông vĩ đại phi thường đến như thế!

Dân số toàn thế giới chỉ có khoảng 7 tỷ người, có lẽ chỉ cần một vị Phật phẩy tay khẽ một chút là toàn nhân loại sẽ sung sướng, “vạn sự như ý”, sẽ được “quốc thái dân an”, hoặc trừng trị hết tất cả kẻ ác và xóa sạch “bất công” trong nháy mắt. Vậy sao không thấy điều này xảy ra?

Tìm về lịch sử cách đây 2500 năm, Đức Phật khi ấy là hoàng tử sống trong nhung lụa, đã quyết định rời bỏ cuộc sống hoàng tộc đi tìm con đường giải thoát. Tu luyện trải qua bao nhiêu khổ nạn, Ngài chứng ngộ, đắc quả vị Phật và bắt đầu cứu độ chúng sinh.

Người thường luẩn quẩn với vòng sinh, lão, bệnh tử, đủ nỗi đau khổ, bất hạnh và phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày. Người xe ôm có nỗi khổ của xe ôm, tổng thống có cái khổ của tổng thống. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, ai cũng có cái khổ của họ, giai tầng nào cũng vậy.

Có khi ở trong khổ mà không tự nhận ra, vì xung quanh ai cũng thế, không có được sự so sánh. Theo lời giảng trong Phật gia, tất cả những công, danh, tình, tiền, những được và mất ở cõi người đều chỉ giống như là ảo giác hư không, nay được mai mất, khi sinh ra cũng trần truồng, khi chết đi cũng chẳng mang theo được gì.

Từ bi thương xót chúng sinh, Đức Phật đã chỉ cho con người cách giải thoát hoàn toàn khỏi thế tục, đạt đến cảnh giới viên mãn không còn sinh lão bệnh tử, không còn trong luân hồi. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều người đã theo con đường đó mà “đắc Đạo”, rồi truyền tiếp lại con đường tu luyện cho lớp người đi sau.

Cúng sao giải hạn không phải là lời Phật dạy. (Ảnh: Hanhtrinhtamlinh)

Khổ nhiều hay khổ ít là do nhân quả, do chính mình

Kinh sách nhà Phật giảng nhân quả, giảng duyên phận. Mọi chúng sinh và vạn vật trong vũ trụ này đều không thoát khỏi luật nhân quả.

Theo Phật gia, đã làm người là khổ, nhưng tất cả là do chính mình gây nên. Làm việc thiện sẽ kết thiện duyên, làm điều ác sẽ kết ác duyên. Đối với ai cũng vậy, tất cả những bất hạnh hay may mắn của bản thân đều là do những việc mình cố ý hay vô ý đã làm trong quá khứ, có thể là đời này, có thể là đời khác mà thành.

Ý nghĩ xấu, lời nói không tốt, hành động xấu sẽ tạo nên quả xấu. Luật nhân quả nhiều khi không triển hiện ngay kiểu như sờ vào điện thì bị giật chết, nên con người không nhìn thấy, cảm thấy khó tin.

Điếc không sợ súng, lại dễ bị tham vọng chi phối nên dễ làm điều xấu. Trong cuộc sống sẽ vì đó mà thi triển hết “khôn khéo”, hết mưu mẹo để mong đạt được mục đích của mình, suốt đời tranh đấu mệt mỏi. Có khi chỉ vì một vài câu nói mà làm hại mạng người khác. Gặp ai cũng nghĩ xem có phải là “đối tác tiềm năng” hay không?

Do vậy đến đời này, đến lúc này sẽ cần phải chịu khổ để hoàn trả lại những lỗi lầm đó. Nợ ai thì sẽ trả lại đúng cho người đó, có thể biểu hiện ra như bị giật nợ, bị lừa. Ai nợ mình thì sẽ tìm đến để hoàn lại, ví dụ có người giúp không công việc nào đó.

Số phận của mỗi người cứ như vậy trôi đi, đời này rồi đến đời khác, không ai được phép tùy tiện mà thay đổi điều đó, tức là không thể thay đổi số phận. Nếu không thì cũng giống như việc mắc nợ mà không phải trả. Do vậy có đứa trẻ sinh ra đã bị nạn rồi, đó là nạn của đứa trẻ nhưng cũng là nạn của những người liên quan đến nó.

Nhưng lẽ thường người ta chỉ thích được mà không chịu mất, không muốn chịu thiệt. Lại không còn tin vào nhân quả, không còn tin vào lời Phật dạy, nên khi gặp bất kể khổ nạn nào cũng đều không vui vẻ mà trả, đều muốn “xù nợ”. Khi các khoản nợ tích lại nhiều rồi, nó vượt khỏi khả năng gánh chịu, sẽ thành trọng bệnh, tai ương, chết chóc.

Giống như một công ty, nợ nhiều không trả được sẽ đến lúc vỡ nợ, phá sản. Vậy nên các vị Phật từ bi thương xót con người nhưng cũng không thể vì thế mà thi triển thần thông để con người nhẹ bớt, trừ khi người nào đó tỉnh ngộ ra, thay đổi tâm tính, xuất tâm tu thiện vãn hồi lại lỗi lầm.

Trong xã hội bình thường cũng vậy, chắc bạn cũng chỉ sẵn lòng giúp những người đã từng phạm lỗi nay thực sự muốn hối cải. Điều này người bình thường cũng hiểu được, chúng ta không ai mong muốn giúp một kẻ xấu, để rồi mai lại tiếp tục phạm tội, lần này đến lần khác, năm này qua năm khác.

Nhân quả không bắt trả lỗi ngay lúc đó, cũng chính là cho thời gian, tạo cơ hội cho người đã làm sai có dịp chuộc lại, sửa lại. Nếu ai làm ác, thì đến một ngày khắc sẽ phải trả. Cái ngày đó có thể sẽ rất bất ngờ và làm cho người ta phải thốt lên: “Tại sao lại bất công với tôi, biết thế thì…”. Đó chính là sự từ bi và uy nghiêm.

Tu nhân tích đức là cách giải hạn tốt nhất

Phật chỉ nhìn nhân tâm con người, không phải vì lễ cao lễ đầy mà đắc được thứ cầu xin, chỉ có tu tâm dưỡng tính, tích đức hành thiện thì mới mong thay đổi được số mệnh, tránh được tai ương. (Ảnh: Pixabay)

Dường như người càng có nhiều cái có thể mất, áp lực được và mất trong cuộc sống càng nhiều, càng mong cầu bình an yên ổn…thì lại càng để tâm đến việc này, sắm lễ cầu an, giải hạn. Ít thì chỉ ghi tên và vài đồng lẻ gọi là, nhiều thì chi ra trăm triệu, vài trăm triệu. Lễ thì to nhỏ khác nhau, nhưng tất cả đều chung một lòng là cầu xin bình an, vạn sự như ý.

Đa phần các lễ được làm ở chùa vào dịp đầu năm, cũng có người mời các thầy sư, thầy cúng về tận nhà, lại có người đến các “cửa điện” nhờ cậy các cô đồng, cậu đồng ra tay. Nhưng xem ra cũng chỉ là mất tiền, có khi lại mang hại vào thân. Tâm kia mà không hướng thiện thì vô ích.

Nhiều nhà sư trong Phật giáo Việt Nam cũng lên tiếng không đồng tình với việc làm lễ dâng sao giải hạn trong chùa, cho rằng nó không phù hợp với những điều vốn được biết đến trong kinh sách Phật giáo.

Không chỉ có dâng sao giải hạn mà tất cả các lễ khác, dù cao và đầy đến đâu đều không có ý nghĩa, không thể tự nhiên thoát được các “khối nợ” mà mình đã gây ra. Chỉ có tu tâm dưỡng tính, năng làm việc thiện tích đức mới vãn hồi được.

Ngay cả các thầy tu, nhà sư suốt ngày ở chùa, dâng thắp hương, tụng kinh, niệm Phật nhưng nếu cái tâm không chân thành hướng thiện, không chuyên tâm tu luyện sửa đổi tâm tính theo như điều Phật dạy thì cũng chẳng ích gì. Nếu tuyên truyền những điều lệch lạc, lợi dụng người tín tâm, phá hoại hình ảnh của Phật Pháp thì tội cũng không tránh khỏi nhân quả báo ứng nặng nề.

Lại nói có nhiều người vì truy cầu may mắn mà tùy tiện rước tượng Phật, tượng Bồ Tát về nhà, để trong phòng, trong xe ô tô, thậm chí còn có đeo trên mình đi đủ các nơi, làm đủ thứ chuyện. Có người lấy hình ảnh tượng Phật, Bồ Tát dán lên xe máy, đưa lên các ấn phẩm, các đồ lễ cầu may, các vỏ bao nhang… để mong được sự bảo hộ, bán được nhiều.

Các vật có hình tượng các vị thần Phật sao có thể bị xé, bị dẫm đạp lên, bị cho vào thùng rác? Đó chẳng phải là phạm tội bất kính lớn nhất đối với Phật hay sao?

Xưa kia, tổ tiên con người hoàn toàn tín tâm vào Thần, luôn tôn kính từ trong tâm, chẳng dám nói nhiều điều này nọ. Ví như, khi nhắc đến Vua thì phải thi lễ kính cẩn. Vua được gọi là Thiên Tử (con Trời), còn phải đối đãi như vậy. Nói chi đến các vị Đại Giác Giả như Đức Phật, các vị Bồ Tát.

Cổ nhân có câu: “Đức năng thắng số”. Nếu đối chiếu với những điều giảng trong kinh sách nhà Phật thì cũng rất có lý. Khi người ta làm việc tốt sẽ tích được đức, bù đắp lại những phần lỗi lầm trong quá khứ. Đức tích được nhiều thì hẳn sẽ hóa giải được những hoạn nạn mà lẽ ra sẽ phải chịu trong số mệnh của mình, đời sau còn có thể làm quan, phát tài.

Còn nếu xuất tâm hướng Thiện mạnh mẽ hơn nữa, hàng ngày hướng Phật tu tâm mong làm người tốt thì cũng có thể cảm động đến Trời xanh, các vị Đại Giác Giả có thể vì thế mà cứu độ về các cõi cực lạc, vĩnh viễn thoát cảnh khổ trong luân hồi. Và đương nhiên nếu làm điều trái ngược với Đạo lý thì sẽ tổn đức, thất đức… tạo thêm các mối ác duyên làm cho tương lai thêm khốn đốn.

Làm người tốt không dễ bởi vì thường chúng ta chỉ muốn được điều tốt, được thứ thoải mái, mấy ai vui vẻ khi chịu khổ. Xưa kia giảng tu nhân tích đức, nay có lẽ là tu nhân thì phải tích được nhiều tiền, cũng là vì đạo đức xã đang trượt xuống dốc.

Nhưng cho dù tiêu chuẩn tốt và xấu theo quan niệm của con người trong xã hội có thể biến đổi theo thời gian, thay đổi theo địa lý phương Đông và phương Tây, thậm chí thay đổi theo cách nhìn của mỗi cá nhân, thì luật nhân quả vẫn là chung cho vạn vật trong vũ trụ này, vẫn chỉ có một bộ tiêu chuẩn để phân biệt Thiện – Ác, tốt và xấu.

Chỉ có lắng tâm nghe Đạo mới biết được những điều chân, và sự huyền diệu của giải thoát mà Phật Pháp dạy. Nó không chỉ là những điều ở bề mặt có thể nghiên cứu ra. Mà phải là tu luyện cái Tâm!

Theo ĐKN

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới