Có thể làm được “3 chữ” này thì đến tuổi già không còn phải lo lắng gì nữa

04/10/21, 16:53 Đọc & Suy ngẫm

Rất nhiều người đều cảm thấy sợ hãi đối với tuổi già. Sợ ở đây không phải ở vấn đề tuổi tác, mà là sợ bản thân bất lực trước cuộc sống, sợ rằng đến tuổi già sẽ không thể sống hạnh phúc vui vẻ. Kỳ thực, nếu muốn giải quyết tận gốc nỗi sợ này, chỉ có cách vun bồi phúc khí.

Có câu rằng: “Tĩnh là phúc”, hết thảy những phiền não trong đời người đều đến từ dục vọng, ham muốn và sự không an phận của con người. (Ảnh: YogaUOnline)

Một người khi đến tuổi già, nếu vẫn còn có thể vợ chồng ân ái, con cái hiếu thuận, hàng xóm vui vẻ, thì thường được coi là người có phúc khí. Con người nếu muốn có phúc khí lúc tuổi già, mấu chốt nằm ở 3 chữ, nhất định phải coi trọng.

1. Tĩnh

Có câu rằng: “Tĩnh là phúc”, hết thảy những phiền não trong đời người đều đến từ dục vọng, ham muốn và sự không an phận của con người. Những hấp dẫn của vật chất, danh, lợi, tình khiến người ta không thể thoát ra được. Cho nên, một người có thể bình thản, tĩnh lặng mà suy nghĩ, thì mới có thể lĩnh ngộ được trí tuệ của nhân sinh, tìm được phương hướng của hạnh phúc.

Nhất là khi con người đến tuổi già, cùng với thể lực và tinh thần suy giảm, làm việc chỉ hơi rối loạn liền dễ dàng phạm sai lầm. Chỉ có thời thời khắc khắc giữ được đầu óc thanh tỉnh, mới không làm ra những chuyện hồ đồ để rồi phải hối hận.

Những người trẻ thường sẽ dễ mắc phải những sai lầm lúc bốc đồng, còn người già lại dễ mắc sai lầm lúc sốt ruột. Người cao tuổi nếu gặp chuyện lại không thể bình tĩnh, chỉ một vấn đề nhỏ liền phát hỏa, thì không chỉ không phân rõ được đúng sai, mà còn dễ dàng mang đến tổn thương cho thân thể.

Tục ngữ có câu: “Tĩnh năng sinh tuệ” (tĩnh tâm sinh trí tuệ), người già nếu làm được chữ “tĩnh” này, phúc khí cũng sẽ theo đó mà đến.

2. Thiện

Người làm việc thiện, phúc tuy chưa tới, họa đã rời xa; người làm việc ác, họa tuy chưa tới, phúc đã rời xa. (Ảnh: MyGreatCanvas)

Cổ ngữ có câu: “Người làm việc thiện, phúc tuy chưa tới, họa đã rời xa; người làm việc ác, họa tuy chưa tới, phúc đã rời xa”.

Những lời này cũng chính là nói, nếu có người vì lợi ích, bí quá hóa liều mà đi làm những chuyện xấu, cho dù trong lúc nhất thời đạt được một chút lợi ích, nhưng cuối cùng sẽ bị vạch trần, tai họa cũng theo đó mà tới. Còn khi chúng ta làm việc thiện, cho dù không ai biết, nhưng phúc báo cũng theo đó mà tìm đến.

Đặc biệt là lúc tuổi già, một người nếu luôn giữ được thiện niệm, phó xuất vì người khác, thì trợ giúp càng nhiều nhân duyên càng tốt đẹp, nội tâm cũng càng thỏa mãn, cho nên luôn cảm thấy hạnh phúc.

Tất nhiên, chúng ta làm việc thiện mục đích không phải là để nhận sự biết ơn của người khác, nhưng lại có thể giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, cũng khiến cho chúng ta trở thành người cao quý, được mọi người tôn trọng.

3. Đạm

Con người ta khi ở giai đoạn tuổi trẻ, nhiệt huyết sục sôi, thường sẽ không cam tâm sống một cuộc đời bình đạm, ai ai cũng muốn theo đuổi công danh sự nghiệp, khao khát một cuộc sống náo nhiệt cạnh tranh để đạt được những thành tựu mà người khác không thể có được.

Một người nếu có thể buông bỏ lòng tham của mình, mới có thể đạt được giải thoát thực sự. (Ảnh: Pinterest)

Kỳ thực, phải đến lúc tuổi già mới hiểu được, những thứ này đều như mây khói lướt qua, càng chấp nhất vào công danh lợi lộc, lại càng khiến cho cuộc sống của người ta thêm thống khổ: Thống khổ vì ganh đua so sánh với người khác, thống khổ vì xung đột lợi ích bất tận…

Một người nếu có thể buông bỏ lòng tham của mình, mới có thể đạt được giải thoát thực sự, cũng sẽ cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống.

Thăng thăng trầm trầm bận rộn một hồi, cuối cùng bình bình đạm đạm mới là cuộc sống. Khi chúng ta già đi, nếu có thể sống cuộc sống bình đạm, tận hưởng những niềm vui tầm thường, đó mới là hạnh phúc thực sự của nhân sinh.

Cuộc sống không phải để chiến thắng người khác, mà là chiến thắng chính mình; hạnh phúc không phải ở chỗ đạt được ít hay nhiều, mà là ở chỗ buông bỏ được bao nhiêu.

Tĩnh lặng, lương thiện và bình thản, đây mới là hạnh phúc đích thực của đời người, cũng là cảnh giới cao thượng của những bậc trí huệ.

Tuệ Tâm (Theo Vision Times)

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?