Đảng Cộng sản Trung Quốc từng buôn nha phiến để “cứu nước”

19/01/16, 11:34 Trung Quốc

Trong thời kỳ Trung Quốc chống Nhật 1937 – 1945, Trung Hoa Dân Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc hợp tác cùng nhau chống quân xâm lược. Được Quốc Dân đảng cấp tiền và vũ khí, nhưng thay vì kháng Nhật, Đảng Cộng sản quay sang phá hoại Quốc Dân đảng, kích động biểu tình, đình công và bạo động. Điều này khiến cho Tưởng Giới Thạch vô cùng tức giận.

hoa-anh-tuc-2(1)
Cánh đồng hoa anh túc, nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất nha phiến (thuốc phiện)

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rơi vào thời kỳ khủng hoảng

Tình hình trở nên xấu đi vào cuối năm 1940, đầu năm 1941 khi ĐCS và Quốc dân đảng có xung đột lớn. Tháng 12/1940, Tưởng Giới Thạch ra yêu sách buộc Tân Tứ quân của ĐCS phải rời các tỉnh An Huy Giang Tô.

Do phải chịu sức ép nặng nề, các lãnh đạo Tân Tứ quân phải chấp thuận. Năm 1941 lại xảy ra “sự kiện Tân Tứ quân“, hai phía Quốc Cộng xung đột khiến cho vài ngàn quân thuộc ĐCS bỏ mạng. Sự kiện này đánh dấu chấm dứt mặt trận thống nhất chống Nhật.

Sau đó Quốc Dân đảng ngưng “chế độ trợ cấp” tài chính cho ĐCS. Đây là chế độ cấp tiền và lương thực cho quân phe Cộng sản. Chế độ này chiếm tỷ lệ vượt trội trong tổng nguồn thu của ĐCS, năm 1940 lên đến 73,54%.

Mất nguồn tiền trợ cấp chính yếu, đồng thời bị bao vây quân sự mà mất hết các vùng lãnh thổ quan trọng, ĐCS buộc phải tự mình xoay xở.

Nha phiến là cách duy nhất cứu vãn tình thế

Đứng trước nguy cơ diệt vong, Mao Trạch Đông chủ trương củng cố lực lượng, một mặt thực hiện chiến tranh phá hoại Quốc dân đảng, một mặt trách giao tranh với quân Nhật, đồng thời tìm mọi cách để kiếm tiền.

Trong một hội nghị cấp cao ở vùng biên khu (gồm vùng bắc Cam Túc, đông Thiểm Tây và Ninh Hạ), Mao Trạch Đông từng nói: “Chúng ta hiện không có áo mặc, không có dầu ăn, không có giấy tờ, không có rau, chiến sĩ không có giầy, nhân viên mùa đông không có chăn”. Vậy là chỉ còn cách “vận động sản xuất quy mô lớn” để tự cứu mình.

Nhận thấy buôn nha phiến mang lại nguồn lợi vô cùng lớn, đồng thời vận chuyển thuận tiện, giá cao, thị trường rộng, thêm vào là vùng Sơn Tây và Thiểm Tây phù hợp trồng loại cây này, thế nên mặc kệ tác hại to lớn đối với dân tộc, ĐCSTQ đã quyết định chọn hình thức này.

Năm 1941, ĐCSTQ ra lệnh trồng cây anh túc, mỗi hộ nông dân được trồng từ 5 – 10 mẫu. Cuối năm 1941 vùng biên khu thành lập “Cục Giám sát thuốc cấm”. Theo cuốn «Nhật ký Diên An», ông Nhậm Bật Thời (1904 – 1950) được giao chức “Chuyên viên vấn đề nha phiến”. Về sản lượng, để ứng phó khẩn cấp tình trạng khó khăn, họ muốn nội trong một năm có thể tung ra thị trường ít nhất 60 tấn nha phiến.

tải xuống (7)
ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã quyết định trồng cây anh túc để sản xuất, buôn bán nha phiến kiếm tiền phục vụ cho tham vọng thống trị của mình.

Bấy giờ nha phiến là tượng trưng cho quân xâm lược, vì trước đó quân Anh đã khiến Trung Quốc nhập khẩu nha phiến vừa để rút kiệt tài lực của Trung Quốc, vừa để đầu độc nhân dân. Vì Đảng, Nhậm Bật Thời đã dám trồng nha phiến trên một vùng rộng lớn, bất chấp nguy cơ bị dân tộc kết tội. Vì từ ‘nha phiến’ quá nhạy cảm, nên bấy giờ ĐCSTQ nói lái thành ‘xà phòng’ khi buôn bán món này. Lợi nhuận thu được từ nha phiến được dùng cho Đảng.

«Nhật ký Diên An» cũng ghi lại, ngày 28/4/1944 khi phóng viên người nước ngoài đến thăm Diên An, ông Mao Trạch Đông đặt vấn đề muốn thiết lập quan hệ chính thức với các nước tư bản quan trọng trong liên minh chống phát-xít. Nhưng rồi có vấn đề gây khó xử: “Cả một vùng đất bao la đều trồng cây anh túc, đây là vấn đề rất khó chấp nhận”.

Để che giấu cho tội lỗi của mình, Mao ra lệnh cho lữ đoàn 359 thuộc Bát lộ quân diệt sạch các cánh đồng hoa anh túc trên khắp địa khu Diên An.

Vì độc lập tự do, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng buôn bán thuốc phiện?

Ngày nay khi nhắc đến lịch sử buôn bán thuốc phiện của Đảng, một số người dân Trung Quốc sẽ có quan điểm:

Vì độc lập dân tộc, trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, nếu tôi là Mao Trạch Đông, tôi cũng sẽ làm thế”.

Nhưng thực tế đây chỉ là lầm tưởng của người dân, hậu quả của chính sách tuyên truyền “Lời nói dối nhắc lại 100 lần sẽ thành lời nói thật” của ĐCSTQ.

Thực tế lịch sử cho thấy, khi chiến tranh Trung – Nhật diễn ra, ĐCSTQ không hề có giao tranh chính diện nào với quân xâm lược, ngược lại họ tập trung bảo toàn lực lượng và làm loạn để tiêu hao sức lực của Quốc dân đảng, lực lượng thật sự đang bảo vệ quốc gia trước quân xâm lược.

Sau khi Tưởng Giới Thạch chiến thắng quân Nhật, 1946-1950 ĐCSTQ phát động nội chiến lần hai với Quốc dân đảng, thực chất là người Trung Quốc đánh người Trung Quốc.

Ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhìn lại suốt giai đoạn lịch sử từ khi thành lập đến năm 1949, ĐCSTQ chưa hề chính thức có một cuộc chiến chống quân xâm lược nào. Tất cả trận đánh đều vì tranh giành quyền lực và củng cố tham vọng thống trị của mình, cái gọi là vì “độc lập tự do dân tộc” thực chất chỉ là tuyên truyền.

Trong cuốn «Nhật ký Tạ Giác Tai» có nhắc đến việc Mao Trạch Đông hiểu trồng loại cây này là vô đạo đức, nhưng “không trồng thì khó qua kiếp nạn”.

Trung Quốc ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, người Trung Quốc trở nên bại hoại, hàng giả hàng độc hại tràn lan, mặc kệ đến sức khỏe của người dân.

Người Trung Quốc đi đâu cũng bị các dân tộc khác kỳ thị, phải chăng nó là bản chất người Trung hoa là vậy, hay chỉ là hậu quả của 66 năm sống trong đầu độc và phá hoại tư tưởng, đạo đức của Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Theo NTD

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp