Công lý có thể đến muộn nhưng không bao giờ vắng mặt

11/01/22, 12:38 Đọc & Suy ngẫm

Nếu làm quan mà lợi dụng chức quyền để thêu dệt tội trạng, bức hại người vô tội thì chính là tội ác lớn, dù là vì nhận hối lộ hay bị cấp trên ép thúc thì trước sau cũng không tránh khỏi sự trừng phạt…

Đạo làm quan thời xưa

Sau khi nước Tần thống nhất Trung Hoa và thành lập triều đại đầu tiên vào năm 221 TCN, đã lập ra ‘Vi lại chi Đạo’ (đạo làm quan) nêu rõ rằng “Lại vị dân cương” (các quan chức phải làm gương cho nhân dân) và tuân thủ 5 nguyên tắc: ôn hòa, lương thiện, cung kính nghiêm trang, cần kiệm và khiêm nhường. Năm hành vi trái với đạo đức mà một vị quan thanh liêm cần tránh đó là: khoác lác, kiêu ngạo, lạm quyền, dĩ hạ phạm thượng và tham tài bỏ người. Các quan chức không được phép xử oan người vô tội và lạm quyền giết người. Họ phải thi hành công vụ nghiêm minh và liêm chính: ban thưởng cho người lương thiện, ra sức khuyến thiện và nghiêm khắc trừng phạt kẻ hành ác.

Quan chức thời thời xưa (Ảnh minh họa qua Wikipedia)

Trong thời kỳ ‘Trinh Quán chi trị’ (627-649) dưới thời trị vì của Hoàng đế Đường Thái Tông, đã thi hành bộ ‘Đường luật’, lấy Lễ và Nhân làm tông chỉ. ‘Đường luật’ là bộ luật hình sự được bổ sung bởi các đạo luật và quy định dân sự. Bộ luật của nhà Đường được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của luật truyền thống Trung Hoa và có ảnh hưởng sâu rộng đến các triều đại sau này, cũng như ở các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Trong mỗi triều đại trong lịch sử, đều có các vị quan thanh liêm, tấm lòng cương trực, vì nước vì dân. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những người lạm dụng quyền lực để trục lợi, coi thường dân nghèo, ức hiếp kẻ yếu. Có câu “Thiện ác hữu báo”, nếu hành động tốt sẽ được phúc báo, còn ngược lại khi làm việc ác sẽ gặp phải báo ứng. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình.

Cự tuyệt làm giả án kiện được thăng quan hưởng phúc

Trong Di Kiên Chí, một tuyển tập truyện của tác giả Hồng Mại thời Nam Tống (960-1279), có ghi lại rằng: 

Tại huyện Trần Châu, tỉnh Hà Nam Trung Quốc, có viên quan ngoại tên là Trương Thành Hiến. Khi ấy ông đang thay mặt quan Huyện úy của huyện Khâu xử lý một vài công vụ thì có 2 băng cướp bị bắt, tổng cộng có 15 người tội phạm. Khi viên Huyện úy trở về, ông ta muốn gộp 2 vụ án thành một, mục đích là để tạo ra một vụ án lớn, vì nếu cùng lúc có thể bắt được một số lượng lớn phạm nhân thì ông ta chắc chắn sẽ được thăng chức. 

Khi vụ việc được đệ trình lên quận thú, ông này đã hỏi ý kiến của Trương Thành Hiến. Trương đã không đồng ý và nói rằng: “Huyện úy nhờ vụ việc này mà thăng quan tiến chức thì hạ quan cũng rất đỗi vui mừng, nhưng nếu ngài yêu cầu tôi thêu dệt tội danh, làm điều dối trá thì xin thứ lỗi hạ quan đây không thể giúp ngài được.”

12 năm sau, khi Trương đang nhậm chức ở Giang Hoài, ông đã mơ thấy mình đi đến một tòa đại điện và thấy Diêm Vương đang ngồi trên đại sảnh. 

Diêm Vương hỏi Trương: “Ngươi có nhớ chuyện xảy ra ở Trần Châu cách đây 12 năm trước không?”

Trương trả lời: “Vâng, tôi nhớ rất rõ, nhưng bây giờ không còn lưu giữ lại hồ sơ để đưa cho ngài xem.”

Diêm Vương nói: “Không cần đâu. Những chuyện ở nhân gian đối với từng cá nhân, ta đều ghi chép lại rất chi tiết.”

Khi Trương bước ra khỏi điện, hai quỷ sai canh gác cổng đã đưa cho Trương một khúc vải gấm, nói rằng: “Đây là phần thưởng xứng đáng cho những việc ông đã làm.”

Quả nhiên, vốn là người hiếm muộn con cái, trong năm đó vợ ông đã hạ sinh một cặp song sinh trai gái. 7 năm sau, ông được thăng chức làm quan phủ trong triều. Những năm về sau, cuộc sống của ông rất an nhiên, hạnh phúc.

Trương Thành Hiến nói rằng: nếu ngài yêu cầu tôi thêu dệt tội danh, làm điều dối trá thì xin thứ lỗi hạ quan đây không thể giúp ngài được. (Ảnh minh họa qua Soha)

Bị cắt thọ mệnh khi lạm chức hại người

Trong cuốn ‘Di Kiên Chí’ cũng ghi lại câu chuyện về Tần Đại, là anh trai của Tần Cối, một gian thần khét tiếng trong triều đại Nam Tống. Tần Cối là người đã câu kết với nhà Kim (kẻ thù của nhà Tống) để gài bẫy và hại chết Nhạc Phi – một vị tướng trung hiếu của đất nước. 

Khi Tần Đại làm tri châu ở Tuyên Châu, ông rất lạm dụng quyền hành. Có một lần, ông đã tự ý phái các quan sai đến bắt những người trong làng chưng cất rượu riêng cho nhà mình. Dân làng tưởng rằng các quan sai là toán cướp, nên đã bắt họ lại và áp giải đến nha môn. Tần Đại lập tức thả người của mình ra, đồng thời ra lệnh bắt giữ 3 người dân của gia đình đó (gồm ông nội và 2 cháu trai) với tội danh lén chưng cất rượu. Cả 3 người đã bị trói và bị đánh 100 roi. Khi được cởi trói, cả 3 đều đã chết. 

Tất cả mọi người trong nha phủ đều biết anh trai của Tần Đại là Tể tướng đương triều, nên không một ai dám nói gì về vụ việc Tần Đại ngang nhiên tra tấn đến chết 3 người dân trong làng. Nhưng bất ngờ 1 năm sau, Tần Đại cũng đột ngột qua đời.

Sau khi Tần Đại mất, vị tri châu mới tên là Dương Nguyên Trọng được bổ nhiệm lên thay. Một buổi sáng nọ, khi ông đang giải quyết công việc ở nha môn, thì từ xa có 2 người đàn ông lạ mặt áp giải một tên tù nhân bị xích đi vào. Một người trong số họ nói: “Chúng tôi đến đây là muốn tìm lại hồ sơ vụ án cách đây 1 năm, có 3 người vì chưng cất rượu mà bị tra tấn đến chết.” 

Vì là quan mới nhậm chức nên Dương Nguyên Trọng không biết gì về vụ án đó, nhưng khi ông đang tra tìm lại các hồ sơ thì 3 người kia đã biến mất.

Nghi ngờ điểm bất thường trong vụ việc, ông đã hỏi viên thư trong phủ để biết rõ về tình tiết của vụ án. Viên thư đã đưa cho ông hồ sơ vụ án, đồng thời kể lại toàn bộ sự việc Tần Đại đã tra tấn 3 người dân đến chết như thế nào. Dương tri châu nghe xong đã vô cùng sốc, ông nói viên thư hãy sao chép lại hồ sơ vụ án một cách cụ thể. Sau đó, ông đi mua 10 nghìn tiền âm phủ về và đốt chúng cùng với tập hồ sơ. 

Có câu “Người không trị thì trời trị”, quy luật nhân quả vốn rất công bằng. Tần Đại đã chết, nhưng không có nghĩa là mọi tội lỗi của ông ta đã được xóa bỏ. Dường như những bất công nơi thế gian đều được phán xử lại tại địa phủ. 

Đời người ngắn ngủi, dù làm quan chức có to đến đâu thì bất quá là mấy chục năm, vậy nên hãy tranh thủ lúc có quyền thế trong tay mà làm việc thiện tích chút công đức cho bản thân và gia đình, đừng vì danh vọng tiền tài hay áp lực mà làm việc trái với lương tâm, thẹn với trời đất mà hủy đi phúc phận của mình. Những tấm gương mẫu mực của người xưa chính là bản đối chiếu tốt nhất đối với chúng ta.

An Nhiên (Theo Minh Huệ Net)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?