Con đường giác ngộ thành Phật của một tiểu hòa thượng

06/03/21, 09:44 Đọc & Suy ngẫm

Từ xưa đến nay, tu Phật vốn là một chuyện vô cùng thù thắng. Con người tu thành Phật, điều đó mới vĩ đại và thiêng liêng đến chừng nào, nhưng cũng vô cùng gian nan. Trên đời hỏi có mấy ai tu thành. Nhưng cũng có những người căn cơ và ngộ tính tốt, đã thực sự tu đắc chính quả. Dưới đây chỉ là một ví dụ nhỏ minh họa cho con đường thù thắng đó.

Tu Phật vốn là một chuyện vô cùng thiêng liêng và thù thắng. (Ảnh qua Anahata)

Trên một ngọn núi nọ có một ngôi chùa, là nơi tu hành của một nhóm các nhà sư. Trong số đó, có một lão hòa thượng và một tiểu hòa thượng. Hằng ngày, hai người họ đều cùng nhau xuống núi khất thực. 

Tiểu hòa thượng từ khi vào chùa đến nay, đã theo chân lão hòa thượng đi khắp nơi. Cậu bé hằng ngày đều phải làm các công việc vặt trong chùa như lấy nước, nhóm lửa, nấu cơm, dọn dẹp, nhưng điều đó không làm cậu bận tâm. Trên thực tế, cậu lại rất hào hứng với công việc của mình.

Thắc mắc của tiểu hòa thượng

Một ngày nọ, trong khi đang quét sân đột nhiên tiểu hòa thượng ngước lên nhìn bức tượng Phật đang ngồi uy nghiêm trên cao và tự hỏi: “Mình trong bao nhiêu năm tu hành, ngày ngày đều tụng kinh niệm Phật và ngồi thiền cùng Sư phụ. Vậy rốt cuộc Đức Phật là người thế nào?”

Nghĩ đến đây, tiểu hòa thượng lấp tức quẳng cây chổi xuống, chạy vội đi hỏi Sư phụ. Nghe câu hỏi của cậu, Sư phụ mỉm cười ôn tồn đáp: “Đức Phật là người đã giác ngộ. Là người tu hành có quả vị, đã tu xuất khỏi tam giới. Ngài có đầy đủ uy lực thần thông và trên thân Ngài luôn tỏa ánh hào quang rực rỡ.”

Tiểu hòa thượng phấn khích hỏi tiếp: “Thế con phải làm sao để có thể tu thành Phật quả, thưa Sư phụ”?

Sư phụ nhìn tiểu hòa thượng mỉm cười đáp: “Vậy thì con phải luôn làm việc thiện, không bao giờ phạm điều ác. Khi trong tâm con chứa đầy từ bi và thiện niệm, thì con chính là bậc Thánh nhân”.

“Đức Phật là người đã giác ngộ. Là người tu hành có quả vị, đã tu xuất khỏi tam giới”. (Ảnh qua Pinterest)

Tiểu hòa thượng lại nói: “Thưa Sư phụ, bao nhiêu năm qua, thầy đã dạy cho con rất nhiều đạo lý. Con lúc nào cũng nghe theo lời dạy bảo của người, luôn tích đức hành thiện; nhưng vẫn chưa thật sự ngộ đạo. Xin thầy hãy truyền dạy thêm kinh nghiệm của người cho con có được không?”

Sư phụ hỏi tiểu hòa thượng: “Vậy hãy nói cho ta biết, con đã làm gì mỗi ngày?”

Tiểu hòa thượng suy nghĩ một lát rồi nói: “Ví dụ như, khi Sư phụ và con đi đến thị trấn để khất thực và bị người ta phỉ báng, Sư phụ bảo con đừng để tâm, con đã vâng theo lời dạy bảo của Sư phụ. Thấy Sư phụ vui vẻ giúp đỡ người khác, con cũng muốn mang lại niềm vui cho ai đó bằng cách giúp đỡ họ.”

Nghe xong, Sư phụ thở dài đáp: “Ta tuy truyền dạy con Pháp lý, nhưng ta không bảo con rằng con phải làm theo ta. Con có thể bắt chước hành động của ta, nhưng con có thể học theo từng suy nghĩ của ta không?”.  

Tiểu hòa thượng mỉm cười đáp: “Dạ, quả thật là không dễ dàng.”

Kiên nhẫn chịu đựng cơn đói

Một hôm, Sư thầy bảo tiểu hòa thượng hãy quay mặt vào tường ngồi thiền. Nhưng rồi một ngày đã trôi qua, tiểu hòa thượng vẫn phải ngồi thiền ở đó. Thời gian lâu, bụng lại đói cồn cào, làm cậu ta không thể nhập tĩnh được nữa. Rồi ý niệm xuất ra trong tâm trí cậu, rằng có lẽ Sư phụ đã quên mình rồi. Nhưng cậu không hề cảm thấy khó chịu mà cố gắng nhẫn chịu cơn đói tiếp tục thiền định.

Tuy nhiên, qua ngày hôm sau, vẫn không ai đem thức ăn đến cho cậu. Tiểu hòa thượng nghĩ bụng: “Chắc là Sư phụ đang thử lòng kiên nhẫn và rèn luyện tính kiên trì của mình đây mà. Bình thường Sư phụ lúc nào cũng quan tâm đến mình. Mình phải kiên nhẫn và không được tức giận.”  

Sư thầy đứng ở ngoài nhìn vào trong căn phòng quan sát. Thấy tiểu hòa thượng vẫn vẫn tĩnh tâm đả tọa. Sư thầy gật đầu cười nói: “Tốt. Trong cơn đói cồn cào, mà thằng bé vẫn có thể nhẫn chịu đả tọa, tâm cũng không hề rối loạn. Quả là người có căn cơ tốt, có thể dạy dỗ được.” 

Nghĩ rồi Sư thầy đến nói với tiểu hòa thượng hãy kết thúc đả tọa: “Con đã làm rất tốt. Ngay cả khi ta bắt con ngồi ở đây đả tọa thời gian lâu, bỏ mặc con bị đói; mà con vẫn không hề oán trách ta, vẫn có thể nhập tĩnh đả tọa. Hãy đi với ta!” Nói rồi hai người cùng nhau đi đến một thiền phòng. 

Trong phòng, có một chiếc bàn. Trên bàn có một bát cơm, một tách trà, một chiếc áo thầy tu, một đôi đũa và ba đồng tiền. Sư thầy nói với tiểu hòa thượng: “Hôm trước, con đã hỏi ta rằng tu Phật và truyền dạy Pháp lý là như thế nào. Hôm nay, ta cho con ba đồng tiền; hãy đi xuống núi khất thực, rồi con sẽ ngộ được đạo lý.”

Xuất tâm từ bi, bố thí cho lão ăn xin

Trên đường xuống núi, tiểu hòa thượng nhìn thấy một người ăn xin ngồi bên lề đường. Trông ông ta thật đáng thương. Tuy nhiên, những người qua lại bên đường, lại không một ai muốn giúp ông ta. Tiểu hòa thượng nghĩ bụng: “Thời nay, người nhân đức thật là hiếm có! Nhiều người đi đường như vậy nhưng chẳng một ai động lòng bố thí cho người ăn xin kia. Tiếc rằng, mình cũng chỉ là một nhà sư nghèo. Còn không lo được cho mình thì lo cho ai được đây. Mình nên giúp ông ấy như thế nào?” Thật ra hai ngày nay, tiểu hòa thượng cũng không có gì để lót bụng. Nhưng cậu vẫn cảm thấy thật có lỗi với người xin kia, tuy vậy cũng không thể làm gì để giúp đỡ ông ấy. 

Lương tâm bỗng cảm thấy day dứt, cậu ta lập tức đến quán ăn, bỏ ra ba đồng tiền mua được hai cái bánh. Cầm bánh trên tay cậu lại nghĩ: “Hai cái bánh bé tí thế này, còn không đủ cho mình lót dạ.” Tuy nhiên, cậu thầm nghĩ nếu ăn cả hai cái bánh, thì trong tâm sẽ rất áy náy. Thế là, cậu quyết định bố thí một cái cho người ăn xin. 

Rồi cậu lại nghĩ bụng: “Cuộc sống này thật quá ngắn ngủi. Nếu mình không giúp người ăn xin lần này, bỏ mặc ông ấy chết đói ở đây, thì trong lòng sẽ rất day dứt. Đúng là bây giờ mình đang rất đói bụng, nhưng nếu không cho đi thì thật là ích kỷ. Mình có thể mất đi mạng sống này nhưng lòng từ bi của mình sẽ không bao giờ mất đi.” Nghĩ rồi tiểu hòa thượng vui vẻ nhường cả hai cái bánh cho người ăn xin kia.  

Khi tu xuất được tâm từ bi, thì khi mọi chuyện xảy đến đều là nghĩ cho người khác. (Ảnh qua BaseCamp.de)

Vị tha với loài bướm đêm

Sau khi đã làm được một việc thiện, tiểu hòa thượng trong lòng tràn ngập thiện niệm. Đi trên đường đang cảm giác hân hoan, thì đột nhiên một con bướm đêm từ đâu bay tới đập ngay vào mắt cậu, làm cậu đau rát kinh khủng.

Trong cơn đau, tiểu hòa thượng vẫn nghĩ: “Mình đã phát nguyện sẽ tu thành Phật quả. Nếu chỉ vì con bướm bé nhỏ này vô ý bay tới đập vào mắt mình, mình lại tức giận với nó thì sao có thể chứng đắc được quả vị và cứu độ chúng sinh. Mình không những không được mang tâm thù hận mà còn phải cầu nguyện cho con bướm xấu số này. Hy vọng rằng nó không bị thương.”

Khi trong lòng tiểu hòa thượng nguôi ngoai, thì cơn đau cũng giảm bớt. Trái tim cậu lại một lần nữa tràn ngập niềm hân hoan và tươi sáng: “Con bướm đêm đập trúng mắt mình, chẳng phải đây là cơ hội tốt để khảo nghiệm tâm tính mình hay sao. Nếu có con côn trùng nào lại làm mình bị thương, mình có thể nhẫn chịu, thì mình chẳng phải đã tích được đức và tâm tính cũng được đề cao lên đúng không. Mình nên biết ơn con côn trùng ấy mới phải.”

Giác ngộ

Lão hòa thượng đã xuất công năng, nên có thể biết được mọi hành động và suy nghĩ của tiểu hòa thượng. Ông thấy rằng tiểu hòa thượng thật sự đã ngộ được đạo. Khi tu xuất được tâm từ bi, thì khi mọi chuyện xảy đến đều là nghĩ cho người khác. Khi bạn có chính niệm, tinh tấn trong tu luyện thì sẽ không có điều gì có thể ngăn trở con đường tu luyện đạt đến viên mãn của bạn. 

Lúc này, tiểu hòa thượng quay trở lại chùa và hành lễ với Sư phụ. Cậu nói: “Thưa Sư phụ, trên đoạn đường đi khất thực, con thật sự đã ngộ được nhiều Pháp lý. Nếu con gặp một người ăn xin, con nên cho ông ta thức ăn. Nếu con nhìn thấy một người nghèo khổ rách rưới, con nên bố thí cho người đó tiền và quần áo. Gặp người bị thương thì phải kịp thời giúp đỡ. Hễ gặp sự việc gì thì đều nghĩ đến người khác trước, học cách buông bỏ chấp trước và được mất của thế gian.”

Tiểu hòa thượng dứt lời, mọi người trong chùa đều tỏ ra rất hài lòng và thán phục, riêng chỉ có lão hòa thượng là không nói gì. Rồi ông ấy lặng lẽ viết mấy chữ “đây không phải là Phật tính” lên trên một tờ giấy và bước ra ngoài. 

Mọi người bắt đầu xì xào với nhau. Tiểu hòa thượng cũng cảm thấy khó hiểu: “Trong tâm mình thật sự tràn đầy thiện niệm và hạnh phúc. Tại sao Sư phụ lại nói rằng mình chưa tu xuất Phật tính.” Tiểu hòa thượng suy nghĩ: “Sư phụ là người rất nhân từ và luôn quan tâm mình. Chắc chắn là mình đã làm sai điều gì đó?”.

Cậu nhớ lại suy nghĩ và thái độ của mình khi nãy nói chuyện với Sư phụ, và đột nhiên, cậu chợt nhận ra; “Lúc nói chuyện với Sư phụ, mình thật sự đã sinh tâm hoan hỷ. Đúng vậy, Sư phụ nhất định là không có giận mình, mà người đang điểm hóa cho mình ngộ ra đây. Sư phụ chắc có ý nhắc mình đừng quá cao hứng, đừng tự cho mình là Phật.” 

“Mình thật sự đã tích đức hành thiện, nhưng mình lại sinh ra tâm chấp trước. Mình muốn mọi người biết được rằng mình nhân từ và tốt bụng như thế nào. Rằng mình đã làm được bao nhiêu việc thiện, mình thật sự đã tu luyện tinh tấn. Mình không nên nảy sinh tâm hoan hỷ này. Thật sự mình đã mất đi thiện niệm.” 

Lão hòa thượng trong một căn phòng tĩnh lặng, thấy tiểu hòa thượng đã hiểu ra, gật đầu mỉm cười: “Đứa trẻ này quả là ngộ tính tốt. Có thể nhận ra tâm chấp chước của mình và biết cách trừ bỏ nó đi. Hằng mang trong tâm chính niệm. Bây giờ đã chứng đắc được quả vị.”

Ngay lúc đó, trước mắt tiểu hòa thượng không còn là những tòa nhà nơi trần thế, mà là một vùng đất rực ánh vàng kim của Đức Phật. Và cậu đang ngồi trên một đài sen, bay đến miền tịnh độ. 

An Nhiên

Theo theepochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm