Chuyên gia tư vấn ‘Trải nghiệm cận tử’ cho các cựu sỹ quan Mỹ

07/09/14, 11:45 Thế giới tâm linh

Bà Diane Corcoran là một y tá, tiến sĩ và đại tá về hưu của quân đội Mỹ sống ở California lần đầu được nghe về trải nghiệm cận tử qua lời kể từ một cựu sỹ quan Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam năm 1969.

Y tá, đại tá quân đội Mỹ về hưu Diane Corcoran. Ảnh chụp sau một cuộc thảo luận về kinh nghiệm cận tử của những người lính tại  Hội nghị IANDS 2014 ở Newport Beach, Calif., ngày 8 tháng 8, năm 2014 (Tara MacIsaac / Epoch Times)

Cựu sỹ quan ấy đã kể cho Corcoran về những trải nghiệm cận tử (NDE), một trải nghiệm sâu sắc khi cận kề cái chết, mà ông đã trải qua khi còn ở Việt Nam. Ông rất nghiêm túc: “Tôi phải nói với cô điều này. Xin hãy tin tôi, điều này là có thật”,  theo NEWPORT BEACH. 

Các trường hợp về trải nghiệm cận tử cũng rất đa dạng. Thông thường, những cá nhân này đều có chung chia sẻ như nhìn thấy những người thân yêu đã chết, gặp các thiên thần, các vị thần khác, cảm giác nhẹ nhàng và sảng khoái, có thể nhìn thấy cơ thể của chính mình từ bên ngoài. Trong khi một số khác lại cảm giác tồi tệ và đau thương do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Đức và Úc đã cho thấy bất cứ nơi nào đều có 4%-15% trong tổng số người dân có có trải nghiệm cận tử. Theo ước tính của Corcoran, những binh sỹ bị chấn thương thường có nhiều trải nghiệm cận tử hơn, thông thường chiếm từ 15%-50%.

Bà luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ về vấn đề này với cương vị từng là cựu sỹ quan quân đội trong suốt 40 năm. Nhiều binh sĩ đã tâm sự với bà, nhiều người trong số họ rất buồn phiền và lo âu.

“Niềm tin của tôi là… các vấn đề của họ có thể được chữa trị nếu có ai đó hỗ trợ họ, để xác nhận trải nghiệm của họ,” Corcoran nói trong một cuộc thảo luận của Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu cận tử (IANDS) tại Hội nghị ở Newport Beach, California vào ngày 30/8/2014.

Corcoran là chủ tịch của IANDS, bà đã nghe được nhiều chia sẻ của những người lính về trải nghiệm đau thương mà họ thường gặp phải.

Một cựu sỹ quan từng tham chiến tại Việt Nam chia sẻ với bà về trải nghiệm cận tử, bởi vì “điều này khá nhạy cảm và thực sự quan trong đối với ông”.

Bà nói: “Tôi có cảm giác rằng những người rời khỏi bệnh viện hàng ngày đã từng có các trải nghiệm cận tử và không có ai để chia sẻ. Ít nhất là trong quân đội, mục tiêu của tôi là … các y tá quân đội và các bác sĩ có thể làm điều này.”

Trong buổi chia sẻ về về trải nghiệm cận tử trong những năm tháng còn trong quân đội, Corcoran thường kể về các trường hợp của các cựu chiến binh mà bà đã gặp ở bệnh viện.

Hiện nay, nhận thức về trải nghiệm cận tử vẫn chưa được rõ ràng nên nhiều chuyên gia điều trị cho các binh sỹ chưa biết cách để phân biệt triệu chứng này hay chỉ là suy sụp tinh thần.

Đặc biệt, có nhiều người sợ hãi và dường như phát điên nếu họ nói về trải nghiệm cận tử của mình.Do vậy, bà cố gắng cố gắng tìm một người lính để trò chuyện về trải nghiệm này của anh thông qua một máy quay để làm một bộ phim và nâng cao nhận thức. Tất cả đều từ chối do e ngại sẽ bị mọi người chê cười hay nghĩ rằng họ có biểu hiện tâm thần.

Corcoran nói cho biết, việc thu thập dữ liệu về trải nghiệm cận tử trong quân đội thường rất khó khăn do thiếu sự hợp tác. Bà chỉ có thể dự đoán số lượng và tác động của sự việc này trong quân đội. Nhiều người cảm thấy thoải mái khi tâm sự với một đại tá về hưu hơn là một người ngoài quân đội.

Trong suốt 25 năm làm y tá trong quân đội, Corcoran luôn lắng nghe những trải nghiệm cận tử mà các binh sỹ đã trải qua. Bà nói:  “Bạn cần phải có thời gian và phải là người có khả năng lắng nghe. Khi nhìn vào mắt họ, tôi thường nói: Tôi đang ở đây và tôi luôn quan tâm đến bạn. Hãy cho tôi biết về trải nghiệm của bạn … Bạn có thể cho tôi biết bất cứ điều gì, tôi ở đây để giúp đỡ bạn”.

Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc vào những năm 1990, bà làm việc tại một bệnh viện 300 giường bệnh và sau đó nâng lên thành 1.000 giường chỉ trong vài ngày. Bà đã nói chuyện với các nhân viên y tế về việc sẽ trao đổi với các binh sỹ về trải nghiệm cận tử. Bà đã tư vấn cho các binh sỹ và giúp họ chuẩn bị về mặt tâm lý để đối diện với vấn đề này.

Bà vẫn tiếp tục trong lĩnh vực này những năm qua và trò chuyện với các nhân viên trong quân đội để giúp các binh sĩ mở lòng và tin tưởng hơn để thảo luận về các trải nghiệm của họ.

Theo Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

Ad will display in 09 seconds

Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

    Tào Tháo: gian hùng, anh hùng hay gian thần?

  • Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

    Bốn yếu tố này tạo nên gia đình hưng vượng

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

    Những người biết bay đang sở hữu bí mật gì?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!