Cựu thẩm phán kể lại những vụ hành quyết hàng loạt ở Trung Quốc

16/02/19, 10:35 Trung Quốc

Cổ nhân có câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”, do đó lòng trắc ẩn của người ta khi chứng kiến cái chết của người khác sẽ thể hiện ra, đó cũng là điều gây nên nỗi ám ảnh to lớn cho những ai chứng kiến quá nhiều cái chết của đồng loại.

Cựu thẩm phán kể lại những vụ hành quyết hàng loạt ở Trung Quốc. Ảnh 1
Một cảnh hành quyết trong lịch sử Trung Quốc. (Ảnh tư liệu)

Trong bài tường thuật này, Chung Kim Hoa – một cựu thẩm phán kiêm luật sư ở Ôn Châu thuộc Đông Nam Trung Quốc, sẽ chia sẻ những trải nghiệm đau thương của mình trong suốt 14 năm sự nghiệp với tư cách là nhân chứng của các vụ hành quyết hàng loạt cũng như thu hoạch nội tạng từ các tử tù. Ông Chung đã làm việc 5 năm với tư cách là thẩm phán hình sự, nơi ông “đối mặt với các tử tù gần như mỗi ngày”. Bài viết của ông đã được biên tập lại để dễ hiểu hơn.

–***–

Dù là ở Trung Quốc, Mỹ, hay bất kỳ nơi nào trên thế giới, việc phục vụ công lý ở toà án và khoác lên người chiếc áo choàng thẩm phán đều là điều mà nhiều người theo học luật, bao gồm cả tôi, khao khát. Sau khi tốt nghiệp đại học Luật vào tháng 7/1994, với sự chăm chỉ cùng một chút may mắn, tôi đã được làm việc tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Ôn Châu. Sau khi làm thư ký pháp lý trong bộ phận hình sự của một phiên tòa sơ thẩm hơn 3 năm, tôi được bổ nhiệm làm thẩm phán – công việc mà tôi đã làm suốt 14 năm. Tháng 7/2008, tôi đã chịu đựng quá đủ và từ chức để trở thành luật sư.

Suốt 14 năm ở tòa án, 9 năm làm việc ở bộ phận hình sự là khoảng thời gian khó quên nhất của tôi. Tôi đã làm thư ký pháp lý trong 3 năm và sau đó làm thẩm phán hình sự trong 5 năm tiếp theo. Hầu như mỗi ngày tôi đều làm việc với các tử tù và mỗi tháng tôi phải chứng kiến tại chỗ một vụ hành quyết đẫm máu. Tôi muốn thẳng thắn kể lại những ký ức đã ám ảnh tâm trí tôi và hy vọng bằng cách này, có thể xóa đi những cơn ác mộng đã hành hạ tôi suốt bao năm.

Lúc đầu, khi thấy các tù nhân bị xử tử hình với danh tính xác thực cùng bản án đã thực thi, tôi nghĩ đó chỉ đơn giản là trừng phạt kẻ xấu, duy trì công lý và sau tất cả, đó là nhiệm vụ của một thẩm phán. Nhưng thời gian trôi đi, số vụ hành hình tăng lên, tôi đã phải chứng kiến nhiều cảnh tượng tàn bạo và ghê rợn không tưởng tượng nổi đến mức khiến tôi bàng hoàng. Quan điểm của tôi đã thay đổi. Dần dà, trên phương diện cảm xúc, tôi cảm thấy khó đối mặt hơn và những cơn ác mộng dần hủy hoại tôi.

Cú sốc tinh thần đầu tiên đến vào khoảng năm 1996 – 1997, tại khu hành hình “Núi Tuyết” ở Ôn Châu. Nó để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi vì thứ nhất, đó là một trong những cuộc hành hình quy mô lớn nhất mà tôi từng thấy do đội bắn thực hiện, xử tử 26 tù nhân; và vì nhiều người trong số họ là thành viên của hai băng nhóm ở quê tôi –  tỉnh Thương Nam, Ôn Châu. Lúc bấy giờ đang là đợt cao điểm của các hoạt động trấn áp mạnh mẽ tội phạm trên khắp Trung Quốc và Ôn Châu, với vai trò là một vùng phát triển kinh tế ở bờ Đông Nam, Ôn Châu cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình.

Vào ngày hành hình, Núi Tuyết tràn ngập cảnh sát vũ trang và các sĩ quan an ninh công cộng. Chiều hôm đó, hàng loạt tử tù được lực lượng cảnh sát trang bị vũ trang hộ tống, đưa đến bằng các xe quân sự và xe cảnh sát từ khắp đất nước. Sau đó, các tù nhân bị đưa đến một bức tường bao cát và quỳ thành hàng đối diện bức tường đó. Mỗi cảnh sát vũ trang đều có một khẩu súng trường bán tự động đã được lên nòng trước. Họ dí họng súng vào lưng các tù nhân ngay gần vị trí của tim.

Khi đó, tôi mới đến tòa án, làm công việc ghi lại biên bản các phiên tòa, các phiên điều trần và các buổi thi hành án. Thật kinh hoàng khi lần đầu chứng kiến những cảnh đó, nhưng nhớ đến trách nhiệm mà chính phủ đã giao cho, tôi cẩn thận đếm tất cả tù nhân từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái, tổng cộng 26 người.

Người chỉ huy ra lệnh bắn, không trung đầy tiếng nổ súng đùng đùng. Các tù nhân từng người một ngã xuống, máu họ bắn tung tóe khắp nơi. Tôi bắt đầu thấy choáng váng và cảm thấy thật khó để đứng vững. Tôi dùng hai tay vuốt mặt và đầu mình, cố để giữ cho bản thân bình tĩnh. Nhân viên hỏa táng nhanh chóng đến và kéo các xác chết đi trên một chiếc xe đẩy hàng.

Là một thẩm phán, tôi không chắc liệu mình là một người bảo vệ công lý hay chỉ là một kẻ giết người được hợp pháp hóa bởi tấm màn luật pháp.

— Chung Kim Hoa, Thẩm phán người Trung Quốc

Cảnh tượng ở pháp trường luôn khiến tôi nhớ về các bộ phim chiến tranh kháng Nhật xem thời trẻ, trong đó lính Nhật đã bắn hạ hàng loạt người Trung Quốc. Nó cũng làm tôi nghĩ đến lò mổ heo, nơi các tay đồ tể ném những con heo chết lên xe đẩy kéo đi. Thật khó để xác định chính xác cảm xúc của mình; tôi cảm thấy vô cùng nặng nề.

Ký ức thứ hai tạo ấn tượng sâu sắc với tôi là vụ việc với một nhân viên thi hành án của lực lượng Cảnh sát Vũ trang. Tôi không nhớ rõ thời gian, địa điểm chính xác nhưng có thể nó xảy ra trước khi tôi trở thành thẩm phán.

Tôi không biết ai là người chịu trách nhiệm thi hành án với những tử tù ở các khu vực khác của Trung Quốc, nhưng ở Ôn Châu là Cảnh sát Vũ trang làm việc tại các trại giam. So với khoảng thời gian trước thì lúc đó, số tù nhân có giảm nhưng không phải là quá ít. Ngay khi mọi người đã vào vị trí, chúng tôi để ý thấy tay chân của một cảnh sát đang run rẩy đến đáng sợ. Chỉ huy đi thẳng đến chỗ anh ta và ra lệnh cho anh ta không được run rẩy nữa nhưng không có tác dụng gì cả. Người chỉ huy mắng mỏ anh ta thậm tệ và ra lệnh khai hỏa.

Nhưng khi súng đã bóp cò, tên tử tù đang quỳ gối trước mặt viên cảnh sát run rẩy kia đã không ngã xuống. Tên tù nhân chậm rãi đứng dậy và dùng gương mặt lấm lem bùn đất nhìn viên cảnh sát. Người cảnh sát sợ hãi đến mức khóc thật to, ném khẩu súng đi và bắt đầu nhảy như điên dại. Mọi người đều sững sờ. Tên chỉ huy nhanh chóng chạy đến chỗ tù nhân, đá hắn xuống đất rồi bắn hai phát bằng khẩu súng lục của mình. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với viên cảnh sát thi hành án kia, liệu anh ta có bị kỷ luật hay tổn thương tinh thần từ sự việc này không, nhưng nét kinh hãi trên khuôn mặt anh ta sẽ ám ảnh tôi suốt đời.

Kẻ bán ma túy bị kết án Wang Xiongyin bị phá vỡ khi cô bị kết án tử hình vì bán 200 gram heroin với giá 27.000 nhân dân tệ vào năm 1999, tại Quảng Châu, ngày 26 tháng 6 năm 2003, khi Trung Quốc đánh dấu Ngày quốc tế chống ma túy.  (Hình ảnh STR / AFP / Getty)
Cô Wang Xiongyin bị kết án tử hình vì bán 200 gram heroin với giá 27.000 nhân dân tệ vào năm 1999. (Ảnh: STR / AFP / Getty)

Một lần khác, vào một buổi trưa hè nóng bức, tôi đã chứng kiến cảnh xử tử một phạm nhân nữ, người phụ nữ trẻ bị Tòa án Nhân dân Trung cấp Ôn Châu tuyên án tử hình vì tham gia buôn lậu hơn 200g heroin. Tòa án Nhân dân Tối cao đã thông qua bản án này. Tôi nhớ cả quá trình vì tôi được phân công xác định danh tính của nữ phạm nhân đó. Người buôn ma túy, mặc chiếc váy dài màu trắng, đang gào khóc trong tuyệt vọng suốt quãng đường đi từ trại giam. Cô ấy luôn miệng kêu “Trời” và “mẹ”. Hai bàn tay bị còng chặt sau lưng cô chuyển sang màu tím sẫm và cô đang run lên một cách không kiểm soát. Khoảnh khắc bị ép quỳ xuống, cô ta thình lình hét lên “Trời ơi! Mẹ ơi! Trời ơi! Mẹ ơi!” Cảnh tượng đó thật quá sức chịu đựng.

Tiếng súng vang lên và cô đã ngã xuống đất trong bộ váy dài màu trắng, mãi mãi không còn cất tiếng khóc nữa. Giám định pháp y nói cô ấy đã sợ hãi tới mức đại tiện ra quần.

Tôi không biết nói gì, chỉ biết cố gắng vượt qua những cảm xúc buồn bã trong lòng. Án tử hình, tao thật kinh tởm, chán ghét mày!

Vụ việc thứ tư là một tai nạn trong một vụ tử hình tiêm thuốc độc vào khoảng năm 2001 hoặc 2002, cũng tại khu hành hình Núi Tuyết. Sau hình thức xử tử tù nhân bằng súng, luật pháp đã bổ sung phương án tiêm thuốc độc từ năm 1997. Phương án này được thông qua tại Ôn Châu vào khoảng năm 2001 hoặc 2002. Tiêm thuốc độc được cho là một hình thức thay thế nhân đạo hơn, giảm đi sự kinh hãi của phạm nhân khi đối diện với đội bắn.

Tuy nhiên, vụ việc mà tôi nói đến, không những không giảm được đau đớn hay sợ hãi, mà thậm chí nó còn khủng khiếp hơn bởi sự cẩu thả của nhân viên thi hành án.

Trong trường hợp do tôi xử lý, nhân viên thi hành án không phải làm gì nhiều đối với tù nhân, nên theo quy định, tôi không nhất thiết phải có mặt ở đó. Nhưng vì Ôn Châu vừa mới thông qua bản án tiêm thuốc độc, với tư cách là chánh án hình sự, chúng tôi được khuyến khích quan sát quá trình và tự làm quen với phương án này.

Đầu tiên, chúng tôi đến phòng quan sát quá trình tiêm thuốc độc vừa được nâng cấp, được liên kết với phòng thi hành án. Bàn thi hành án đã được chuẩn bị sẵn sàng và một vài nhân viên áo trắng đang di chuyển các thiết bị. Một tù nhân nam bị đưa vào. Các nhân viên thi hành án trói tay chân, đầu anh ta vào các phần khác nhau của cái bàn và gắn những thiết bị tiêm thuốc vào người anh ta. Có hai nút hành hình. Tên tù nhân im lặng và trông ngây dại đi; anh ta bị nỗi sợ hãi làm cho tê liệt.

Bản án được thực hiện bởi một nhân viên thi hành án. Mọi thứ đã vào đúng vị trí và người chỉ huy hô to “Chuẩn bị – Bắt đầu!”. Khi nhân viên thi hành án nhấn một trong những cái nút đó, thay vì chứng kiến tù nhân chìm vào mê man như kế hoạch, bất thình lình, anh ta lại vùng vẫy dữ dội, la hét lên như thể đang bị tra tấn dã man. Các nhân viên và bảo vệ giật mạnh khung hỗ trợ và thiết bị ra trong cơn nhốn nháo và vội vã lôi tù nhân đang vật vã ra ngoài. Họ đè anh ta xuống đất và bắn vào đầu.

Sau đó, chúng tôi được thông báo rằng nhân viên thi hành án đã làm sai thứ tự và nhấn nhầm nút tiêm thuốc độc thay vì phải nhấn nút gây mê trước, dẫn tới kết cục đầy kệch cỡm. Là một thẩm phán bình thường, tôi không có quyền thay đổi bất cứ điều gì, tất cả những gì tôi có thể làm là im lặng và tuyệt vọng.

Cảnh tiêm thuốc độc tử hình cô gái buôn ma túy

Ngoài các vụ xử tử, tôi cũng sốc khi chứng kiến các bác sĩ mổ xác tù nhân và lấy nội tạng của họ. Trước đây, tôi đã từng nghe loáng thoáng về điều này – việc thu hoạch nội tạng tử tù cho việc phẫu thuật ghép tạng là một “bí mật công khai” trong nội bộ chính phủ Trung Quốc và trong xã hội – nhưng tận mắt chứng kiến việc đó là một cú sốc kinh hoàng đối với tôi.

Việc này cũng diễn ra tại khu hành hình Núi Tuyết, dù tôi không nhớ được thời gian chính xác. Khi đó, chúng tôi vẫn còn thi hành án tử hình bằng đội bắn. Sau khi xử tử, tôi vội chạy đến nhà vệ sinh gần đó để giải quyết. Trên đường trở lại, tôi đã đi nhầm hướng vào một tòa nhà nhỏ có vẻ như được dùng làm phòng phẫu thuật tạm thời. Người nằm trên bàn giải phẫu là tù nhân vừa bị bắn chết. Anh ta nằm ngửa, có một hình chữ thập lớn và sâu kéo dài từ vai xuống tới dạ dày. Phần ruột lòi ra ngoài, lòng thòng bên bàn mổ trong khi hai bác sĩ mặc áo trắng tiến hành lấy nội tạng của anh ta. Một thứ mùi hôi nồng nặc, kinh tởm bay khắp căn phòng và tôi cảm thấy khó chịu tới mức buồn nôn. Tôi quay đầu chạy ra khỏi đó và nôn lên bãi cỏ gần bức tường bên ngoài tòa nhà.

Tôi vẫn cảm thấy buồn nôn mỗi khi nhớ lại cảnh đó. Nó cho thấy sự tồn tại hiển nhiên của “bí mật công khai” đó. Tôi không biết là ai đứng sau toàn bộ chuyện này và ai đã cho phép họ làm điều đó. Tôi hoàn toàn mù mờ về việc này.

Là một thẩm phán, tôi không chắc mình là một người bảo vệ công lý hay chỉ là một kẻ giết người được hợp pháp hóa bởi tấm màn luật pháp.

Tháng 10/2003, tôi được chuyển từ bộ phận hình sự sang làm chủ tọa bộ phận giám sát tư pháp. Tôi dành 5 năm để giải quyết các nguyên đơn và các vụ án oan sai. Tháng 7/2008, tôi từ chức tại Tòa án Nhân dân Trung Cấp Ôn Châu và mãi mãi rời khỏi bộ máy tư pháp Trung Quốc.

Nhưng những cơn ác mộng vẫn ám ảnh tôi. Tôi thường mơ thấy mình bị đám đông lôi vào máy chém. Ngay khoảnh khắc lưỡi dao rơi xuống, tôi choàng tỉnh, không thở nổi và cả người đầy mồ hôi. Những cuộc hành quyết cũng ảnh hưởng xấu đến các đồng nghiệp của tôi. Một lần, trên đường trở về từ khu hành hình, một thẩm phán họ Trương đã ngất xỉu và ngã xuống cánh đồng lúa.

Khi làm việc với tư cách một thẩm phán hình sự ở Trung Quốc, tôi đã chọn cách khoan dung trong tất cả các vụ án, một điều hoàn toàn bất khả thi. Tôi đã cố gắng hết sức mỗi khi có cơ hội để không phải tuyên án tử. Do đó, tôi đã động chạm tới rất nhiều đồng nghiệp và cấp trên, nhưng tôi vẫn luôn tin rằng bất cứ người học luật nào cũng nên xem việc tôn trọng sự sống và tự do như một nghĩa vụ đạo đức cơ bản của họ.

Về tác giả

Chung Kim Hoa là một luật sư nhân quyền tha hương người Trung Quốc, một cựu thẩm phán và là một người hành nghề tự do.

Từ tháng 8/1994 – 7/2008, tại Tòa án Nhân dân Trung Cấp Ôn Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, Chung Kim Hoa làm việc với tư cách thư ký pháp luật ở bộ phận hình sự, chủ tọa, và chủ tọa của bộ phận giám sát tư pháp.

Từ tháng 7/2010 – 8/2015, Chung Kim Hoa làm việc với tư cách đối tác và đối tác cấp cao lần lượt tại công ty luật Yingke Bắc Kinh, tập đoàn Capital Equity Legal và công ty Luật Junlan Thượng Hải.

Đêm giao thừa năm 2011, ông Chung đã đăng một thông báo công khai trên trang weibo cá nhân kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bãi bỏ các hạn chế về các đảng phái chính trị, tự do báo chí và bầu cử dân chủ. Ông cũng tuyên bố sẽ rời khỏi Đảng và tổ chức một đảng đối lập để xóa bỏ chế độ độc đài của ĐCSTQ. Kết quả, ông bị chính quyền Trung Quốc triệu tập và đe dọa bắt giam. Ông cũng bị Đổng Đông Đông, giám đốc Công ty Luật Yingke Bắc Kinh sa thải. Ông bị buộc phải xa nhà trong vòng nửa tháng.

Trong cuộc đàn áp 709 năm 2015, khi hàng trăm luật sư biện hộ và công dân bị bắt giữ, Chung Kim Hoa cũng bị quấy rối và bị “mời trà” vì có động thái ủng hộ trên danh nghĩa người khởi kiện và luật sư biện hộ. Ngày 13/7/2015, cảnh sát Trung Quốc đến nhà ông cùng lệnh bắt giữ nhưng ông đã thoát được nhờ áp lực và sự ủng hộ từ bên ngoài.

Ngày 11/8/2015, Chung Kim Hoa đưa vợ và hai con mình tới sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải. Sau 3 giờ bị bắt giữ và khám xét người, họ đã có thể lên máy bay đến Hoa Kỳ và sống lưu vong tại đó cho đến nay.

Hồng Liên, theo Epoch Time

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL