Chuyện cổ Phật gia: Hoa sen như ngọc

25/08/15, 04:00 Cổ Học Tinh Hoa

Với tấm lòng thuần tịnh như hoa sen, vững vàng như ngọc, cả một đời khổ hạnh tu hành, cứu khổ cứu nạn chúng sinh, cuối cùng cô gái trong câu chuyện đã viên mãn trở về Thiên giới …

hoa sen nuoc biec
Làm người thì nên cao quý như hoa sen, thuần tịnh vững vàng như ngọc vậy. (Ảnh minh họa từ Internet)

Câu chuyện này xảy ra ở vùng Chiết Giang vào thời kỳ nhà Nguyên.

Nơi này xảy ra lũ lụt, tuy không quá lớn nhưng cũng đã nhấn chìm rất nhiều đồng ruộng và ngôi làng. May là lũ lụt xảy ra vào ban ngày, nên phần lớn người dân đều đã di dời an toàn.

Tuy nhiên, một hộ gia đình còn sót lại, trong nhà này có hai mẹ con, đôi chân của bà mẹ rất yếu. Cô con gái mười lăm mười sáu tuổi. Ngôi nhà nằm ở vùng trũng, vậy nên nước lũ rất nhanh đã vào tận cửa. Nhìn thấy lũ lụt đã đến, mẹ cô nói rằng: “Con mau chạy đi, đừng lo cho mẹ!”. Cô con gái nói sao cũng không chịu, muốn cõng mẹ ra ngoài, những một thân con gái như cô, có làm thế nào cũng không cõng nổi mẹ già. Thuận theo nước lũ không ngừng dâng cao, ngôi nhà cũng bắt đầu xiêu vẹo. Mẹ cô dốc hết sức lực, cố gắng đẩy cô con gái ra, nơi có chỗ đất cao ráo hơn. Trong nháy mắt, căn nhà đã đổ sụp xuống, người mẹ đã trôi theo dòng nước lũ. Nhìn thấy cảnh này, cô gái khóc nức nở và ngất đi sau đó …

Đoạn thời gian sau đó, khi cô gái tỉnh lại, cô phát hiện mình đã nằm trên một con thuyền nhỏ. Vợ của người lái thuyền vừa thấy cô đã tỉnh lại, liền bưng nước nóng đến cho cô. Khi cô nhớ lại mọi chuyện, trước tiên cảm tạ ơn cứu mạng của vợ chồng người lái thuyền. Sau đó, cô lại bắt đầu khóc òa lên. Bởi cô và mẹ ngay từ khi còn nhỏ đã nương tựa vào nhau mà sống. Sự ra đi của mẹ là một cú sốc rất lớn cho cô. Người lái thuyền ở bên cạnh an ủi rằng: “Con à, trong trận lũ này, những người bị nước lũ cuốn đi, không chỉ có mình mẹ con. Thật đúng là thiên tai mà!”.

Cô gái lúc này liền nghĩ: “Ông trời không phải là có đức hiếu sinh sao, cớ sao lại không ngăn cản tai nạn này? Tại sao lại bắt mọi người nếm đủ thống khổ của sinh ly tử biệt cơ chứ?”.

Qua mấy ngày sau, lại xảy ra lũ lụt. Thuyền phu là người rất trượng nghĩa, ông dẫn theo vợ của mình và cô gái nhỏ này chèo thuyền khắp nơi để cứu người. Có mấy lần họ suýt nữa là mất mạng bở dòng nước lũ. Trong một lần cứu người cuối cùng, hai vợ chồng lái thuyền đều bị nước lũ cướp đi sinh mệnh. Trên thuyền chỉ còn lại một mình cô gái nhỏ. Bởi sức cô có hạn, không thể khuơ nổi cái mái chèo nặng nề, được một lát thì mệt rã rời. Chiếc thuyền này cũng xuôi dòng mà đi xuống, cô tuyệt vọng nằm dưới đáy thuyền mặc cho con thuyền trôi nổi lênh đênh.

thuyen
Chiếc thuyền này cũng xuôi dòng mà đi xuống, cô tuyệt vọng nằm dưới đáy thuyền mặc cho con thuyền trôi nổi lênh đênh. (Ảnh minh họa từ Internet)

Trải qua năm ngày năm đêm. Chiếc thuyền cuối cùng đã chạm phải đất liền, mắc kẹt ở nơi đó. Lúc này, cô đã hơi thở thoi thóp. Ngay lúc đó vừa khéo là giờ ngọ, trên bờ có âm thanh của một bà cụ gõ vào cái bình bát. Bà vừa gõ vào cái bình bát, vừa tụng niệm: “Ta vốn ngoài biển từ trời đến, lưu lạc một vùng bờ biển này, cầm bát hóa duyên thật tự tại, tựa ngọc như hoa đến khi nào? Tựa ngọc như hoa đến khi nào?”. Người thiếu nữ nghe xong, không biết sức lực từ đâu đến, hô lên rằng: “Hoa sen như ngọc là điều tôi thích nhất!”. Bà cụ nghe xong, rất lấy làm vui mừng, một mạch chạy đến bên cạnh chiếc thuyền này. Bà ôm cô vào lòng, thật hiền từ giống như bà nội đối với cô.

Về sau cô gái cùng với bà cụ đi xin ăn. Mười năm sau, vào một buổi tối mưa gió, trong lúc họ nghỉ ngơi ở một ngôi miếu hoang, bà cụ hỏi cô: “Tại sao con lại thích hoa sen, thích ngọc?” Cô cười nói rằng: “Con thấy làm người thì nên cao quý như hoa sen, thuần tịnh vững vàng như ngọc vậy”.

Bà cụ nghe xong, vui mừng nói: “Trên thế gian này, những người có thể đồng thời thích hai thứ này thật sự không nhiều! Con xem nơi này của chúng ta, vì ở bên cạnh biển cả, mọi người thường xuyên đi biển, nên cũng hay có người chôn thân nơi đáy biển, ta thật sự không nhẫn tâm. Vậy nên ta thường xin cơm bên cạnh bờ biển, phàm là những người cho ta cơm ăn, chỉ cần họ không làm ra những chuyện chuyện giết người hại mệnh, trộm cướp, ta sẽ dốc hết sức giúp họ vượt qua kiếp nạn trong sóng gió”.

Cô gái nghe xong cảm thấy lời này của bà cụ có ẩn ý sâu xa, liền hỏi: “Lão nhân gia, lẽ nào người chính là Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ cứu nạn chuyển thế hay sao?”.

Bà cụ nghe xong, từ bi nói: “Ta là ai vốn không quan trọng, điều quan trọng là con hãy hiểu rõ một điều: nhất định phải cứu độ chúng sinh thoát khỏi nguy nan. Nhưng có một điều kiện tiên quyết: nếu như mọi người đều không tin vào Thần nữa, mà vẫn cứu họ thì chính là làm trái lẽ trời vậy”.

Cô gái nghe xong, lập tức hiểu rõ. Thế là quỳ xuống dập đầu, hy vọng lão nhân gia có thể đem bản sự cứu khổ cứu nạn truyền cho cô, tương lai cô cũng muốn ở nơi này cứu độ chúng sinh khỏi nguy nan! Lão nhân gia thấy cô một lòng thành tâm. Cũng liền thu cô làm đệ tử. Hai người cũng đã cùng nhau đi khắp nơi cứu độ người gặp nạn được 10 năm ròng rã.

Một hôm, bà lão nói với cô rằng: “Thật ra khi con ở quê nhà vùng Chiết Giang, ta đã dõi theo con rồi, bởi căn cơ  của con rất tốt, là người hiếu thuận, trượng nghĩa. Lúc đó, tuổi tuy còn nhỏ, nhưng đối với người khác thật là hết lòng hết sức giúp đỡ. Mẹ của con tuy trôi trong nước lũ, nhưng thông qua tu hành của con, bà ấy đến lúc cũng sẽ có đại phúc báo chờ đợi. Vợ chồng thuyền phu cũng là như vậy. Thật ra, cớ sao xuất hiện sự tình loại này, chính là để con nhìn thấu hư huyễn và vô thường của đời người. Để con không nên có lòng quyến luyến cõi trần. Con thấy trong 10 năm nay, chúng ta cùng đi xin ăn, gặp đủ các dạng các loại người, vô luận người khác đối với chúng ta như thế nào, ta đều không xem trọng, phàm là những người cho ta cơm ăn kia, trong nguy nan ta đều tận lực giải thoát cho họ. Còn những người đối xử rất ác với chúng ta, ta cũng là cấp cơ hội cho họ hết lần này đến lần khác. Có những người thật sự là tâm ma nhiễu loạn, cũng không có cách nào khác. Đành tùy họ đi thôi”. Sau khi cô gái nghe xong những lời khải thị này, càng thêm kiên định tín tâm mà theo lão nhân gia tu hành.

Thời gian lại thắm thoắt trôi, 20 năm thoáng cái lại đến. Thiếu nữ năm xưa giờ đã là một phụ nữ trung niên khoảng hơn 50 tuổi. Một ngày kia, bà cụ nói vời cô rằng: “Ta có chuyện cần phải đi rồi, những việc còn lại, bản thân con hãy tận lực mà làm vậy. Đúng rồi, ta nói cho con biết rằng, ta chọn con là đồ đệ duy nhất của ta chính là hy vọng con có thể làm tốt những việc vốn thuộc về ta”.

“Sư phụ, những việc của người là gì vậy?”. Cô hiếu kỳ hỏi. Bà cụ bảo cô xoay người lại, đợi khi cô quay đầu lại một lần nữa, cô bỗng ngẩn người ra: chỉ thấy bà cụ vốn bị mù hai mắt không thấy đâu nữa, mà chỉ thấy một vị Bồ tát uy nghiêm vô tỷ đang đứng trước mặt cô. Sự từ bi đó, cảnh tượng thù thắng đó thì dẫu cho dùng bất cứ ngôn ngữ nào của nhân gian cũng không cách nào có thể so sánh cho được.

botat 2
Một vị Bồ tát uy nghiêm vô tỷ đang đứng trước mặt cô. Sự từ bi đó, cảnh tượng thù thắng đó thì dẫu cho dùng bất cứ ngôn ngữ nào của nhân gian cũng không cách nào có thể so sánh cho được. (Hình minh họa từ Internet)

Lúc này, cô cúi xuống bái lạy. Bồ tát dùng tay chỉ một cái, chỉ thấy biển cả mênh mông, một trận cuồng phong nổi lên bốn phía, vô số chiếc thuyền nhỏ đáng thương đang lênh đênh ở đó, chỉ thấy Bồ tát duỗi một bàn tay ngọc kia ra thu rất nhiều thuyền nhỏ vào trong, một số thuyền nhỏ thì lật chìm xuống trong vùng đại dương mênh mông đó. Nhìn kĩ những con thuyền nhỏ được Bồ tát giữ trong bàn tay ngọc kia lần nữa, trên mạn thuyền đều có một chữ “Phúc” hoặc “Đức”. Còn trên mạn thuyền bị lật chìm xuống đại dương bao la kia hầu như đều có một vết đen hoặc vòng tròn màu đen rất lớn.

Sau khi triển hiển màn này ra cho cô, thân thể Bồ tát bắt đầu phiêu đãng bay lên. Cô quỳ mọp xuống đất nghênh tiễn Bồ tát. Khi thân thể Bồ tát bay đến nửa không trung, Bồ tát nói:

“Thương xót chúng sinh đến thế gian,

Thiện ác một niệm định hai trời,

Con cầm bát ta kết duyên tiếp,

Từ bi cam lộ độ nguy nan!”

Cô nghe một tràng khai thị, trong lòng đã hiểu rõ hơn một nửa, trong những năm tháng về sau, dấu chân của cô đã đi khắp mấy tỉnh vùng ven biển, không ngừng dùng phương thức hóa duyên này để kết duyên và giáo hóa chúng sinh. Bản thân cô ở trong hoàn cảnh đó cũng không ngừng tu dưỡng tâm tính, khiến bản thân có thể xuất từ bi cự đại. Cuối cùng khi cô gái năm nao ở vào tuổi chín mươi chín, sứ mệnh lịch sử được hoàn thành mà viên mãn về trời.

Ở thiên giới, cô đã nhìn thấy mẹ và hai vợ chồng thuyền phu. Vì để cảm tạ ân nghĩa của mẹ cô và ơn cứu mạng nơi cõi người của vợ chồng thuyền phu, cô đã phong họ làm Thiên Thần hộ Pháp.

Đây chính là:

 “Như hoa như ngọc sinh cao quý,

Trần thế vô thường dứt nghiệp duyên,

Tế thế tu hành khổ ma luyện,

Ngày kia viên mãn, tráng lệ thay!”.

Tiểu Thiện, dịch từ zhengjian.org

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc