“Chiến thần” Hàn Tín nhờ diệu dụng Binh pháp Tôn Tử mà bách chiến bách thắng

05/07/17, 13:35 Cổ Học Tinh Hoa

Hàn Tín được coi là danh tướng công thần khai quốc, giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Ông nhờ áp dụng linh hoạt “Binh pháp Tôn Tử” mà bách chiến bách thắng, làm nên rất nhiều trận chiến lưu danh thiên cổ, được các binh gia hậu thế hết lời ngợi khen.

0 (1)
Hàn Tín (ở giữa) là một danh tướng có công rất lớn giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. (Ảnh: jianshu.com)

Trong thời mạt Tần và giai đoạn đầu nhà Hán, Hàn Tín, đại tướng quân công thần khai quốc của Tây Hán và Đông Hán, có thể nói là bách chiến bách thắng. Trong “Hán thư bổ chú”,  đại tướng quân Lý Tịnh thời nhà Đường từng nói: “Trương Lương học ‘Lục thao’, ‘Tam lược’; còn Hàn Tín học hết ‘Nhương Thư’ và ‘Tôn Vũ’”.

‘Nhương Thư’‘Tôn Vũ’ đều là những binh thư nổi tiếng thời cổ đại, tác giả của ‘Nhương Thư’ là Điền Nhương Thư, nhà quân sự trứ danh của nước Tề trong thời Xuân Thu, ‘Binh Pháp Tôn Vũ’ còn được gọi là ‘Binh Pháp Tôn Tử’ được viết bởi Tôn Vũ, tướng quân của nước Ngô, cũng trong khoảng thời gian này.

Hàn Tín học thuộc binh pháp, nhưng không áp dụng dập khuôn. Ông cũng tự mình viết ra 3 bộ binh pháp, mặc dù không truyền ra bên ngoài, nhưng những binh pháp này đã làm nên rất nhiều trận chiến kinh điển. Những trận chiến điển hình của Hàn Tín đã trở thành ví dụ được đưa vào chương trình giảng dạy trong quân sự. Hậu thế bình luận: “Binh pháp của Hàn Tín là vượt qua Tôn Vũ, dụng binh thì không ai qua được Hàn Tín”.    

Trận chiến Trần Thương – Quân ta ẩn mình quân địch lộ diện

Trong phần đầu của Binh Pháp Tôn Tử, <Thiên thứ nhất: Kế sách> viết: “Người cầm binh, cũng giống như quỷ đạo. Sự cố có thể xảy ra mà biểu hiện như không, sử dụng mà biểu hiện ra như thể không sử dụng…, công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý (hành động khi quân địch không đề phòng)”.

<Thiên thứ sáu: Hư thực> viết: “Cố hình nhân nhi ngã vô hình, tắc ngã chuyên nhi địch phân”, nghĩa là khiến cho quân định ở vào trạng thái lộ diện, quân ta ở trong trạng thái ẩn mình, như thế binh lực của ta có thể tập trung, còn binh lực của địch sẽ bị phân tán.

Hàn Tín khi mới vừa được Lưu Bang phong làm đại tướng quân, trong trận chiến đầu tiên đã áp dụng “công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”. Vào tháng 6/206 TCN, Hàn Tín nhân cơ hội Hạng Vũ tấn công lãnh thổ nước Tề, đã xuất chinh về phía Đông. Trước khi xuất chinh, Hàn Tín phái Phàn Khoái và những người khác dẫn binh giả bộ sửa chữa tu sửa đường núi hiểm trở, thu hút sự chú ý của quân Tần.

Trong khi đó, Hàn Tín đích thân dẫn đại quân đi theo đường mòn nhỏ ở phía Đông tiến vào Tần Xuyên, vượt sông Vị, chiếm lĩnh thành Trần Thương, sau đó tiến đến tập kích thành Ung, cũng đánh hạ đội quân tiếp viện của địch. Sau đó quân Hán chủ lực tiếp tục tiến về phía Đông, chiếm lĩnh Tam Tần, triều nhà Tần thông cáo diệt vong. Chiến dịch đầu tiên này hiển lộ rõ tài hoa quân sự trác tuyệt của Hàn Tín.

Và sau này khi bị Ngụy Công Báo đánh gọng kìm, Hàn Tín đã sử dụng kế dương Đông kích Tây, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, dùng quân chủ lực đánh lén Ngụy Vương Báo, cuối cùng bắt giữ được Ngụy Vương Báo. Trận chiến An Ấp sử dụng “xuất kỳ bất ý” thắng lợi đã tăng cường sức mạnh cho quân Hán, củng cố được tuyến phòng ngự chính diện trước quân Sở, cũng chính là đặt nền móng cho việc phá Triệu, hạ Yến, chế khắc Tề sau này.

Trận tử chiến, đại thắng nước Triệu

Trong <Thiên thứ mười một: Cửu địa> có đề cấp đến các loại tình huống địa lý trong quân sự, là: “Tán địa tắc vô chiến, tranh địa tắc vô công, giao địa tắc vô tuyệt, cù địa tắc hợp giao, trọng địa tắc lược, phiếm địa tắc hành, vi địa tắc mưu, tử địa tắc chiến”.

Nghĩa là tại địa thế phân tán thì không nên tác chiến, gặp phải vùng tranh chấp không nên miễn cưỡng tấn công, gặp phải giao địa tuyệt đối không liên lạc, trận lớn nên liên kết với các chư hầu, gặp phải trận địa đổ nát nhất định phải nhanh chóng vượt qua, ở trong vòng vây phải thiết mưu thoát hiểm, gặp tử địa dốc sức chiến đấu là còn đường duy nhất để thoát thân.

Hàn Tín vì đánh chiếm lưu vực sông Vị, vượt sông Hoàng Hà, sau 3 tháng tiêu diệt nước Ngụy, nước Đại, đi qua Thái Hành Sơn, tiến quân đến gần nước Triệu. Nếu muốn đánh nước Triệu, quân của Hàn Tín phải đi qua khe núi rất hẹp, gọi là cửa Tỉnh Hình. Vua nước Triệu lệnh cho đại tướng quân Trần Dư, dẫn theo 30 vạn quân tập kích tại Tỉnh Hình đánh chặn quân của Hàn Tín.

Mưu sĩ của Trần Dư là Lý Tả Xa hiến kế: “Nơi đây địa thế hiểm yếu, đường quanh co, cây cối rất nhiều. Chỉ cần chúng ta đào hố, dựng doanh trại tường lũy cao, và thủ trong doanh trại, không xuất binh, quân Hàn Tín tiến đánh, thì không đến 10 ngày sẽ bắt được Hàn Tín”.

Tuy nhiên, Trần Dư lại cho rằng: “Trong binh thư nói, binh lực gấp 10 lần quân địch thì có thể bao vây đánh, quân Hàn Tín không vượt quá 3 vạn, vậy thì chúng ta còn gì phải e ngại”, Trần Dư từ chối đề nghị của Lý Tả Xa.

Hàn Tín nghe được tin Trần Dư không nghe theo mưu sách của Lý Tả Xa, trong tâm mừng thầm. Hàn Tín ra lệnh cho quân của mình cắm trại tại khu vực cách Tỉnh Hình 30 dặm, sau đó phái 2.000 kỵ binh nhẹ tiến lên ẩn nấp mai phục các nơi trong những đường mòn nhỏ, muốn bọn họ sau khi quân Triệu rời khỏi doanh trại thì mau nhanh chóng vào chiếm quân doanh của quân Triệu, thay đổi cờ Triệu thành cờ Hán, rồi phái một vạn quân đội cố ý tiến đánh quân địch để dụ quân Triệu về phía sông, nơi quân Hàn Tín xếp đặt bày bố thế trận.

Đến sáng, Hàn Tín dẫn binh tấn công, hai bên triển khai kịch chiến. Chỉ trong chốc lát, quân Hán đã giả bại rút về bên mép nước, toàn bộ quân Triệu rời khỏi doanh trại đuổi theo. Lúc này, Hàn Tín lệnh cho quân chủ lực xuất kích, quân Triệu bị nước vây quanh nên không có đường chạy, đành phải quay lại quyết chiến, sau đó quân Triệu thất thế chạy về doanh trại thì phát hiện doanh trại toàn là cờ của quân Hán, nên phải tản ra tứ phía bỏ chạy, quân Hán đã rất nhanh chóng giết chết Trần Dư, bắt sống Triệu Vương.

Sau thắng lợi, các tướng lĩnh hỏi Hàn Tín đã sử dụng binh pháp gì, Hàn Tín nói: “Trong binh pháp có nói đến cách ‘sống trong tử địa, tồn trong vong địa”, khi thoát thân, nếu binh sĩ tản ra tứ phía, thì làm sao họ dám liều mình”.

Thượng binh phạt mưu, dùng trí đoạt nước Yên

Kết quả hình ảnh cho 千 兵 万 马
Hàn Tín đã dùng kế thượng binh phạt mưu, không tốn một binh tốt mà giành được nước Yên. (Ảnh: macaumonthly.net)

<Thiên thứ ba: Mưu công> viết: “Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ hạ công thành”, nghĩa là dụng binh cách tốt nhất là dùng mưu lược để thắng đối phương, hạ sách nhất là công thành. Hàn Tín chính là dùng kế này, không tốn một binh một tốt mà giành được nước Yên.

Sau khi giành được thắng lợi trong trận chiến Tỉnh Hình, Hàn Tín treo thưởng số tiền lớn để bắt Lý Tả Xa, sau vài ngày Lý Tả Xa đã bị bắt. Khi các tướng lĩnh đưa ra ý kiến phải giết chết Lý Tả Xa, Hàn Tín lại tự tay mở trói cho Lý Tả Xa. Lý Tả Xa nói:  “Bại tướng không có gì để nói, đại phu khi quốc vong không cầu tồn, ta là tù binh của tướng quân, tướng quân tại sao lại đối đãi với tù binh như vậy?”.

Hàn Tín đáp: “Trước đây Bách Lý Hề từng sống trong thời nhà Ân (năm 1400 – 1100 TCN), nước Tần đã trọng dụng ông ấy, nên sau này mới trở lên cường đại. Hôm nay ngài cũng giống như Bách Lý Hề, ta thật sự muốn thành tâm thỉnh giáo ngài, mong ngài không từ chối”.

Lý Tả Xa thấy Hàn Tín thực sự kính trọng mình, liền nói: “Nếu tướng quân, tiến đánh nước Yên, thì họ chắc chắn là lực bất tòng tâm”. Hàn Tín xem Lý Tả Xa có cao kiến gì không. Lý Tả Xa nói chỉ cần viết một lá thư nói rõ về mặt lợi của mình, thì có thể khiến nước Yên không chiến mà hàng.

Hàn Tín chấp nhận, lập tức viết thư, trong thư miêu tả rõ thế lực thiên độc hậu của quân nhà Hán, và cảnh yếu thế của nước Yên, và phái một sứ giả rất khéo ăn nói đến nước Yên. Đồng thời làm theo cao kiến của Lý Tả Xa dẫn quân đến biên giới nước Yên, phái một đội quân với tư thế sẵn sáng tấn công. Nước Yên trước đó đã nghe được tin nước Triệu diệt vong, nhìn về phía biên giới lại thấy uy phong lẫm liệt của quân Hán, nên đã quyết định đầu hàng.

Dùng lợi để động địch trong trận quyết chiến Duy Thủy

<Thiên thứ năm: Binh thế> viết: “Cố thiện động địch giả, hình chi, địch tất tòng chi; dư chi, địch tất thủ chi. Dĩ lợi động chi, dĩ tốt đãi chi”. Nghĩa là người cố thay đổi quân địch, biểu hiện tình hình quân sự ra trước mắt quân địch hoặc giả hoặc thật, quân địch sẽ không thể phán đoán; cho quân địch một chút lợi ích thực tế làm mồi nhử, quân địch tất nhiên vì lợi mà tới, do đó sẽ làm theo điều động của chúng ta.

Một mặt dùng phương pháp này để điều động quân địch, một mặt khác chuẩn bị trận địa sẵn sàng đón địch, trận chiến chuyển hướng trong thời kỳ Hán – Sở tranh hùng chính là trận chiến Duy Thủy.

Năm 203 TCN, Hán và liên quân Sở – Tề giao chiến tại Duy Thủy. Liên quân Sở – Tề ngoài nước Tề ra, còn có 20 vạn quân tiếp viện do Hạng Vũ phái tới, do Long Thư dẫn binh. Có tưỡng sĩ khuyên Long Thư: “Quân Hán rời xa bản thổ, liều chết chiến đấu, sức mạnh của họ là không thể chống đỡ. Mà hai quân Tề, Sở tác chiến binh sĩ cũng rất dễ tản loạn. Không bằng hãy xây dựng lũy cao hào sâu để cố thủ, chờ quân Sở khi đến cứu viện, rồi chặn đứt nguồn lương thảo của quân Hán như vậy không cần chiến họ cũng đầu hàng”. Thế nhưng Long Thư lại xem thường Hàn Tín, nên đã quyết ý chính diện giao phong.

Đối mặt với thế lực lớn của quân địch, Hàn Tín cả đêm lệch cho quân của minh dồn hơn vạn túi cát vào bao da chặn ngang ở đoạn sông phía trên để tích nước. Còn Hàn Tín thì dẫn một nửa tướng sĩ vượt sông tấn công quân địch, sau đó giả bộ chiến bại, chạy trở về. Long Thư tin là thật, dẫn binh truy kích Hàn Tín.

Khi quân Long Thư vượt sông đuổi theo, thì quân Hán xé rách túi da, cát trôi đi, khiến nước sông đột ngột chảy mạnh dòng chảy, khiến quân địch bị chia cắt làm hai đoạn, trong thời gian gấp gáp quân chủ lực của địch không kịp vượt sông tiếp cứu, Long Thư bị quân Hán giết chết, quân địch tan tác. Quân Hán lập tức tiêu diệt nước Tề.

Trận chiến này, Hàn Tín, Tào Tham chẳng những tiêu diệt được Tề, Sở mà còn bảo toàn được lực lượng hùng mạnh, chặt đứt cánh tay phải của Tây Sở, mà còn chiếm lĩnh được đất Tam Tề. Trận chiến này đã thay đổi thế lực căn bản của Hán – Sở, khiến thế trận trở nên rõ ràng hơn, Hạng Vũ đã không còn đủ lực lượng để tiêu diệt Hán nữa.

Dùng đòn tâm lý đánh tan quân Hạng Vũ ở Cai Hạ

Kết quả hình ảnh cho Hàn Tín
Nhờ dùng đòn tâm lý mà Hàn Tín đã đánh bại quân Sở, khiến Hạng Vũ phải tự sát trong trận Cai Hạ. (Ảnh: blog.sina.com.cn)

Trong <Thiên thứ bảy: Quân tranh> viết: “Tam quân khả đoạt khí, tương quân khả đoạt tâm. Thiện dụng binh giả, dĩ trì đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hoa”. Tạm dịch: “Tam quân có thể đoạt khí, tướng quân có thể đoạt tâm. Người giỏi dụng binh, dùng trị để dẹp loạn, lấy tĩnh ức chế động”. Việc Hàn Tín trong nháy mắt đã khiến Hạng Vũ phải tự sát trong trận chiến Cai Hạ được lưu trong sử sách, chính là điển hình cho tâm lý chiến.

Năm 202 TCN, Hán – Sở quyết chiến tại Cai Hạ, binh lực của quân Hán ước chừng khoảng 70-80 vạn quân, quân Hạng Vũ khoảng 10 vạn. Hàn Tìn dẫn 30 vạn quân ra trận, chính diện đón đánh quân Sở. Trải qua mấy lần giao tranh, quân Hán cuối cùng đánh bại quân Sở, nhưng quân Hán thương vong cũng rất thảm trọng. Trong thế trận giằng co, vì quân Sở đã mất ý chí chiến đấu, nên Hàn Tín hạ lệnh quân Hán hát một bài hát của nước Sở. Khi Hạng Vũ và binh sĩ nghe được tiếng hát, cảm thấy như tứ phía bị cô lập, quá sợ hãi, cho rằng quân Hán đã hoàn toàn chiếm lĩnh được Sở địa, tinh thần rất hoang mang.

Hạng Vũ mấy đêm liền uống rượu trong quân trướng, hồi tưởng chyện đã qua, có Ngu Cơ xinh đẹp, có bảo mã Ô Chuy, thế là Hạng Vũ hùng hồn bi ca. Rồi Hạng Vũ dẫn hơn 800 quân phá vòng vây, nhưng bất thành, Ngu Cơ tự sát, quân Sở sụp đổ toàn diện.

Còn Hạng Vũ khi phá vòng vây bị quân Hán đuổi giết, vẫn dũng mãnh vô cùng, một mình giết chết hơn trăm quân Hán. Rồi Hạng Vũ đứng bên bờ sông cảm thấy không mặt mũi nào đối mặt với các phụ lão Giang Đông, lựa chọn tự vẫn chết.

Trận chiến Cai Hạ đã chấm dứt cục diện hỗn chiến trong thời mạt Tần, mở ra 400 lịch sử huy hoàng của triều đại nhà Hán. Tinh thục binh pháp mà lại có thể thao lược diệu dụng, Hàn Tín nhờ vào tài hoa phi phàm về quân sự, được hậu thế vinh danh “chiến thần”, “tiên binh”. Sau này khi Hàn Tín bị Lưu Bang sát hại, người đời ai cũng tiếc thương đã kịch liệt phê phán Lưu Bang. Điều này cũng đủ cho thấy Hàn Tín trong lịch sử có địa vị to lớn như thế nào.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng