Cuộc đời trái ngược của 2 vị quốc mẫu Trung Hoa (P.2): Tống Khánh Linh

09/12/16, 10:54 Trung Quốc

Lịch sử Trung Hoa đầu thế kỷ 20 chịu chi phối bởi chị em nhà họ Tống. Mặc dù tình chị em giữa Tống Khánh Linh và Tống Mỹ Linh bao giờ cũng thân thiết, nhưng con đường đi và cuộc đời của họ hoàn toàn khác biệt. Đặc biệt trong cuộc đời Tống Khánh Linh, bà đã chọn một ngã rẽ khiến mình ân hận

Kết quả hình ảnh cho tôn trung sơn và tống khánh linh
Tống Khánh Linh không bao giờ bộc lộ thân phận đảng viên đảng cộng sản của mình.. (Ảnh: Internet)

P.1: Tống Mỹ Linh

Trong ba chị em nhà họ Tống chỉ có người chị Tống Khánh Linh được gọi là “quốc mẫu”. Theo “Văn hối độc thư chu báo”, trong những năm 30 của đầu thế kỷ 19, tại Thượng Hải, cộng sản quốc tế đã kết nạp Tống Khánh Linh làm đảng viên. Từ đây gia tộc họ Tống đã phân hai, Tống Khánh Linh không chỉ phục vụ cho cộng sản quốc tế mà còn làm việc cho ĐCSTQ, kể cả công tác tình báo.

Căn cứ  vào việc giải mật các tư liệu mà suy đoán, thời gian Tống Khánh Linh gia nhập đảng cộng sản là từ Tháng 7/1931 đến Tháng 5/1933. Tại trung tâm nghiên cứu và bảo quản tư liệu lịch sử có tài liệu ghi: Tháng 6/1934, một đại biểu của cộng sản quốc tế tại Viễn Đông đã nói:

Về việc của Tôn phu nhân Tống Khánh Linh, cô ấy là một đồng chí tốt, có thể giữ trong đảng, nhưng thu nhận cô làm đảng viên là một sai lầm lớn. Là đại biểu đề xuất cho cô gia nhập đảng, tôi thấy, tuy cô nguyện cống hiến tất cả, cô hiểu rõ công tác bí mật của mình, trong điều kiện khó khăn cô cũng đã mở được đại hội chống đế quốc một cách xuất sắc. Nhưng một khi cô thành đảng viên cô sẽ làm mất đi giá trị đặc biệt đó”.

Như vậy rõ ràng Tống Khánh Linh đã gia nhập cộng sản. Thời gian gia nhập là vào khoảng Tháng 7/1931 lúc bà từ Đức về dự tang mẹ. Sau phản biến, vào ngày 25/4/1931, ủy viên dự bị của Cục Chính trị Trung ương ĐCSTQ Cố Thuận Chương bị bắt tại Vũ Hán. Cố Thuận Chương là trợ thủ đắc lực cho Chu Ân Lai tại trung ương, phụ trách cái gọi là đội trưởng “đội đả cẩu” chuyên xử lý các gián điệp và người phản đảng. Sự phản biến của Cố đã khiến cho ĐCSTQ bị tổn thất rất lớn tại Thượng Hải, gần như bị “tuyệt diệt”. Lúc đó còn có tổ chức lãnh đạo bí mật của Đảng Cộng sản Xô viết tại Thượng Hải.

Cộng sản quốc tế là một tổ chức liên hợp quốc tế chỉ đạo cho các giai cấp vô sản tại các quốc gia đứng lên phản đối chủ nghĩa đế quốc. Lần đầu ĐCSTQ tổ chức đại hội đại biểu cũng có đại biểu cộng sản quốc tế tham gia. Cộng sản quốc tế đã ủng hộ kinh tế cho ĐCSTQ, mỗi năm đều cung cấp kinh phí quân sự cho đảng này. Sau phản biến của Cố Thuận Chương, đã lộ ra vợ chồng Ngưu Lan mang quốc tịch Ba Lan là nhân viên tình báo tại Viễn Đông của cộng sản quốc tế.

Sau đó vợ chồng Ngưu Lan bị bắt tại Tô giới Thượng Hải. Sau năm 1930, Ngưu lan là người lãnh đạo tình báo của cộng sản quốc tế tại Thượng Hải quản lý tình báo cộng sản tại các nước Viễn Đông, trong tay nắm giữ các tư liệu tuyệt mật. Nếu Ngưu Lan bị phản biến, thì cộng sản quốc tế cùng với đảng cộng sản tại các nước đều bị diệt vong. Vì thế cộng sản quốc tế chỉ thị: “Bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu cho được vợ chồng Ngưu Lan”, nên phái một đặc công của hồng quân Liên Xô mang quốc tịch Đức tham mưu cho tổng bộ, tìm cách giải cứu vợ chồng Ngưu Lan.

Lãnh đạo cộng sản quốc tế cũng muốn dùng Tưởng Kinh Quốc là con của Tưởng Giới Thạch để trao đổi. Mệnh lệnh được chuyển tới đại biểu cộng sản quốc tế ở Thượng Hải. Lúc này Quốc Dân Đảng đang nắm chính quyền và thực hành chính sách “Bạch sắc khủng bố”, ĐCSTQ lúc đó phải chuyển đi Giang Tây nên không giúp gì được cho cộng sản quốc tế. Vậy thì ai có đủ tư cách để gặp Tưởng mà thương lượng? Tống Khánh Linh chính là người thích hợp nhất.

Tống Khánh Linh là vợ Tôn Trung Sơn, là quốc mẫu. Người em Tống Tử Văn là Bộ trưởng Tài chính của chính phủ Quốc Dân Đảng, vợ chồng Tưởng Giới Thạch là nguyên thủ của Quốc Dân Đảng. Bản thân Tống Khánh Linh cũng là Ủy viên Chấp hành của Hội Ủy viên Trung ương Quốc Dân Đảng. Ngay khi nhận được lệnh “trao đổi người” của cộng sản quốc tế do đại biểu đưa đến, Tống Khánh Linh nhận lời ngay, còn gia nhập đảng cộng sản bí mật công tác.

Kết quả hình ảnh cho tôn trung sơn và tống khánh linh
Vợ chồng bà Tống Khánh Linh và ông Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Internet)

Tống Khánh Linh là người rất phấn khích và có nhiều kinh nghiệm trong công tác cách mạng. Từ đầu năm 1914, dưới ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, Tống Khánh Linh bắt đầu bí mật công tác. Bà có thói quen luôn giữ bí mật, như không viết nhật ký, không lưu giữ hồ sơ văn tự. Sau khi kết hôn cùng Tôn Trung Sơn cho đến khi ĐCSTQ nắm chính quyền, trong giỏ xách tay của bà, ngoài đồ trang điểm, luôn có một khẩu súng ngắn kiểu Mỹ.

Tháng 12/1931, Tống Khánh Linh đến gặp Tưởng để thương lượng trao đổi Tưởng Kinh Quốc lấy vợ chồng Ngưu Lan. Nhưng Tưởng quyết không vì con mà thả kẻ tội phạm phản quốc. Tuy Tống Khánh Linh không thuyết phục được Tưởng thả Ngưu Lan, nhưng cũng khiến Ngưu Lan thoát tội tử hình, thành tù chung thân khổ sai. Bà thành lập hội “cứu giúp Ngưu Lan” tại Thượng Hải, bà còn giúp Ngưu Lan được đến y viện Cổ Lâu tại Nam Kinh trị bệnh và đưa con cái họ đến nhà mình chăm sóc. Trong khi ấy Ngưu Lan đáp lại bằng cách không tiết lộ bí mật của cộng sản quốc tế. Công của đảng viên cộng sản Tống Khánh Linh thật to lớn.

Tống Khánh Linh với đảng viên ĐCSTQ tại Thượng Hải và đảng viên của nước cộng hòa Sô Duy Ai tại Giang Tây Trung Hoa là một thứ như nhau, đều là tay chân của cộng sản quốc tế. Do cộng sản quốc tế cũng như bản thân Tống Khánh Linh luôn giữ bí mật cao độ, nên thân phận của Tống Mỹ Linh không bao giờ bị tiết lộ.

Vào những năm đầu của niên đại 1930, Tống khánh Linh đã giải thoát rất nhiều người làm cách mạng cũng như các yếu nhân Trung Quốc như Trần Diễn, Liêu Thừa Chí, Trần Độc Tú. Đầu năm 1936, Phùng Tuyết Phong đến Thượng Hải nhận công tác lãnh đạo đảng.

Tống Khánh Linh nhờ Phùng Tuyết Phong cùng Du Hán Niên tìm giúp một đảng viên ĐCSTQ làm bí thư riêng để liên lạc giữa bà với đảng cộng sản ở đó, giúp bà chuyển giao tin tức tình báo về Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh cho ĐCSTQ. Du Hán Niên là một lãnh đạo nổi tiếng của ĐCSTQ tại Thượng Hải. Du đã bình luận về thân phận của Tống Khánh Linh như sau: “Tôn phu nhân đã dùng thân phận đặc thù, địa vị đặc thù để làm nên những việc đặc thù mà không ai có thể làm được”.

Sau khi Tống Khánh Linh nhập đảng, cộng sản quốc tế đã vì bà mà cung cấp kinh phí rất lớn, còn phái một người Mỹ tên Agnes Smedley làm bí thư cho bà, sau còn phái thêm một phụ nữ người Áo tên Ruth F. Weiss cùng hỗ trợ bà làm việc. Agnes Smedley và Ruth F. Weiss đều là nữ nhân viên tình báo của cộng sản quốc tế.

Tống Khánh Linh dựa vào hai người này mà liên lạc với cộng sản quốc tế. Ruth F. Weiss và Tống Khánh Linh giữ được tình bằng hữu suốt đời. Sau khi Ruth chết tại Trung quốc, nhờ Tống Khánh Linh và một số người trợ giúp, mộ phần của Ruth được xây tại “Tống gia lục viên” của Tống Khánh Linh, cách mộ của Tống Khánh Linh 20 mét về hướng đông.

Lúc Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ bắt đầu hợp tác, công tác của Tống Khánh Linh chuyển hướng, công khai ủng hộ ĐCSTQ và dân quân “khu giải phóng”. Từ đó hồ sơ về đảng viên cộng sản Tống Khánh Linh lưu giữ tại Đảng Cộng sản Liên Xô ở Mát-xcơ-va được bảo mật rất kỹ, 70 năm sau mới được giải mật.

Năm 1945, trong 10 ngày đàm phán ngắn ngủi tại Trùng Khánh, Tống Khánh Linh mấy lần dự tiệc cùng Mao Trạch Đông, Mao nói với bà: “Nhân dân ở biên khu nhờ tôi chuyển lời cảm ơn và hỏi thăm sức khỏe đến cô! Trong những năm kháng Nhật gian khổ, cô đã vì dân ở biên khu, vì Bát lộ quân và Tân tứ quân cung cấp thuốc men cùng nhu yếu phẩm, sự trợ giúp này đối với chúng tôi rất to lớn, không thể nói hết lời”.

Lúc Thượng Hải mới “giải phóng”, Mao Trạch Đông viết thư: “Khánh Linh tiên sinh! Trùng Khánh không tuân lệnh, đã hợp tác với Nhật 4 năm, chia tay cùng thắng lợi trên toàn quốc. Nay để lập kế hoạch lớn, trù liệu mọi khó khăn, nên nhờ đồng chí Đặng Dĩnh Siêu kính thỉnh tiên sinh lên phương bắc. Rất mong tiên sinh đến để chúng tôi được nghe chỉ giáo”.

Tống Khánh Linh đến trạm Bắc Bình, xe vừa ngừng, Mao Trạch Đông đứng trên đài cao, chờ đợi từ lâu, vội vàng đi xuống, đến cạnh xe, cầm chặt tay Tống Khánh Linh nói: “Rất mừng cô đã đến, mong cô giúp lập nên một quốc gia mới, chúng tôi còn rất nhiều việc cần nhờ cô chỉ bảo”.

Kết quả hình ảnh cho 宋庆龄
Bà Tống Khánh Linh chụp ảnh cùng Mao Trạch Đông (người thứ 2 từ trái sang) và một số đảng viên cao cấp trong đảng cộng sản. (Ảnh: Internet)

Tháng 1/1956, Mao Trạch Đông nhận được thư chúc tết của Tống Khánh Linh, trong thư hồi đáp, Mao gọi Tống Khánh Linh là “đại tỷ thân ái”. Tháng 11/1957 Mao Trạch Đông dẫn phái đoàn đi Liên Xô tham gia kỷ niệm 40 năm Cách Mạng tháng 10 Nga, Mao cử Tống Khánh Linh làm phó đoàn trưởng. Lúc về nước Mao cùng Tống cùng lên phi cơ, Mao nhường Tống ngồi hàng đầu, Mao ngồi hàng nhì. Tống nói “anh là chủ tịch nên ngồi hàng đầu”, Mao khiêm nhường nói “cô là quốc mẫu ngồi hàng đầu mới phải”.

Năm 1949, Thượng Hải được giải phóng, Tống Khánh Linh phấn khích nói “Cảm tạ trời xanh! Chúng tôi có thể tự do hít thở được rồi”. Nhưng trên thực tế, trong thời gian từ đó trở đi, Tống Khánh Linh đã không thể “tự do hít thở được”. Ví như tháng 11/1955 Tống đã gởi cho Mao một bức thư viết: “Tôi không thể hiểu được việc đề xuất cải tạo thương nghiệp. Đảng cộng sản đã từng hứa với giới công thương nghiệp là cùng chung sống lâu dài, bảo hộ lợi ích cho giới công thương nghiệp, không lẽ bây giờ lại nuốt lời. Các nhà tư bản đã hoài nghi và sợ hãi đối với chính sách của đảng cộng sản, rất nhiều người đã hối hận và oán giận”.

Đọc thư xong,  Mao chỉ thị: “Phó ủy viên trưởng có ý kiến, cần đại biểu các nhà tư bản lên tiếng”. Năm 1959, Tống Khánh Linh lại viết thư gởi Trung ương đảng nói: “Trung ương đảng hô hào cởi mở khai phóng, sao bây giờ lại không làm? Đảng Cộng sản không sợ 800 vạn quân của Quốc dân Đảng, không sợ Chủ nghĩa đế quốc Mỹ, vì sao lại sợ nhân dân lật đổ chính phủ và lật đổ sự lãnh đạo của đảng. Đảng cộng sản cần tiếp thu sự phê bình của các nhân sĩ, các nhân sĩ phê bình đa số đều là người yêu nước, yêu đảng.

Vài nhân sĩ của đảng phái dân chủ, vì sự giải phóng một Trung Quốc mới đã hy sinh gia đình, lợi ích cá nhân của mình. Vài phần tử thanh niên tri thức 20, 30 tuổi làm thế nào chỉ trong một ngày mà biến thành phần tử phản đảng phản chủ nghĩa xã hội được? Tôi không thể hiểu nổi cuộc vận động này, tôi cho rằng hơn 2 tháng trước là tôi còn không hiểu vì sao có nhiều người ở trong lẫn ngoài đảng lại đứng về phía đối lập với chính phủ và Đảng Cộng sản như vậy? Họ muốn lật đổ Đảng Cộng sản chăng?”.

Từ năm 1958 trở đi Tống Khánh Linh từng lấy cớ bệnh mà thoái thác tham gia Đại hội Thường ủy. Lúc đó Trung ương đảng đã phái Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đổng Tất Vũ đi công tác nên Tống Khánh Linh đành miễn cưỡng tham gia. Tháng 4/1959 Tống Khánh Linh rời chức Phó Chủ tịch nước. Tống Khánh Linh trước sau đã 2 lần từ chối: “Tôi đã rớt khỏi đội ngũ rồi, tư tưởng không cải biến được, mang theo danh chức chỉ bất lợi cho quốc gia”.

Tống Khánh Linh nhận chức Phó Chủ tịch nước là do Lưu Thiếu Kỳ, Đổng Tất Vũ, Lâm Bá Cừ, Lý Phú Xuân đề nghị. Lúc Cục Chính trị thảo luận, trong 21 người có 18 người tán thành, 3 người phản đối. Ba người phản đối là Mao Trạch Đông, Lâm Bưu, Khang Sinh. Lúc ấy Mao nói: “Tống Khánh Linh đi chung đường với chúng ta trong thời kỳ cách mạng dân chủ. Nay trong giai đoạn cách mạng chủ nghĩa xã hội, bà ấy và chúng ta đã không đi cùng hướng nữa rồi. Bà ấy đã không tán thành mà còn phản đối sách lược của chúng ta. Chúng ta và bà đã không chung giai cấp nữa”.

Trong thời kỳ “Đại Cách mạng văn hóa” trước sau Tống Khánh Linh đã gửi cho Mao và Trung ương đảng 7 lá thư, bày tỏ sự “không thể lý giải”, sự phản cảm và sự thất vọng của bà đối với Đảng Cộng sản. Tháng 8/1967, tháng 11/1969, tháng 6 /1976 Tống Khánh Linh đã 3 lần có tư tưởng chán đời.

Trong một bức thư, bà Tống viết: “Tôi không hiểu văn hóa là gì nữa, nói tiểu thuyết không những là chính trị mà còn là thuốc độc. Ôi! Tôi đã hồ đồ rồi, chỉ qua một đêm, tôi và vài đồng sự đã trở thành phái tư bản, tập đoàn phản đảng, một nhà dã tâm, ngưu quỷ xà thần. Trung ương yêu cầu tôi phê phán Lưu Thiếu Kỳ, tôi không làm được. Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đã công tác 3, 4 mươi năm trong Trung ương đảng, ngày nay lại là phản đảng, nội gián, tôi không tin, một kẻ phản đồ nội gián mà đã 7 năm làm chủ tịch nước, hiến pháp hiện tại còn hữu hiệu không? Những người cán bộ chúng tôi đã trải qua năm tháng chiến đấu cùng Quốc dân Đảng, nay lại chết trong đội ngũ của mình, đó là vì nguyên nhân gì?”

Mao Trạch Đông, luu thiếu kỳ,
Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị đấu tố, bức hại đến chết trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc. (Ảnh: Internet)

Tháng 3/1970, Mao nói với Chu Ân Lai: “Bà ấy không chịu xem xét đến sự thay đổi của ngày nay, vậy bà ấy có thể đến bờ của eo biển bên kia, có thể đi Hương Cảng, đi nước ngoài, tôi không ngăn cản đâu”, rồi nói Chu và Lý Tiên Niệm đem lời này truyền đạt đến Tống Khánh Linh. Tống nói: “Có phải là không thích tôi còn ở đây chăng? Một đời tôi phải gắn bó với mảnh đất này, cần đi nốt những bước sau cùng”.

Sau này Tống Khánh Linh từ chối tham gia vài lễ tết chiêu đãi, nói: “Tôi tham gia về là bị cảm, tham gia một lần là về phải đi y viện. Ngoài ra tôi cũng không muốn tô điểm cho chính trị nữa”.

Vậy là từ năm 1949, Tống Khánh Linh chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Bình sống cho đến ngày bà mất. Trong hơn 30 năm, bà có được “tự do hít thở không”? Điều này trong tâm bà biết rất rõ. Trải qua thời dân chủ nhân dân chuyên chính mà sau trở thành chuyên chính của giai cấp vô sản của Mao Trạch Đông, người tín đồ mỹ lệ của Cơ Đốc giáo có không ít lần đã cầu nguyện.

Tống Khánh Linh thực ra là một người nữ tính, rất nhiệt tình, đảm đang, trung thành, chính trực, cũng giống như rất nhiều người bị chủ nghĩa cộng sản mê hoặc. Năm ấy Tô Triệu Chánh, Bắc Đại Hoa Nghiệp, Trương Đích Ngận Sư (một trong 3 lãnh tụ khởi nghĩa ở Quảng Châu, với Anh ngữ lưu loát) đã cùng bà đàm luận về chủ nghĩa cộng sản, khiến bà bị lôi cuốn, từ đó về sau có hảo cảm với chủ nghĩa cộng sản này.

Ở thời đại ấy không có gì là lạ, phu nhân của tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt cũng thân cộng, phó tổng thống Mỹ Henry Wallace cũng là thuộc đảng cộng sản nên không có gì là lạ. Cũng vì thế, khi bà sang Xô viết tham quan, bị lôi kéo vào Đảng Cộng sản Đệ tam Quốc tế ở Liên Xô. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, tư tưởng của bà đã thay đổi, bà đã đi trên con đường của đảng cộng sản.

Trước năm 1949, Tống Khánh Linh do bị tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản mê hoặc, lúc nước Nga còn dung chứa cộng sản, nên có có nhiều bạn bè ở trong đảng cộng sản, lại do bà còn trẻ, ngây thơ, đơn độc nên dễ bị dụ dỗ và lừa dối. Nhưng từ năm 1949 trở về sau, Tống Khánh Linh không phải là không hiểu rõ, đầu tiên bà phản đối việc cải đổi quốc hiệu, không tán thành bỏ đi quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc, là vì chồng bà đã sáng lập ra Trung Hoa Dân Quốc.

Chính Mao Trạch Đông khi cuối đời cũng ân hận vì đã đổi quốc hiệu. Lúc ký giả Alice báo “Nhân đạo” của Pháp phỏng vấn Mao, Mao nói: “Chúng tôi vẫn thích cái tên Trung Hoa Dân Quốc mà, cần gì phải đổi quốc thành cộng”, đây là nguyên lời của Mao nói. Tống Khánh Linh đã sớm khuyên Mao không nên đổi quốc hiệu.

Kết quả hình ảnh cho 宋庆龄
Năm 1949, Tống Khánh Linh chuyển từ Thượng Hải đến Bắc Bình sống cho đến ngày bà mất. (Ảnh: Internet)

Một lần sau năm 1949, bà cũng giống như một số người lớn tuổi trong Quốc dân Đảng và những người trong phái tả của Quốc dân Đảng, đã từng bước phát hiện Đảng cộng sản trên thực tế là muốn hoàn toàn chuyên chính. Nói về Quốc dân Đảng chỉ là vấn đề nhiều hay ít, còn Đảng Cộng sản thì hoàn toàn không có vấn đề dân chủ. Trừ An Bình có câu nói nổi tiếng: “Đảng cộng sản mà nắm chính quyền, chúng ta còn không có tự do, thì đừng nói đến dân chủ”.

Tống Khánh Linh lại không như vậy, bà chỉ giác tỉnh tại trong tâm, chứ không nói ra bằng miệng. Bà phản đối thay đổi quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc, nhưng không được chấp nhận, bà đưa ra mọi ý kiến, đều bị làm ngơ. Sau cùng bà đưa ra ý kiến có vẻ quyết liệt, Mao Trạch Đông đuổi khéo bà đi. Bà đi đâu ở đâu? Bà đi Đài Loan, liệu Đài Loan có chấp nhận một người cộng sản mà trước đó là quốc mẫu không?

Bà đi Mỹ, liệu bà có thể sống một cuộc đời cô đơn không ai thân thích ở đó không? Bà chỉ có thể dằn lòng chịu ủy khuất mà sống ở Trung Quốc. Mãi cho đến lúc mất, bà luôn không chịu chôn cất bên cạnh người chồng cách mạng. Bà nhất định đòi được chôn cất bên cạnh cha mẹ vốn thuộc giai cấp “phản động tư sản”. Đây chính là biểu hiện sự giác tỉnh của bà và cũng chính là lần duy nhất bà biểu lộ công khai ý kiến của mình.

Đất “Tống gia lục viên” (Gia viên nhà họ Tống) ngày nay không còn như trước đây nữa. Đất “Tống gia lục viên” trước đây là một thửa đất rộng lớn bên cạnh chùa Tĩnh An tại Thượng Hải. Trong thời gian Mao Trạch Đông làm Cách mạng Văn hóa, quân hồng vệ binh đã đào bới các phần mộ trong “Tống gia lục viên” lên, thi thể của cha mẹ Tống Khánh Linh bị ném bỏ một bên. Lúc ấy nông trại Liên Nghĩa Sơn và đất mộ phần “Tống gia lục viên” thành nơi để sói lang bới ăn, xú uế nồng nặc, rất nhiều mộ phần của các liệt sĩ cách mạng và người có công đều bị khai quật, bia mộ liệng bỏ, thê thảm không tả xiết.

Các hồng vệ quân “có công” được chôn tại “vô lục viên” trong thành phố Thượng Hải. “Tống gia lục viên” hiện tại chỉ là nơi di táng lại sau này. Kỳ thực Tống Khánh Linh lại mang thêm tội bất hiếu, làm cho mộ phần của tổ phụ bị khai quật, dù lòng bà cũng chẳng vui vẻ gì. Huống chi Tống Khánh Linh đã cống hiến rất nhiều cho cách mạng Trung Quốc, còn cha mẹ có tội chi mà bị đào bới mộ phần, thây phơi đồng nội?

Chánh Binh, Theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La