Chuyên Chư – Vị thích khách sáng tạo nhất trong lịch sử Trung Quốc

29/11/18, 10:05 Cổ Học Tinh Hoa

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều thích khách nổi danh như Kinh Kha, Chuyên Chư, Nhiếp Chính…, tất cả những người này đều được người đời sau đặt cho những danh hiệu riêng biệt, trong đó Chuyên Chư được gọi là thích khách sáng tạo nhất!

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều thích khách nổi danh như Kinh Kha, Chuyên Chư, Nhiếp Chính..., (Tranh qua DKN)
Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều thích khách nổi danh như Kinh Kha, Chuyên Chư, Nhiếp Chính… Trong tranh là cảnh Kinh Kha hành thích Tần Thủy Hoàng nhưng thất bại (Tranh qua DKN)

Ngũ Tử Tư và Chuyên Chư

Ngũ Tử Tư là một quan đại phu của nước Ngô thời Xuân Thu, là con trai thứ của đại phu Ngũ Xa nước Sở. Khi Sở Bình Vương đăng cơ, đã phong Ngũ Xa làm Thái sư (thầy dạy học chính cho con trai của vua). Năm 522 TCN, Sở Bình Vương nghe lời vu khống của Thiếu phó Phí Vô Kỵ, đã muốn giết Ngũ Xa nên triệu gọi hai người con trai của ông về.

Anh cả của Ngũ Tử Tư về nước để cứu cha đã bị Sở Vương giết chết, còn Tử Tư thì chạy thoát được. Sở Bình Vương ra lệnh dán hình truy nã đến khắp mọi nơi để bắt Ngũ Tử Tư, nhưng Ngũ Tử Tư đã chạy trốn được sang nước Ngô.

Vào thời điểm đó, nước Ngô có một hảo hán tên là Chuyên Chư. Người này mắt sâu miệng lớn, lưng hùm vai gấu, oai hùng hữu lực, lại khẳng khái, ghét chuyện bất bình nên hay can thiệp, đánh nhau với đám vô lại ngoài đường. Tuy vậy, Chuyên Chư lại rất có hiếu với mẫu thân, chỉ cần mẹ nói một lời là anh ta sẽ ngay lập tức ngừng mọi chuyện xô xát.

Khi Ngũ Tử Tư chạy trốn từ Sở sang Ngô, trông thấy hành động của Chuyên Chư thì cảm thấy kỳ lạ: “Làm sao mà một đại thích khách dũng mãnh cực kỳ như vậy lại có thể sợ một người phụ nữ chứ?”.

Thế là Ngũ Tử Tư vội vã bước tới tìm hiểu lý do. Chuyên Chư cho hay: “Người có thể khuất phục dưới tay của một người phụ nữ, ắt sẽ có thể vươn lên trên vạn người đàn ông”. Ngũ Tử Tư xem Chuyên Chư là một bậc kỳ tài, một dũng sĩ dám làm dám nhận, thế nên đã kết giao với ông ta.

Lý do hành thích

Sau khi Ngũ Tử Tư chạy trốn sang nước Ngô đã gặp được Ngô Vương Liêu, và nêu ra rất nhiều lợi ích của việc tấn công nước Sở, ông khuyên Ngô Vương nên tấn công nước Sở.

Anh em họ của Ngô Vương là công tử Quang (Hạp Lư) sau khi nghe được chuyện Ngũ Tử Tư thuyết phục được Ngô Vương đánh Sở, đã đến nói với Ngô Vương rằng: “Người họ Ngũ đó, thần có nghe nói một số chuyện về gia đình ông ta. Cha và anh trai của ông ta bị Sở Vương giết hại. Ông ta đến khuyên Đại vương đánh Sở, ngoài mặt là tính toán cho nước Ngô, nhưng thực tế là trong lòng vẫn còn muốn báo thù riêng cho gia đình mình”.

Ngô Vương nghe xong liền đi tìm hiểu thực tế, thì phát hiện rằng công tử Quang không nói sai. Thế là Ngô Vương không còn đề cập đến chuyện đánh Sở nữa. Sau khi Ngũ Tử Tư điều tra và tìm hiểu về nội phủ của nước Ngô, đã biết rõ được kế hoạch mưu sát Ngô Vương Liêu của công tử Quang.

Ngũ Tử Tư phân tích: “Nếu công tử Quang đã có dã tâm muốn đoạt ngai vàng, vậy thì chắc chắn hắn phải có thực lực, chuyện mượn Ngô diệt Sở trong tương lai ắt hẳn phải nhờ tay của công tử Quang để thực hiện rồi. Nhưng mà trước mắt thì công tử Quang chỉ đang lập mưu chiếm đoạt ngai vàng của Ngô Vương mà thôi, bây giờ vẫn chưa phải lúc chín muồi để thuyết phục hắn xuất binh đi đánh Sở”. Vì đại nghiệp diệt Sở sau này, Ngũ Tử Tư đã giới thiệu Chuyên Chư cho công tử Quang.

Cha của công tử Quang là Ngô Chư Phàn. Chư Phàn có ba người em trai, theo thứ tự thì em trai lớn tên là Dư Sái, em trai giữa tên là Di Muội, em trai út tên là Quý Tử Trát. Chư Phàn nhận thấy Quý Tử Trát tài giỏi lương thiện, cho nên ông đã không lập Thái tử, mà muốn truyền lại vương vị theo thứ tự anh em trai, để sau này đến cuối cùng có thể dễ bề truyền lại ngai vàng cho Quý Tử Trát.

Sau khi Chư Phàn mất, thì ngai vàng đã được truyền cho Dư Sái. Sau khi Dư Sái qua đời, thì truyền cho Di Muội. Sau khi Di Muội mất thì truyền cho Quý Tử Trát, nhưng Quý Tử Trát lại từ chối và không chịu trở thành một vị vua, thế nên người nước Ngô đành phải lập con trai của Di Muội làm vua.

Công tử Quang nói: “Nếu tính theo thứ tự anh em, thì Quý Tử Trát đương vị; nếu nhất định phải truyền ngôi lại cho con trai, thì ta mới chính là đích tử thực sự, đáng lý ra phải lập ta làm vua mới phải”. Vì vậy, ông ta đã bí mật triệu tập một số người có mưu trí, để sau này nhờ đến sự giúp đỡ của họ mà giành lấy ngai vàng.

Khẩn trương chuẩn bị

Sau khi công tử Quang có Chuyên Chư, đã đối xử với Chuyên Chư như một vị khách quý và cũng hết sức kính trọng mẹ của ông. Chuyên Chư tìm hiểu về sở thích của Ngô Vương Liêu, thì biết rằng ông ta thích “cá nướng”, nên đã đi đến hồ để học về kỹ thuật nướng cá, để nướng ra món cá có hương vị độc đáo.

Một vài năm sau, năm 516 TCN, Sở Bình Vương qua đời, đến mùa xuân năm sau, Ngô Vương Liêu thấy rằng nước Sở đã mất vua, nên sai em trai mình là công tử Yểm Dư và Chúc Dung dẫn theo binh lính bao vây đất Lục Cao, ấp Tiềm Nhị của nước Sở; ngoài ra còn phái Diên Lăng Quý Tử đến nước Tấn để quan sát các động thái của những chư hầu khác.

Nước Sở xuất binh để chặn đường rút lui của Yểm Dư và Chúc Dung, khiến cho quân Ngô không thể nào trở lại quân doanh. Vì vậy, công tử Quang đã nói với Chuyên Chư rằng: “Thời cơ này đừng để lỡ mất, nếu không sẽ không còn cơ hội. Vả lại ta là người thừa kế ngai vàng thực sự, vốn dĩ phải cai quản đất nước này, dù cho Quý Tử quay về, cũng sẽ không lật đổ được ta”.

Chuyên Chư nói: “Có thể giết được Vương Liêu. Bây giờ mẹ của hắn già yếu, còn hai người em trai đã dẫn quân đi đánh Sở, và bị quân Sở chặn đường thoái lui rồi. Giờ đây bên ngoài nước Ngô đang bị nước Sở chèn ép, mà trong nước thì lại không có trọng thần trụ cột, bọn họ có thể làm gì được chúng ta chứ?”. Công tử Quang liền đứng ngay dậy và cúi đầu nói: “Số phận của ta đành phải giao cho ngài rồi!”.

Trước khi đi, Chuyên Chư đã về nhà thăm mẹ, bà đã nói với Chuyên Chư: “Đại trượng phu phải đứng hiên ngang giữa trời đất, khi làm những chuyện lớn sẽ đi vào lịch sử, đừng vì nghĩ đến chuyện nhỏ trong gia đình để mà phải hối tiếc cả đời”.

Rồi bà nói mình khát nước, muốn Chuyên Chư đi lấy nước sạch đến cho uống. Chuyên Chư đi lấy nước sạch quay trở lại thì thấy mẹ mình đã treo cổ chết ở sảnh sau nhà. Mẹ của Chuyên Chư đã dùng cái chết để xóa đi nỗi lo lắng của ông, điều này cũng thúc đẩy ông hành sự thành công.

Hành thích Ngô Vương Liêu

Ngày Bính Tý tháng Tư năm 515 TCN, công tử Quang giấu các võ sĩ mặc áo giáp dưới hầm, chuẩn bị bữa tiệc rượu mời Ngô Vương Liêu. Ngô Vương Liêu luôn đề cao cảnh giác, mang theo bên mình các vệ binh, xếp thành hàng dài từ cung điện cho đến cửa nhà, các bậc thang, hành lang và trong nhà Công Tử Quang, đều có các thân tín của Ngô Vương Liêu. Các thị vệ đứng xếp hàng, và ai cũng giữ trong tay một thanh giáo dài.

Đang lúc uống rượu vui vẻ, công tử Quang giả vờ chân bị đau, nên đã đi xuống hầm, rồi để Chuyên Chư bỏ dao găm vào bụng cá nướng, sau đó đem cá dâng lên.

Chuyên Chư đã bị khám xét rất kỹ, đồng thời phải thay đồ mới được vào gần vua. Mọi thứ đều bình thường cho đến lúc ông quỳ gối trước Ngô Vương để trình món ăn với 2 vệ sĩ vũ trang đầy đủ kè kè sau lưng.

Ngô vương Liêu bị mùi thơm hấp dẫn tỏa ra từ món cá thu hút, bỗng lơi là cảnh giác. Nhanh như chớp, Chuyên Chư bật dậy, cho tay vào bụng con cá và rút ra 1 thanh chủy thủ bén ngót. Chỉ trong một cái nháy mắt, ông đã đâm xuyên lưỡi dao qua 3 lớp áo giáp, thấu đến tận tim của nhà vua xấu số. Tất cả nỗ lực bảo vệ đều tan thành mây khói.

Chuyên Chư thích sát Ngô vương Liêu. (Ảnh qua baike.kaiwind.com)
Chuyên Chư thích sát Ngô vương Liêu. (Ảnh qua baike.kaiwind.com)

Cùng lúc đó, các thị vệ cũng giết chết Chuyên Chư, bộ hạ của Vương Liêu lúc đó trở nên vô cùng hỗn loạn. Công tử Quang cho các võ sĩ đã giấu trước đó dưới hầm ra ngoài tấn công bộ hạ của Ngô Vương Liêu, và giết chết tất cả bọn họ, thế là công tử Quang đã tự lập mình làm quốc vương, và chính là Ngô Vương Hạp Lư.

Sau khi Hạp Lư lên ngôi, đã phong cho con trai của Chuyên Chư là Chuyên Nghị là Thượng Khanh (Bậc quan cao nhất), và chôn cất chỉnh chu cho Chuyên Chư bên cạnh mộ của Thái Bá Hoàng (vị vua đầu tiên của nước Ngô) theo đúng như nguyện vọng của ông, ngày nay tại núi Hồng Sơn Đông vẫn còn tấm bia “Chuyên Chư mộ”. Tương truyền rằng, “Chuyên Chư Tháp” ở ngõ Đại Lâu thuộc thành phố Vô Tích, chính là ngôi mộ tốt mà Hạp Lư xây tặng cho ông.

Nguồn gốc của Ngư Trường Kiếm (Kiếm ruột cá)

Ngư Trường Kiếm, là một thanh kiếm giấu trong cá. Đó là con dao găm được Chuyên Chư dùng để thích sát Ngô Vương Liêu. Truyền thuyết kể rằng trên dao có những đường vân nhìn giống như vảy cá, được tạo ra qua rất nhiều công đoạn chế tạo, mục đích là để có thể đâm xuyên thủng bộ giáp mặc thành nhiều lớp của Ngô Vương Liêu. Và bởi vì nó được giấu trong bụng cá, cho nên được gọi là “Ngư Trường Kiếm”.

Theo One Site World

Tuệ Tâm

Tuệ Tâm

BTV trang TinhHoa.net với những bài viết suy ngẫm về cuộc sống

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc