Chuyện cổ Phật gia: Phật Đà “tung bát” muốn nói với chúng ta điều gì?

18/05/16, 00:39 Cổ Học Tinh Hoa

Rất lâu trước kia, ở Thiên giới có trên 200 vị thiên nhân muốn tu Đạo, đáng tiếc là họ đều không kiên định, ai cũng muốn đầu cơ thủ xảo.

Phật Đà “tung bát”, dụng ý muốn giáo huấn chúng đệ tử. (Ảnh: Internet)

Văn Thù Bồ Tát muốn giáo hóa đệ tử không kiên tu

200 vị Thiên nhân này, họ ảnh hưởng lẫn nhau, khiến cho mỗi người đều sợ Phật Đạo gian nan, không muốn tu thành Bồ Tát; thậm chí còn nói: “Cố gắng tu thành Bồ Tát như vậy để làm gì? Chi bằng học La Hán hoặc Bích Chi Phật mà ngộ đạo nhập thẳng vào niết bàn!”

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã biết, nghĩ thầm: “Mấy người này kỳ thực đều có thể tu thành Bồ Tát, chỉ là vì sợ khổ nên muốn lùi bước mà thôi. Ta phải nghĩ cách giáo hóa bọn họ, khiến cho bọn họ kiên định ý chí tu hành mới được”.

Nghĩ đến đó, Văn Thù Bồ Tát biết thành một hành giả Già La, tay cầm một bát chứa đầy cơm bách vị, tiến về chỗ đức Thế Tôn thuyết giảng.

Ông đi đến trước mặt Phật Đà, cung kính nâng bát cơm đầy dâng cho Phật Đà nói: “Đức Thế Tôn, cần phải báo đáp ân huệ của Ngài”.

“Đấy là nghĩa gì?”, Xá Lợi Phất đứng bên cạnh đức Phật có chút nghi hoặc hỏi.

“Con hãy xem đây”, Phật Đà nói xong, bèn ném cái bát xuống, cái bát chứa đầy cơm bách vị rơi thẳng xuống, bay qua các nước có chùa Phật, bay mãi qua bảy mươi hai Hằng Hà Sa Sa Thổ.

Bát bay đến một nơi gọi là Hối A Sa, đức Phật ở nơi này hiệu là Quang Minh Vương. Khi bát bay từ không trung đến sa thổ của ông thì dừng lại.

Tỳ kheo trong chùa trông thấy một cái bát dừng trên không trung, đều ngạc nhiên hỏi Quang Minh Vương Phật: “Chuyn gì thế thưa đc Pht?”

Quang Minh Vương Phật trả lời rằng: “Phạm Thiên Thượng có một hiệu là Thích Ca Mâu Ni Phật, bát bay từ chỗ ông ấy qua, nghĩa là cứu vớt lấy những người không kiên định học Bồ Tát đạo mà muốn rút lui”.

Đám tỳ kheo nghe Quang Minh Vương nói xong, trong lòng đối với Phật Đạo lại càng thêm kiên định.

Chúng đệ tử tìm kiếm bát, chỉ có Bồ Tát được như ý

Trên Phạm Thiên, sau khi bát bay đi, liền mất hút không còn dấu vết. Một lúc sau, Phật Đà nói với Xá Lợi Phất: “Ngươi hãy đi tìm bát về đi!”

Xá Lợi Phất vận dụng trí tuệ thần lực để tìm kiếm, nhưng tìm khắp nơi đều không thấy. Ông nản lòng quay về, nói với Phật Đà: “Thế Tôn, con không tìm được bát”.

Phật Đà xoay người nói với Mục Kiền Liên: “Ngươi hãy đi tìm bát trở về đi!”.

Mục Kiền liên lập tức dùng thần thông bay đi tìm kiếm, một hồi sau, cũng ủ rũ trở về.

Phật Đà lại sai 500 La Hán đi tìm, nhưng họ cũng đều không tìm được.

Di Lặc Bồ Tát nhìn thấy bao nhiêu La Hán như vậy mà không có một người nào có thể tìm được bát về, liền xung phong nhận việc, nhưng rốt cuộc cũng trở về tay không.

Phật Đà nhìn Văn Thù Bồ Tát, nói: “Thế nào, đến lúc ngươi phải đi một chuyến rồi”.

Chỉ thấy Văn Thù Bồ Tát vẫn tại vị đả tọa, nhập định Pháp tam muội, dùng tay phải chỉ xuống đất, xuyên qua các Phật tự, tất cả những nơi mà ngài đi qua đều vì thế mà chấn động, người ở trần gian đều trông thấy Văn Thù qua bảy mươi hai Hằng Ha Sa Sa Thổ. Mọi người đều nhìn thấy rõ, giữa những sợi lông tơ trên cánh tay của Văn Thù Bồ Tát đều có muôn vàn hào quang tỏa sáng và muôn vàn đóa hoa sen, trên mỗi đóa hoa sen đều có một vị Bồ Tát ngồi lên.

Lúc này, Phật Đà buông ánh sáng dưới bàn chân, chiếu sáng cả nhân gian, chiếu sáng cả bảy mươi hai Hằng Hà Sa Sa Thổ. Tất cả mọi người không ai không ca tụng, tán dương công đức của Phật Đà và Văn Thù Bồ Tát.

Văn Thù Bồ Tát đã nhìn thấy chiếc bát, lập tức dùng tay phải cầm lấy, cùng vô số Bồ Tát đi vào trong Phạm Thiên, dâng bát cho Phật Đà.

Phật Đà nói, chư Phật nhờ ân huệ của Văn Thù Bồ Tát

Phật Đà nói với Xá Lợi Phất:

“Xá Lợi Phất à, giờ ta cho ngươi biết một chuyện xảy ra ở kiếp trước. Lúc ấy, có một Tỳ kheo tăng tên là Tuệ Vương đi theo đức Phật Dũng Mạc Năng Thắng tu hành.

Một lần nọ, Tuệ Vương cầm bát vào một tòa thành, ngài xin được một bát cơm bách vị, sau đó từ trong thành đi ra ngoài.

Cậu bé Ly Hậu Vương mừng rỡ khi nhìn thấy bát cơm của tỳ kheo Tuệ Vương. (Ảnh: Internet)

Có một đứa con trai của tôn giả tên là Ly Hậu Vương. Lúc bấy giờ, nhũ mẫu của Ly Hậu Vương đang ôm cậu đứng ở trước cửa thành. Từ xa cậu ta đã trông thấy tỳ kheo mang bát cơm bách vị đi qua, bèn từ trong lòng nhũ mẫu nhảy xuống, đuổi theo tỳ kheo tăng mà đòi cơm bách vị.

‘Tỳ kheo tăng, Tỳ kheo tăng, cho tôi một ít cơm bách vị ăn đi’, Ly Hậu Vương đuổi theo phía sau gọi.

Tỳ kheo tăng lập tức lấy bánh ngọt ra cho cậu bé ăn.

‘Ngọt lắm, thật thơm! Con muốn ăn’, Ly Hậu Vương vừa ăn vừa đi theo vị tỳ kheo tăng.

Ly Hậu Vương theo tỳ kheo tăng đến nơi ở của đức Phật Dũng Mạc Năng Thắng, sau khi khấu đầu với đức Phật, bèn ngồi một bên.

‘Này con, con mang bát cơm này đi kính Phật’,  tỳ kheo tăng nói.

Ly Hậu Vương bèn làm theo lời ngài.

Dũng Mạc Năng Thắng Phật tiếp lấy bát cơm bách vị và ăn, khi ngài ăn no rồi, trong bát vẫn còn đầy ắp cơm, như chưa ăn qua vậy.

Đức Phật mang bát cơm bách vị chia cho tám vạn bốn ngàn tỳ kheo và một vạn hai ngàn Bồ Tát, ai cũng đều ăn no, nhưng trong bát vẫn còn đầy ăm ắp.

Ly Hậu Vương nhìn thấy vậy, trong lòng mừng rỡ nói: ‘Thế Tôn vĩ đại, chuyện này thật kỳ diệu!’, sau đó theo Tuệ Vương chịu ngũ giới, phát khởi tâm Bồ Đề.

Lại nói, sau khi Ly Hậu Vương đi theo Tuệ Vương, nhũ mẫu của cậu khóc đuổi theo suốt nửa ngày nhưng vẫn không thể nào theo kịp, nên vội vàng trở về báo cho cha mẹ cậu. Cha mẹ Ly Hậu Vương men theo đường dò tìm được nơi Phật Đà ở, cung kính đảnh lễ với Phật Đà rồi nói: ‘ĐứcThế Tôn tôn kính, đệ tử may mắn bái kiến ngài, nhờ có ân huệ của ngài, con của chúng con đã bình an vô sự’.

Ly Hậu Vương nhìn thấy cha mẹ, vui mừng nói: ‘Cha, mẹ! Con hiện giờ đã biết đến Pháp Bồ Tát, con muốn xuất gia tu hành theo Phật Đà’.

Cha mẹ cậu nghe xong cũng vui mừng nói: ‘Con trai à, chúng ta cũng nguyện ý theo con nhập Đạo’”.

Phật Đà kể đến đây thì dừng lại chốc lát, rồi lại nói với mọi người: “Tỳ kheo Tuệ Vương chính là Văn Thù Bồ Tát hiện tại, đứa trẻ Ly Hậu Vương kia chính là ta. Từ xưa tới nay, những chư Phật như ta nhiều không đếm xuể, đều là nhờ công đức giáo hóa của Văn Thù Bồ Tát mà khởi xướng nhập đạo tu hành; kỳ thực đều là nhờ ân huệ của Văn Thù Bồ Tát!”.

Hai trăm Thiên nhân kia nghe xong nghĩ rằng: “Cả Phật Đà cũng đều chịu sự khai thị của Văn Thù Bồ Tát mà phát tâm tự chí thành Phật, vậy chúng ta tại sao lại lười biếng chậm trễ không khổ luyện chứ?”

Nghĩ đến đấy, hai trăm thiên tử bèn quyết tâm khổ tu Bồ Tát đạo, để cầu thành Phật, Bồ tát đạo hạnh từ đấy kiên định bất di.

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc