Cuộc điện đàm gây nhiều suy đoán của ông Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng

04/10/20, 14:02 Góc Nhìn
Trong chương trình thăm cấp Nhà nước Việt Nam, sáng 13/11/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đi dạo, thăm nơi ở và làm việc của Bác Hồ và dự tiệc trà tại Nhà sàn trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Trong ảnh : Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức trà. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN

Vào ngày 29/9, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với chủ tịch nước Việt Nam – Ông Nguyễn Phú Trọng, theo như cách mà truyền thông Đảng đưa tin thì tưởng chừng như không có gì đặc biệt, tuy nhiên, cuộc điện đàm này diễn ra trong thời điểm khá nhạy cảm, nó cho thấy những thay đổi mạnh mẽ trong tình hình hiện nay ở châu Á, đặc biệt là sự hình thành một mô hình quân sự mới ở châu Á.

Cuộc điện đàm gây nhiều suy đoán của ông Tập Cận Bình với TBT Nguyễn Phú Trọng (ảnh 1)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng dự tiệc trà năm 2017. (Ảnh qua NLD)

Hiện nay, người ta thường bàn nhiều về cuộc đối đầu quân sự Mỹ – Trung, nhưng thực tế thì cuộc đối đầu quân sự ở châu Á còn cấp bách hơn. Tình hình hiện tại có thể tham chiếu từ cuộc Chiến Trung-Nhật năm 1894-1895 cách đây hơn 100 năm trước.

Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh “những thay đổi lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua” và cố tình thể hiện rằng mình có tầm nhìn toàn cầu, nhưng thực tế thì giới cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thậm chí còn không thể đối phó được với tình hình hiện tại ở châu Á. Nếu cứ tiếp tục như thế này, dân tộc Trung hoa rất có thể sẽ giẫm lên vết xe đổ của hơn một trăm năm trước.

Động cơ đằng sau cuộc điện đàm bất ngờ của ông Tập Cận Bình với chủ tịch nước Việt Nam

Truyền thông Đảng đưa tin, nhân dịp Tết trung thu – Lễ hội truyền thống chung của hai nước Việt nam và Trung Quốc – ông Tập Cận Bình đã gọi điện thoại đến nhà lãnh đạo Việt Nam để hỏi thăm sức khỏe, đồng thời cũng đề nghị Việt-Trung song phương “nên giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa”, nhấn mạnh tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, và cũng bàn luận về việc “giải quyết xung đột và khác biệt thông qua hiệp thương hữu nghị.”

Các tuyên bố của truyền thông đảng về nhà lãnh đạo Việt Nam cũng tương tự như của Tập Cận Bình, nhưng tuyên bố của chính phủ Việt Nam đã cho thấy một sự khác biệt.

Chủ tịch nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, ngoài việc hồi đáp một cách lịch sự lời thăm hỏi của ông Tập Cận Bình thì ông còn “khuyến nghị hai bên thúc đẩy hợp tác thiết thực”“giải quyết thích đáng các vấn đề tồn tại, đặc biệt là các vấn đề hàng hải, tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình và ổn định môi trường.”

Điểm mấu chốt bị giới truyền thông đảng bỏ qua chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc gọi điện thoại này là gì? Tập Cận Bình đã chọn ngày 29/9 để nói chuyện điện thoại, trên thực tế là để “cứu hỏa”.

Vào ngày 30/9, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Thương mại và Đầu tư Anh – Greg Hands; tiếp đó vào ngày 1/10, lại tiếp kiến Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab, ông Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Việt Nam luôn coi Anh là một trong những đối tác hạng nhất ở châu Âu và thế giới”. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung về định hướng phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Vương quốc Anh trong 10 năm tới”.

Việc Việt Nam gần gũi với quốc gia thứ 2 của “Liên minh five eyes” chắc chắn đã khiến Tập Cận Bình cảm thấy lo lắng, nhưng cũng có những điều khiến Tập Cận Bình còn càng phải lo lắng hơn.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga dự kiến sẽ đến thăm Việt Nam và Indonesia vào giữa tháng 10 tới. Đây là 2 quốc gia đầu tiên mà ông Yoshihide Suga sẽ đến thăm trên cương vị là Thủ tướng Nhật Bản. Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó tuyên bố: “Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp”; “Hoan nghênh Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đến thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp.”

Ngoại giới cho rằng, tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga vừa mới nhậm chức liền thực hiện một đợt tấn công ngoại giao. Ông không muốn bị xem là một thủ tướng quá độ. Yoshihide Suga cũng đã nhìn thấy một “sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua”, nhưng ông thiết thực hơn trong việc đảm bảo an ninh của riêng mình và bố cục châu Á, tình thế hỗn loạn này thực tế chính là do chế độ ĐCSTQ gây nên.

Cuộc điện đàm gây nhiều suy đoán của ông Tập Cận Bình với TBT Nguyễn Phú Trọng (ảnh 2)
Ngày 14/9/2020 tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng sắp mãn nhiệm Shinzo Abe nhận hoa từ tân Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Yoshihide Suga. (Ảnh: Getty Images)

Quốc gia muốn giúp đỡ bảo vệ Đài Loan nhất chính là Nhật Bản

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rất được kính trọng, ông rất có tài ngoại giao nhưng lại không thể hiện được tầm nhìn ngoại giao mạnh mẽ như vậy, còn tân Thủ tướng Yoshihide Suga, người được coi là giỏi trong việc đối nội hơn, lại bất ngờ có động thái ngoại giao, chung quy tất cả là vì các hành động khiêu khích quân sự kịch liệt của ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, và trên Biển Đông.

ĐCSTQ không ngừng đe dọa sẽ dùng vũ lực tấn công Đài Loan, và ngoài Đài Loan ra thì quốc gia phải lo lắng nhất chính là Nhật Bản, một khi ĐCSTQ chiếm đóng Đài Loan, thì mục tiêu quân sự kế tiếp đương nhiên sẽ là quần đảo Nansei của Nhật Bản.

Nếu ĐCSTQ phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất trước khi thách thức chuỗi đảo thứ hai, tất nhiên nó trước tiên phải loại bỏ các mối đe dọa xung quanh. Quần đảo Điếu Ngư đang tranh chấp cũng không có nhiều giá trị về quân sự, đảo Miyako-jima và đảo Ishigaki nằm gần Đài Loan, chắc chắn sẽ là những mục tiêu để trừ bỏ đầu tiên, và sau đó là căn cứ quân sự Okinawa.

Một khi Đài Loan thất thủ, Nhật Bản sẽ bị mất đi hàng rào phòng thủ đầu tiên, và hiển nhiên sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp, vì vậy, quốc gia muốn giúp đỡ Đài Loan nhất không phải là Mỹ, mà chính là Nhật Bản.

Hơn 100 năm trước, Nhật Bản từng đặt mục tiêu thống trị châu Á và chuẩn bị tranh giành quyền bá chủ với Mỹ ở Thái Bình Dương, cuối cùng lại khơi mào cho chiến tranh ở Thái Bình Dương, dẫn đến thất bại thảm hại và đầu hàng.

Ngày nay Nhật Bản sau khi đã kinh qua những thất bại đó, cũng đã nhận ra những tác hại của việc bành trướng quân sự mù quáng, cho nên đã rất tích cực hợp tác với Mỹ. Quốc phòng của Nhật chủ yếu dựa vào Mỹ và ngân sách quốc phòng của nước này cũng đã được duy trì dưới 1% GDP. Năm 2019, GDP của Nhật Bản là khoảng 5,1 nghìn tỷ đô la Mỹ và ngân sách quốc phòng năm 2021 mới được đề xuất là khoảng 52 tỷ đô la Mỹ, tăng 3,3%. Hiện tại, Ngân sách quân đội của ĐCSTQ vượt quá 180 tỷ đô la Mỹ, và con số thực tế có thể lên tới 250 tỷ đô la Mỹ.

Những nỗ lực bành trướng quân sự của ĐCSTQ không chỉ nhằm thống trị châu Á mà còn để tranh bá với Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Đây chính là “sự thay đổi lớn chưa từng thấy trong 100 năm qua” của Tập Cận Bình.

Nhật Bản nhận thức rõ bài học lịch sử và tác hại của việc bành trướng quân sự và đã cảm nhận rõ mối nguy hại từ chế độ ĐCSTQ. Trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Nhật Bản đã nhanh chóng đáp trả, Cựu Thủ tướng Shinzo Abe tiết lộ rằng, ông cũng đóng vai trò then chốt trong việc thuyết phục Trump đối đầu toàn diện với ĐCSTQ.

Nhật Bản cần một liên minh quân sự ở châu Á hơn cả Hoa Kỳ, mục đích không chỉ để bảo vệ eo biển Đài Loan và biển Hoa Đông, mà con phòng thủ cho cả Biển Đông, biển Đông cũng là một huyết mạch giao thông của Nhật Bản.

Các động thái liên minh của Nhật Bản định hình một mô hình mới của quân đội châu Á

Nobuo Kishi có thể trở thành Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nhật Bản, không chỉ vì ông là em trai của cựu Thủ tướng Abe, mà còn vì ông có mối quan hệ đặc biệt với Đài Loan. Bảo vệ Đài Loan thực sự là ưu tiên hàng đầu của quốc phòng Nhật Bản. Tất nhiên, Nhật Bản không muốn trực tiếp đối đầu với ĐCSTQ. Trước mắt Nhật bản không có nhiều trao đổi công khai và chính thức với Đài Loan, tuy nhiên việc trao đổi âm thầm cũng không phải ít.

Tất nhiên, Nhật Bản cũng biết rằng thực lực của mình là có hạn, ngoài việc hợp tác chặt chẽ với Mỹ, thì còn cần thành lập một liên minh lớn hơn ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mới có thể ngăn chặn ĐCSTQ bành trướng hơn nữa.

Vào tuần tới, Nhật Bản sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh cho ngoại trưởng của 4 quốc gia Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, hay còn được Bộ Ngoại giao ĐCSTQ gọi là “Tiểu NATO”. Tất nhiên, ĐCSTQ biết rằng mục tiêu chính của hội nghị lần này là nhắm vào sự bành trướng của ĐCSTQ, cho nên trước khi hội nghị diễn ra liền lên tiếng thanh minh rằng không muốn làm tổn hại các quốc gia khác. Tập Cận Bình rất có thể đã biểu đạt suy nghĩ tương tự như vậy trong cuộc nói chuyện điện thoại giữa ông và Suga Yoshihide.

ĐCSTQ bề ngoài tỏ ra mềm mỏng nhưng trên thực tế vẫn đang ngụy trang uy hiếp, không ngừng tuyên truyền chống Nhật. Đương nhiên Nhật cảm thấy chưa đủ an toàn nên đang chuẩn bị liên kết với Việt Nam, Indonesia và các nước khác. Vậy nên Tập Cận Bình mới vội vàng nói chuyện với lãnh đạo Việt Nam, nhưng rõ ràng là không mang lại hiệu quả gì. Tất nhiên, Việt Nam cũng hy vọng liên hiệp cùng với Nhật Bản. Đây là hậu quả của việc ĐCSTQ bành trướng quân sự ở Biển Đông. Các nước Châu Á đang tích cực liên minh để chống lại sự bành trướng của ĐCSTQ.

Nhật Bản đã ký hiệp định hậu cần quân sự với Ấn Độ, và việc bố trí ở Đông Nam Á cũng đang hoàn thiện, mới đây, ông Yoshihide Suga cũng hy vọng Nhật Bản sẽ cải thiện quan hệ với Nga khi trao đổi qua điện thoại với tổng thống Putin, hiện tại, Nhật chỉ cần Nga trả lại hai trong số bốn đảo phía Bắc, nếu Nhật và Nga có được một bước đột phá trong ngoại giao, thì chính sách liên minh châu Á của Nhật Bản sẽ đạt được những bước đột phá còn lớn hơn nữa, và chế độ ĐCSTQ sẽ càng bị cô lập.

Những hành động của tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã cho thấy sự hiểu biết đầy đủ của ông về lịch sử và địa lý châu Á. Về điểm này, dường như các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ còn kém rất xa.

Kể từ sau Chiến tranh Trung-Nhật năm 1894-1895 đến nay, cục diện châu Á lại thay đổi đáng kể, ĐCSTQ cứ ngu ngốc bành trướng quân sự một cách thiếu hiểu biết khiến đất nước Trung Quốc rơi vào khủng hoảng một lần nữa. Các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ đã không tiếp thụ giáo huấn từ bài học của hơn một trăm năm lịch sử đến nay, hoặc chính họ cũng đã bị che mắt bởi nền giáo dục tẩy não, mới dẫn đến kết cục khủng hoảng như hiện tại .

Việc bành trướng quân sự cũng được quyết định bởi gen di truyền nhuốm màu đỏ của chế độ ĐCSTQ. Kể từ khi gây dựng chính quyền đến nay, ĐCSTQ chưa bao giờ từ bỏ việc xuất khẩu cách mạng. Giờ đây, nó đang thực hiện một cuộc chiến tranh không giới hạn trên quy mô toàn diện, cho thấy âm mưu bành trướng quân sự một cách rõ ràng. Điều này cũng gây ra một sự thay đổi lớn trong cục diện quân sự châu Á. Nếu chế độ ĐCSTQ tiếp tục tồn tại, rất có khả năng ĐCSTQ sẽ phải đón nhận một sự thất bại như trong chiến tranh Trung-Nhật 1894-1895 với quy mô còn lớn hơn nữa.

Tác giả: Thẩm Chu

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinhhoa.net)

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?