Cựu sỹ quan tình báo nói về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

05/07/15, 21:00 Tin Tổng Hợp
VOV.VN -Câu chuyện của một cựu chiến binh Hoa Kỳ cho thấy một điều “không có gì không thể hóa giải” trong quan hệ Việt Nam -Hoa Kỳ.

VOV.VN -Câu chuyện của một cựu chiến binh Hoa Kỳ cho thấy một điều “không có gì không thể hóa giải” trong quan hệ Việt Nam -Hoa Kỳ.

40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình thường hóa quan hệ, từ cựu thù, Việt Nam– Hoa Kỳ đã gác lại quá khứ để hướng tới tương lai.

Đã có rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ trở lại Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng Việt Nam khép lại quá khứ.

Câu chuyện của Chuck Scearcy, một cựu sỹ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ là một ví dụ. Với việc thực hiện các dự án rà phá bom mìn, hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh Việt Nam, người cựu chiến binh này đã trở thành cầu nối giữa các cựu chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ông Chuck Scearcy giúp người dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh

Là Phó Chủ tịch Quỹ Cựu chiến binh Hoa Kỳ vì Hòa bình, ông đã tích cực xây dựng mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, các Chính phủ, Đại sứ quán Mỹ, giới truyền thông… để quyên góp tiền cho các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam.

Câu chuyện của ông Chuck Scearcy, một cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở Việt Nam cho thấy một điều “không có gì không thể hóa giải” trong quan hệ Việt Nam –Hoa Kỳ. Và các cựu chiến binh Hoa Kỳ đang làm tất cả để cùng người dân Việt Nam khép lại quá khứ.

40 năm sau chiến tranh, một lần nữa người ta thấy rõ giá trị của hòa bình và hòa giải.

Khi những người lính đã từng ở bên kia chiến tuyến có thể bắt tay nhau, hai dân tộc Việt Nam –Hoa Kỳ có thể làm bạn với nhau, điều đó cũng có nghĩa là một trang sử mới đang được viết lên cho các thế hệ trẻ sau này.

PV: Chúng ta đang nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam sau 40 năm. 20 năm qua, chúng ta cũng đã chứng kiến những bước chuyển quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Báo chí thường viết rằng có rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ bị dằn vặt, ám ảnh bởi chiến tranh Việt Nam. Thực tế diễn ra như thế nào, thưa ông?

Ông Chuck Searcy: Đúng vậy, đã có rất nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ đã phải trải qua nỗi đau chiến tranh. Họ dằn vặt, họ phải sử dụng thuốc giảm đau. Đó là một thực tế và điều đó là sự thật.

PV: Ông đã vượt qua nỗi ám ảnh đó như thế nào?

Ông Chuck Searcy: Tôi là một cựu chiến binh may mắn khi còn được ngồi ở đây. Khi tôi đi qua cuộc chiến tranh, tôi đã tham gia rất nhiều hoạt động phản đối chiến tranh.

Đối với tôi, cuộc chiến tranh thực sự là một trải nghiệm mà sau đó chúng ta biến những nỗi đau thành hành động. Trong suốt thời gian qua, tôi đã quay trở lại Việt Nam và tham gia tích cực trong việc hàn gắn nỗi đau.

Tôi cảm thấy may mắn hơn rất nhiều so với các cựu chiến binh khác khi họ không làm những công việc như tôi mà phải chịu đựng những nỗi đau về mặt tinh thần do cuộc chiến để lại

Ông Chuck Scearcy cùng cán bộ rà phá bom mìn

PV: Tôi đã đọc những bài báo mà ông đã chia sẻ về câu chuyện của mình, trong đó, ông có nói rằng năm 1975, khi nghe tin Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, ông đã bật khóc. Vì sao lúc ấy ông lại có cảm xúc như vậy?

Ông Chuck Searcy: Quả thực đó là một ngày đầy cảm xúc đối với tôi. Đó là một sự giải thoát rất lớn. Lúc ấy người dân Việt Nam bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước và có rất nhiều khó khăn.

Đó cũng là cảm giác tôi có được khi nhận ra bài học rất lớn sau cuộc chiến tranh này rằng không nên tham gia vào một cuộc chiến ảnh hưởng đến cái quyền công dân của nước khác.

Tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể rút ra bài học. Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra khi nước này tiếp tục tham chiến ở Iraq, Afghanistan.

PV: Năm 1992, ông đã trở lại Việt Nam với tư cách một khách du lịch. Lúc đấy, ông đã rất lo lắng. Ông sợ người dân Việt Nam trả thù người Hòa Kỳ, nhưng thực tế không phải như vậy. Ông đã được đón tiếp chân thành, nồng hậu. Đấy có phải lý do để ông trở lại Việt Nam và chọn những công việc giúp đỡ Việt Nam gỡ bỏ nỗi ám ảnh và để lại sau lưng những bài học trong quá khứ?

Ông Chuck Searcy: Thực sự đó là một cảm xúc chung của tất cả các cựu chiến binh khi trở lại Việt Nam. Tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng người Việt Nam căm ghét mình sau những gì xảy ra trong chiến tranh.

Tuy nhiên có một điều chúng tôi nhận thấy rằng, người Việt Nam rất dễ tha thứ. Người Việt Nam không quên quá khứ, nhưng không sống trói mình trong quá khứ. Họ luôn hướng đến tương lai.

Những trải nghiệm của các cựu chiến binh ở Việt Nam và bản thân tôi đều thấy rằng, người Việt Nam đã cho chúng tôi một bài học về việc rũ bỏ quá khứ hướng tới tương lai.

Rất nhiều cựu chiến binh Hòa Kỳ sau khi trở lại Việt Nam rồi trở về Hòa Kỳ họ đã có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ những trải nghiệm họ có được ở Việt Nam.

PV: Ông đã nói đến rất nhiều bài học về sự tha thứ, việc hàn gắn nỗi đau sau chiến tranh giữa hai dân tộc. Ông có thể cho biết, những chương trình mà ông và đồng đội đang thực hiện như: Dự án RENEW, Quỹ Tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVMF), có phải là cách khỏa lấp, chia sẻ để làm dịu đi nỗi đau mà lịch sử để lại hay không?

Ông Chuck Searcy: Thực sự tôi nghĩ rằng những hoạt động mà chúng tôi đang thực hiện tại Việt Nam là một cách thức để hàn gắn nỗi đau chiến tranh.

Bản thân tôi có rất nhiều người bạn là cựu chiến binh ở Việt Nam, những người đang sống ở Đà Nẵng, Nha Trang…

Những người bạn của chúng tôi đang hoạt động tích cực trong các hoạt động giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, các trẻ em ở làng trẻ Hữu nghị.

Chúng tôi rất cảm kích vì sự biết ơn của người dân Việt Nam khi họ chứng kiến những hoạt động của chúng tôi trong thời gian qua mặc dù những việc đó chưa lớn. Tôi cũng rất vui vì đã góp phần công sức nhỏ bé cho công việc hàn gắn chiến tranh.

PV: Ông đã nói đến rất nhiều dự án mà ông và các đồng nghiệp đang triển khai tại Đà Nẵng, Quảng Trị…Trong khi thực hiện những chương trình, người dân họ đón nhận các ông như thế nào?

Ông Chuck Searcy: Tôi đã trải nghiệm rất nhiều câu chuyện thông qua những hoạt động mà chúng tôi đang làm.

Ví dụ như dự án Renew, chúng tôi giúp người nghèo xây nhà, cung cấp giày cho các cháu học sinh đi học, chân tay giả cho các nạn nhân chiến tranh ở Quảng Trị.

Có một câu chuyện mà tôi cảm thấy rất nhớ. Đó là nhiều năm trước tôi có đi dự một đám cưới ở Hà Tây (cũ).

Ở đó có một người đàn ông, tôi nghĩ rằng lúc đó ông ta say. Ông ta đến trước tôi và nói rằng “Ông là người Hoa Kỳ phải không? Tại sao ông đến Việt Nam? Các ông đã gây ra những gì ở Việt Nam?

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về câu nói của ông ta. Lúc tôi về, người đàn ông đó đã đứng trước cửa, suy nghĩ của tôi lúc này là: “Thôi chết rồi, có chuyện gì rồi”.

Tuy nhiên, một điều bất ngờ khi người đàn ông đó đã khóc và xin lỗi tôi. Ông ta nói rằng mọi người đã nói: “ông đến Việt Nam để giúp đỡ người Việt Nam”. Tôi rất là cảm kích những gì mà ông đã làm ở Việt Nam.

Khi đó tôi trả lời ông ta rằng: “Tôi cảm ơn ông vì đã thể hiện một cảm xúc rất chân thật của rất nhiều người Việt Nam đối với người Hoa Kỳ. Đó là một cách chúng tôi có thể giúp bản thân mình nhận ra được một bài học về tội ác của chiến tranh. Đó là cách để người dân hai nước hợp tác xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, tin vào một tương lai tốt đẹp hơn.

PV: Trong một phát biểu gần đây, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Ossius đã nhắc lại rằng “không có gì không thể” trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Ông có đồng tình với quan điểm này? Chúng ta phải làm gì để hàn gắn vết thương và để hai nước cùng nhìn về một hướng?

Ông Chuck Searcy: Tôi đồng tình với quan điểm của ông Ted Ossius. Đúng là không có gì là không thể trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Đó là một cách rất tích cực để chúng ta xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Chúng ta cần phải lạc quan tin tưởng vào khả năng hợp tác giữa hai nước.

PV: 40 năm chiến tranh đã qua đi. Quá khứ đau thương là không thể thay đổi. Vậy ông sẽ làm gì tiếp theo để vơi đi nỗi đau quá khứ?

Ông Chuck Searcy: Bản thân tôi không bao giờ cảm thấy hạnh phúc vì những tội ác chiến tranh đã gây ra. Tuy nhiên, chúng ta không thể thay đổi được quá khứ.

Tôi ước rằng, tôi có thể quay trở lại quá khứ để thay đổi lịch sử nhưng chúng tôi không thể làm được điều đó. Nó đã xảy ra. Điều mà chúng ta có thể làm bây giờ là hãy bắt tay nhau. Hai dân tộc hãy bắt tay nhau để xây dựng cuộc sống cho người Việt Nam cũng như những cựu binh Hòa Kỳ trở nên tốt hơn. Xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn./.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Theo VOV

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi