Cuộc chiến giao tranh chính – tà nơi Thần giới
Trong vũ trụ có lý “tương sinh tương khắc”. Trên thế gian có người tốt, cũng có người xấu; tại Thiên giới có Thần chính diện, cũng có Thần phản diện. Nhân gian và Thiên tượng là có mối liên hệ đối ứng với nhau. Trong nhân gian con người vì tư tâm mà xảy ra chiến tranh, trên Thần giới đôi khi cũng sẽ có những cuộc giao tranh giữa chính và tà. Dưới đây là một câu chuyện chân thực về cuộc giao tranh giữa các vị Thần được ghi chép trong sử sách.
Cuộc chiến giữa Thành Hoàng và Thần sông Hoàng Hà
Theo ghi chép trong cuốn “Quảng Dị Ký”, vào những năm Khai Nguyên thời nhà Đường ở Trung Quốc, trong một lần Thứ sử Hoạt Châu tên là Vi Tú Trang đang nằm nghỉ ngơi tại lầu gác, xem ngắm cảnh tượng bên sông Hoàng Hà, thì bỗng từ xa xuất hiện một người cao tầm 1m, thân mặc áo tím đầu đội mũ đỏ đi tới.
Khi bước tới gần Vi Tú Trang, người này kính cẩn hành lễ xưng tên. Biết đây không phải là người phàm trần, Vi Tú Trang bèn hỏi: “Ngài là Thần ở đâu, chẳng hay tìm ta có việc gì?”
Người đó đáp rằng:
“Tôi là Thần Thành Hoàng của tòa thành này. Thần Hoàng Hà vì muốn dòng của sông Hoàng Hà được thông suốt nên định phá hủy cả tòa thành này. Tuy nhiên, tôi đã cự tuyệt yêu cầu đó của ông ta. Vì vậy, đúng 5 ngày nữa, tôi và ông ta sẽ có một trận giao chiến tại bờ sông này. Tôi lo rằng năng lực của mình không thể đánh bại ông ta, nên nay đến đây nhờ ông chi viện. Nếu như trong trận giao chiến ông có thể ứng cử 2000 cung thủ đến giúp tôi thì tôi nhất định có thể đánh thắng thần Hoàng Hà. Thành này do ông sở quản, mọi chuyện xin trông cậy cả vào ông.”
Sau khi nghe Thành Hoàng kể rõ, Vi Tú Trang đồng ý với yêu cầu của ông. Đúng 5 ngày sau, quả nhiên mặt sông bỗng trở nên tối đen như mực, sau đó từ dưới sông bốc lên một làn khí trắng cao hơn 40 mét; đồng thời trên lầu ở cổng thành cũng bốc ra một làn khí xanh, quấn lấy làn khí trắng.
Lúc này, Vi Tú Trang lệnh cho 2000 cung thủ đã trực sẵn ở cổng thành bắn cung tên về phía khối khí trắng. Khối khí trắng bị bắn tên dần dần nhỏ lại rồi cuối cùng tiêu tan đi mất. Một lúc sau, khí xanh bốc lên trên, hóa vào trong mây rồi bay về phía lầu gác.
Trước khi trận chiến bắt đầu, nước sông Hoàng Hà đã áp sát dưới thành, sau khi khối khí trắng tiêu tán đi thì nước sông mới từ từ rút xuống cho đến khi cách thành tầm 2500 – 3000 mét như hiện nay.
Mối quan hệ đối ứng giữa Thiên tượng và sự việc xảy ra trong nhân thế
Từ câu chuyện trên có thể thấy, người đời vì hơn thua mà tranh đấu, còn nơi Thần giới cũng có khi xảy ra đại chiến chính tà để duy hộ Thiên lý. Thần sông Hoàng Hà chỉ vì tư tâm mà dâng nước hủy thành, bất chấp an nguy của chúng sinh, hành vi này đã không còn phù hợp với cảnh giới của mình nữa. Vì vậy mà Thần Hoàng Hà mới bị Thành Hoàng đánh bại.
Ngoài ra, vì con người là chủ thể của thế gian, nên lựa chọn ủng hộ Thiện hay ác của con người cũng rất quan trọng. Nếu như Vi Tú Trang và dân trong thành không làm theo lời dặn của Thành Hoàng, không ủng hộ Chính Thần, thì rất có thể sẽ dẫn đến kết quả trái ngược: khí xanh sẽ bị khí trắng đánh tan, sau đó nước dâng ngập cả thành, và mọi người đều phải chịu tai kiếp.
Điều này cho thấy rằng giữa Thiên tượng và nhân gian là có liên hệ với nhau rất chặt chẽ, chỉ khi con người phò trợ chính nghĩa thì Thần mới có thể bảo hộ cho con người, còn nếu con người làm ngơ trước cái ác và những điều bất công thì Thần dẫu có lòng từ bi cũng không thể cứu được họ.
Nội dung của tiểu thuyết “Phong thần diễn nghĩa” nếu diễn giải trên bề mặt thì chỉ nói về sự diệt vong của nhà Thương và quá trình Vũ Vương phạt Trụ lập ra nhà Chu. Thật ra, nội hàm đằng sau câu chuyện này cũng chính là cuộc giao tranh chính – tà diễn ra nơi Thần giới. Trong đó, đã có rất nhiều Thần đã không còn phù hợp với tiêu chuẩn trên Thiên giới, ví như Thân Công Báo vì đố kỵ với Khương Tử Nha mà trợ Trụ vi ngược, làm ra những chuyện phản Thiên lý. Còn có những vị Thần bị tước bỏ quả vị trên Trời, giáng cấp xuống làm Thần cai quản nhân gian.
Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý trong “Tam quốc diễn nghĩa” đều là những bậc cao nhân xem Thiên tượng mà đoán thần cơ; trên trời có sao rụng thì ắt trong nhân gian có nhân vật xuất chúng tử vong. Đây cũng là những biểu hiện đối ứng giữa Thiên tượng và nhân gian.
Xã hội ngày nay cũng là như vậy, hết thảy mọi chuyện xảy ra đều không phải là ngẫu nhiên mà đều có mối liên hệ mật thiết với Thiên tượng.
Từ đây cũng có thể thấy, trong thời khắc then chốt nhất của lịch sử mà có thể hiểu rõ Thiên ý, thấu tỏ thiên cơ, từ đó lựa chọn điều Thiện, thuận theo lẽ trời mà hành xử, quả thật là đại sự có quan hệ đến sinh tử tồn vong của mỗi một sinh mệnh giữa trời đất. Hơn nữa không thể chỉ nghĩ đến cá nhân mình, mà còn phải khuyên can của người khác bỏ ác theo Thiện, đó mới đúng là phò trợ chính nghĩa.
Bất kể là Thiên thượng đưa ra điềm báo, hay là hình thế diễn biến nơi thế gian, đều là chư Thần đang cảnh tỉnh mọi người hãy mau mau thức tỉnh! Ông trời có đức hiếu sinh, trước khi đại nạn đến mà mở ra một lối thoát; quân tử không đứng nơi chỗ hiểm, thuận theo lẽ trời mà hành sự, tự nhiên sẽ có điềm tốt theo sau, chuyển nguy thành an.
Theo Chánh Kiến
Theo chanhkien.org