Chúa Jesus là Thần, vì sao để con người đóng đinh lên thập tự giá?

25/12/21, 23:59 Thế giới tâm linh

Chúa Jesus khi còn tại thế có thần thông quảng đại, có thể tiên đoán, giúp người chữa bệnh, xua đuổi tà ma… Chính Ngài sau khi chết 3 ngày còn có thể sống lại, vì sao lại để con người đóng đinh lên thập tự giá?

Chúa Jesus có thần thông quảng đại, vì sao để con người đóng đinh lên thập tự giá?

Mấy ngày nay là dịp lễ kỷ niệm sự giáng sinh của một vị Thần từng hạ thế độ nhân – Chúa Jesus. 2.000 năm trước, Ngài đã chuyển sinh thành con trai Đức trinh nữ Maria ở làng Nazareth xứ Galilee, nay thuộc Israel.

Maria từng được thiên sứ truyền tin rằng: “Bà đã được Thượng Đế ban ân, bà sẽ thụ thai và sinh ra một đứa trẻ, và bà sẽ đặt tên là Jesus (nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ). “Ngài sẽ trở thành một nhân vật có một không hai, Ngài sẽ được gọi là con của Thượng Đế, Ngài sẽ kế thừa ngai vàng của David, vương quyền của Ngài là vô tận”.

Cùng lúc ấy, những lời tiên tri về “vị vua mới sinh” của người Do Thái đã làm kinh động đến vua Herodes. Lo sợ cho vương quyền của mình, Herodes đã rắp tâm truy sát tất cả những bé trai vô tội ở Bethlehem để trừ “hậu họa”. Đó là tội ác đầu tiên mà con người gây ra cho Chúa. May là gia đình Ngài đã kịp đưa Ngài đi lánh nạn.

Theo sách Phúc Âm Luca, khoảng 30 tuổi, Chúa Jesus bắt đầu con đường truyền đạo của mình. Ngài đã đi khắp nơi thuyết giảng, khuyên con người tránh xa tội lỗi, dâm dục, thù hận… Ngài cũng dạy về sự sám hối, đức khiêm nhường, lòng bao dung khoan thứ, tình yêu thương vô điều kiện, Thiên đàng và đức tin kiên định vào Thiên Chúa. Một người nếu làm theo lời dạy của Ngài, không ngừng bỏ ác hành Thiện, sau khi chết đi sẽ được đến Thiên quốc tốt đẹp, vĩnh viễn không còn chịu khổ.

Trong lúc truyền đạo, Ngài cũng thi triển nhiều phép thần thông giúp người chữa bệnh, xua đuổi tà ma, khiến người chết sống lại như chuyện của Lazarus. 

Những lời giảng của Ngài khi ấy đã thức tỉnh vô số người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông lớn và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.

Nhưng cũng vì quá nhiều người tin vào Chúa Jesus dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo đã tìm cách giết hại Ngài. Thế là họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, vu khống Ngài, dẫn tới cái chết bi thương của Ngài trên thập tự giá.

Các sách Phúc Âm kể rằng, khi Chúa bị đóng đinh, các tên lính La Mã hí hửng chia nhau chiếc áo xống của Ngài; những kẻ đi ngang nhạo báng Ngài, các thầy tế lễ và cả các văn sỹ cũng xúm lại chế giễu Ngài. Thậm chí khi thấy Chúa đã chết, một tên lính La Mã còn dùng giáo đâm vào bên sườn Ngài để kiểm tra, lập tức máu và nước chảy ra…

Vì sao Ngài phải đi con đường đau thương ấy? (Ảnh qua Pinterest)

Nhưng 3 ngày sau, Chúa Jesus đã phục sinh và đến gặp các môn đồ của mình, chứng thực Thần tích, giúp họ thêm kiên định tín tâm. 

Vì sao Ngài phải đi con đường đau thương ấy?

Đến đây, một câu hỏi lớn được đặt ra: Với thần thông quảng đại, biết trước cả việc Judas sẽ phản bội mình, sau khi chết còn có thể sống lại, vì sao Chúa Jesus không thoát đi mà chịu hành hình trên thập tự giá? Vì sao Ngài phải đi con đường đau thương ấy? Ý nghĩa của sự hy sinh lớn lao đó là gì?

Chính là bởi Ngài biết tất cả đều nằm trong sắp đặt của Thiên Thượng. Sứ mệnh của Ngài là đến dạy người hướng Thiện, cứu độ chúng sinh lên Thiên quốc, thoát khỏi bể khổ trần gian. Nhưng con người là có tội. Trong Kinh Thánh giảng: 

“Con người thế gian đều đã phạm tội, đã đánh mất vinh hiển Đức Chúa Trời ban cho. Tội lỗi khiến con người rời bỏ cội nguồn của sinh mệnh và Chúa tể của vạn vật trong vũ trụ. Tội lỗi khiến con người đánh mất công nghĩa và nhân ái, trở nên tự tư, kiêu ngạo, tham lam và độc ác.

Tội phá hoại mối quan hệ hòa hợp giữa con người với Thượng đế, giữa con người với con người, khiến con người sống trong đau đớn bất lực. Tội lỗi khiến con người phải đối mặt với hình phạt vĩnh viễn và nỗi đau trong tương lai. Mọi người đều sẽ chết, sau khi chết còn có thẩm phán”.

Chúa Jesus là từ bi, vì cứu thế nhân mà hạ thế làm người, nhưng nợ nghiệp của con người chất chồng như núi, sao có thể không trả mà lên Trời đây? Vì thế Ngài đã phải gánh chịu thay con người, dùng sinh mạng của mình để chuộc tội của thế nhân. Trước đó, chính Ngài đã tiên đoán trước đến 3 lần về thời khắc đau thương này. Hơn ai hết, Ngài ý thức rất rõ sứ mệnh của mình ở nhân gian. Do đó trước cái chết, Ngài không trốn tránh cũng không sợ hãi, mà chỉ kiên cường chịu đựng.

Ngay cả khi bị treo trên cây thập tự, Ngài vẫn nguyện cầu rằng: “Lạy Cha, xin tha cho họ; vì họ không biết mình làm điều gì”. (Luca 23. 34)

Trước khi qua đời, Chúa Jesus đã kêu lớn: “Mọi việc đã hoàn tất!” rồi gục đầu xuống và tắt thở. (Giăng 19:30). Đúng vậy, Ngài đã hoàn tất mọi việc mà Thượng Đế phái Ngài xuống đất để làm.

Thấm thoát đã 2.000 năm trôi qua, nhưng câu chuyện về Ngài vẫn vang vọng mãi, như lời ngợi ca của thế nhân về sự từ bi vĩ đại của một vị Thần, đã vì chúng sinh mà chịu muôn vàn thống khổ.

Không chỉ Chúa Jesus, trong lịch sử cũng có không ít vị Thần đã giáng hạ thế gian cứu độ chúng sinh. Họ chuyển sinh làm người, dùng lời của con người để giảng Pháp truyền Đạo, dạy người hướng Thiện. Phương Đông có Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, phương Tây còn có nhà hiền triết Socrates dành cả đời rao giảng đức hạnh và lẽ phải. Họ cũng đều phải gánh chịu không ít khổ nạn trên con đường độ nhân của mình.

Đức Phật từng phải đi xin ăn nơi người thường để cứu độ chúng sinh. (Ảnh qua Pinterest)

Thế nhưng ngày nay, trải qua hàng ngàn năm đằng đẵng, tín tâm vào Thần của nhân loại đã phần nào phai nhạt, đạo đức cũng theo đó tụt dốc gấp nhiều lần so với khi các Ngài hạ thế. Tội nghiệp chồng chất khiến nhân loại phải đối mặt với vô số kiếp nạn, từ đại dịch đến thiên tai, nhân họa khắp nơi.

Ai sẽ cứu độ con người thời mạt thế?

Dẫu vậy, Thần Phật từ bi vẫn chưa bao giờ bỏ rơi con người. Cả phương Đông lẫn phương Tây đều có những lời tiên tri rằng Sáng Thế Chủ sẽ không để thế giới diệt vong, sẽ có thêm nhiều Thần Phật hạ thế để giúp Sáng Thế Chủ cứu vớt nhân loại.

Trước khi nhập niết bàn, Phật Thích Ca Mâu Ni từng báo trước với đệ tử của mình rằng 2.500 năm sau, Pháp của Ngài sẽ không thể độ nhân được nữa. Khi ấy Chuyển Luân Thánh Vương hay Phật Di Lặc sẽ hạ thế độ nhân. “Khi Hoa Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi thì đó chính là dấu hiệu báo rằng Thánh Vương đã tới…”

Trong Kinh Thánh cũng dự ngôn rằng, vào thời khắc cuối cùng của nhân loại Cứu Thế Chủ sẽ giáng lâm cứu độ thế nhân. Khi Ngài đến thế gian, sẽ có một dấu hiệu chính để nhận biết, đó là người Do Thái Israel phục quốc…

Ngày nay, hoa Ưu Đàm đã nở, dân Israel đã phục quốc, thế gian cũng đang trong thời mạt kiếp với vô số tai ương. Hẳn là Sáng Thế Chủ cùng các chư Thần đã tới, và đang cứu độ thế nhân trong hình dáng con người. Vậy làm sao để tìm được Ngài? Sáng Thế Chủ là từ bi, hẳn sẽ cấp cho tất cả thế nhân cơ hội, chỉ cần giữ Thiện niệm trong tâm, một lòng hướng Thần, nhất định sẽ có hy vọng nhận được phúc âm của Ngài.

Hồng Liên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?