Đại dương mới từ vết nứt giữa sa mạc châu Phi?
(Bí ẩn khoa học) – Các nghiên cứu khoa học về vết nứt trên sa mạc Ethiopia có manh mối sẽ là nguồn gốc để tạo nên một đại dương mới như Biển Đỏ.
Nguyên nhân đại dương bị biến thành bể axít Xác định danh tính quái vật khổng lô dưới lòng đại dương
“Mục đích của nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu xem điều đang xảy ra ở Ethiopia có giống với điều đang xảy ra dưới đáy biển không, nơi chúng ta gần như không thể tới được”, giáo sư Ebinger nói.
Hai mảng kiến tạo châu Phi và Ảrập gặp nhau tại sa mạc Afar thuộc miền bắc Ethiopia. Trong suốt 30 triệu năm qua, từ hình ảnh vệ tinh cho thấy, chúng đang tách nhau ra với tốc độ khoảng 2 cm mỗi năm và phần tách này nằm ở phía nam Biển Đỏ. Quá trình tách tạo nên Biển Đỏ và vùng lõm dài 298 km trên sa mạc Afar. Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã nhận thấy quá trình tạo ra vết nứt ở đây giống hệt những diễn biến đang xảy ra dưới các đáy đại dương. Điều đó chứng tỏ một đại dương mới đang hình thành ngay giữa lục địa đen. Khi vết nứt mở rộng, nó cũng sẽ chia cắt Biển Đỏ. Họ đã dựng lại quá trình hình thành vết nứt trên mô hình giả lập và cho thấy kết quả là vết nứt được tạo ra sau khi một ngọn núi lửa hoạt động và phun dung nham lên mặt đất. Chỉ trong vài ngày vết nứt đã đạt tới chiều dài 56 km và nó vẫn đang tiếp tục tiến về hai phía nam và bắc. Vết nứt – rộng hơn 6 m – được phát hiện trong sa mạc của Ethiopia vào năm 2005. Khe nứt có thể chứa đầy 2,5 km khối đá tan chảy – đủ để chôn vùi 42 km vuông khu vực giao thông tấp nập của London bên dưới 60m dung nham. Nghiên cứu năm 2009 được đăng trên tờ Geophysical Research Letters đã chỉ ra rằng quá trình này xảy ra khi lỗ đang được phát triển. Ngoài ra, về cơ bản, quá trình này cũng giống như những gì đang diễn ra dưới đáy biển, đồng thời đây cũng là hiện tượng đã gây nên sự phân tách chậm chạp của Biển Đỏ.
Vết nứt ngày một rộng và dài ra với những đợt phun trào gần đây nhất xảy ra mới hồi tháng 3/2010. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khu vực đó tin rằng một đại dương mới đang từ từ hình thành và cuối cùng sẽ tách lục địa châu Phi ra làm hai. Tiến sĩ Tim Wright thuộc Khoa Trái đất và Môi trường, Đại học Leeds, nói: “Quá trình hình thành đại dương thường ẩn sâu bên dưới lòng biển, nhưng ở Afar, chúng tôi có thể đi bộ băng qua khu vực nơi bề mặt Trái đất tách ra xa nhau – điều đó thật sự thú vị”. Ông cũng cho biết, “chúng tôi có thể theo dõi magma từ bên dưới lớp bao của Trái đất cho đến khi nó xâm nhập vào các vết nứt và hóa rắn thành lớp bao mới, hay phun lên trên bề mặt”. Tuy nhiên, đại dương mới sẽ không xuất hiện ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình này có thể kéo dài tới hàng triệu năm. Nhóm nghiên cứu cho rằng Biển Đỏ sẽ chảy vào đại dương mới trong khoảng một triệu năm nữa. Đại dương mới cũng sẽ nối Biển Đỏ với vịnh Aden, một nhánh của biển Ảrập nằm giữa Yemen và Somalia. Chi Chi (Tổng hợp) |
Theo Báo Đất Việt