Các phong tục và truyền thống về loài cây tầm gửi

15/01/19, 09:09 Tri thức

Trong rất nhiều nền văn hóa, cây tầm gửi được xem là loài cây kỳ diệu, chứa đựng linh hồn của thần rừng và không hề cắm rễ vào lòng đất. Đây là một loài cây tượng trưng cho sự may mắn, có thể xua đuổi những linh hồn xấu xa và bảo vệ cho ngôi nhà của con người.

Trong rất nhiều nền văn hóa, cây tầm gửi được xem là loài cây kỳ diệu, chứa đựng linh hồn của thần rừng và không hề cắm rễ vào lòng đất. (Ảnh: Internet)

Ở xứ Wales có một câu tục ngữ “Dim uchellwydd, dim lwc!”, có nghĩa là: “Không có tầm gửi, thì không có may mắn”. Những người nông dân ở đây tin rằng nếu cây tầm gửi trở nên khan hiếm, đó sẽ là một năm thất bát. Còn nếu có nhiều tầm gửi để thu hoạch, họ sẽ có một mùa bội thu.

Như chúng ta đã biết, tầm gửi là một hình ảnh quen thuộc trong dịp lễ Giáng sinh. Từ thời xa xưa, loài cây ký sinh này đã tạo nên sự ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho con người. Mọc thành từng chùm trên các thân cây khác, tầm gửi có mặt trong nhiều phong tục và văn hóa dân gian, bao gồm cả những truyền thuyết và nghi lễ, thậm chí trong nhiều hoạt động văn hóa dân gian ngày nay.

Vào cuối thế kỷ XIX, một lượng lớn cây tầm gửi từ Tenbury Wells, “thủ đô” của cây tầm gửi ở Anh, đã được gửi đến Mỹ để tạo nên sự kết hợp giữa loài cây này với đêm Giáng Sinh. Tuy nhiên, rất hiếm khi thấy cây tầm gửi châu Âu sinh trưởng được ở Mỹ, và thường thì các loại cây khác cùng họ được sử dụng để thay thế.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số phong tục và truyền thống liên quan đến loại cây đặc biệt này.

Giấc mơ của người thiếu nữ

Người ta nói rằng nếu lấy một nhành tầm gửi từ nhà thờ trong vùng đặt dưới gối một thiếu nữ, cô gái ấy sẽ mơ thấy chồng tương lai của mình. (Ảnh từ Medium)

Người ta nói rằng nếu lấy một nhành tầm gửi từ nhà thờ trong vùng đặt dưới gối một thiếu nữ, cô gái ấy sẽ mơ thấy chồng tương lai của mình. Niềm tin này dường như được phát triển từ một nghi thức tôn giáo cổ xưa.

Nhà văn Sir James George Fraze đã viết trong tác phẩm nổi tiếng “The Golden Bough” (Tạm dịch: Nhành cây vàng) của mình rằng: “Tại nhà thờ Pulverbatch ở Shropshire, người ta tin rằng cây sồi sẽ nở hoa trong đêm lễ hội Midsummer và những bông hoa đó sẽ héo tàn trước ánh sáng ban ngày.

Nếu muốn biết về cuộc hôn nhân của mình, các thiếu nữ sẽ trải một tấm vải màu trắng dưới gốc cây vào ban đêm. Và vào buổi sáng, cô sẽ thấy một ít vụn còn sót lại của bông hoa sồi. Cô hãy đặt lớp bụi này dưới gối của mình, sau đó người chồng tương lai sẽ xuất hiện trong những giấc mơ của cô. Nếu tôi không lầm, thì đó có thể chính là đặc điểm của cây tầm gửi”.

Phỏng đoán này đã được xác nhận sau khi người ta quan sát về một truyền thống ở Wales. Trong truyền thống này cũng có một bông hoa tầm gửi được hái vào giữa đêm và đặt dưới gối để mang lại những giấc mơ dự đoán tương lai. Hơn nữa, phương thức thu nhặt hoa sồi trong tấm vải trắng chính xác là cách các tu sĩ dùng để nhặt tầm gửi khi nó rơi xuống từ cành cây sồi.

Và có lẽ do Shropshire nằm tiếp giáp với xứ Wales, nên có nhiều người cho rằng niềm tin những bông hoa sồi nở hoa vào đêm lễ hội Midsumme có nguồn gốc bắt nguồn từ xứ Wales, mặc dù có thể niềm tin này chỉ là một phần nhỏ của tín ngưỡng nguyên thủy Aryan.

Thu hoạch cây tầm gửi

Sự xuất hiện của cây tầm gửi trong các ngôi nhà đã từng được nhà thực vật học William Cole đề cập đến trong cuốn “The Art of Simpling, or an Introduction to the Knowledge and Gathering of Plants” (Tạm dịch: Nghệ thuật mô phỏng, hoặc giới thiệu về kiến thức và thu thập thực vật) được viết vào năm 1656. Trong đó, ông mô tả cách loài cây này được “mang theo trên nhiều dặm đường, trước khi nó được đặt trong nhà vào dịp Giáng Sinh”.

Một phong tục khác ở xứ Wales của những người chăn nuôi gia súc là đặt một nhánh cây tầm gửi trên con bò đầu tiên sinh con sau thời khắc đầu tiên của năm mới. Họ tin rằng điều này sẽ đem lại may mắn. Đó cũng là lý do vì sao mà tại các trang trại luôn có rất nhiều tầm gửi.

Một phong tục khác ở xứ Wales của những người chăn nuôi gia súc là đặt một nhánh cây tầm gửi trên con bò đầu tiên sinh con sau thời khắc đầu tiên của năm mới. (Ảnh từ etsystatic)

Khi tất cả các loài thực vật khác đã chết hoặc ngủ đông thì sự sống của loài cây thường xanh tầm gửi khiến nó luôn được tôn kính. Chính vì vậy, một số nền văn hóa coi loài cây này như biểu tượng của sự bất tử, sự sống mãnh liệt bất chấp những giai đoạn tăm tối hay chết chóc trong cuộc đời. Đó cũng là lý do vì sao cây tầm gửi được xem là loài cây kỳ diệu, chứa đựng linh hồn của thần rừng và không hề cắm rễ vào lòng đất.

Loài cây này được thu hoạch rất cẩn thận. Nguyên tắc quan trọng là không được để chúng chạm đất. Vì một số người cho rằng để chúng chạm đất sẽ mang lại xui xẻo. Riêng đối với những người dùng cây tầm gửi bào chế thuốc thảo dược thì tin rằng việc đó sẽ làm suy giảm công dụng chữa bệnh của chúng.

Ông Frazer giải thích: “Do đó chúng ta có thể hiểu tại sao việc không được để tầm gửi chạm đất đã trở thành quy luật chung cho cả y học dân gian cổ đại và hiện đại. Việc để tầm gửi chạm đất sẽ làm chúng mất đặc tính chữa bệnh. Điều đó có thể do một quan niệm xa xưa cho rằng sự sống của loài cây thiêng này không nên tiếp xúc với những mối nguy hiểm dưới mặt đất”.

Không chỉ mang đến sự vui vẻ, tầm gửi còn đóng vai trò quan trọng trong việc xua đuổi những linh hồn xấu xa muốn xâm nhập ngôi nhà. Cụ thể hơn, trong suốt 12 ngày kỷ niệm lễ Giáng Sinh (Từ ngày lễ Giáng Sinh cho đến ngày 6/1), người ta tin rằng những linh hồn độc ác sẽ xuất hiện rất nhiều. Chúng đều là những linh hồn bị thần Woden (hay còn gọi là Odin) truy đuổi.

Để ngăn cản những linh hồn này trú ngụ trong căn nhà, mọi người sẽ treo trước cửa một vòng tròn từ các cây thiêng. Nó được làm từ cây ô rô, thường xuân, tầm gửi và một số loài cây thường xanh phổ biến khác. Truyền thống này vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.

Bảo vệ căn nhà

Ở một số vùng đất của Anh, cây tầm gửi hay bất kỳ loại cây nào được sử dụng vào ngày lễ Giáng Sinh đều phải được gỡ bỏ trong đêm thứ 12 (ngày 6/1). Nhưng ở những nơi khác, nó sẽ được giữ cho đến năm sau. Việc làm đó nhằm bảo vệ cho ngôi nhà khỏi bị sấm sét và hỏa hoạn.

Khi này nhành cây tầm gửi nhỏ sẽ được để bên ngoài ngôi nhà để bảo vệ ngôi nhà trong suốt 12 tháng. Nhành cây này chỉ được thay thế vào dịp Giáng Sinh năm sau.

Nhành cây tầm gửi nhỏ sẽ được để bên ngoài ngôi nhà để bảo vệ ngôi nhà trong suốt 12 tháng. (Ảnh: Internet)

Trong bản thảo “Prose Edda” được ghi chép vào thế kỷ 13, Baldr, con trai của thần Odin đã bị anh trai Hodr giết chết vì mưu đồ của Loki tinh quái. Loki biết rằng chỉ có cây tầm gửi mới có thể làm Baldr bị thương. Do đó, Loki đã chỉ Hodr tạo ra một cây cung và bắn mũi tên được làm bằng cây tầm gửi vào trái tim của Baldr.

Trong tác phẩm Gesta Danorum được viết vào thế kỉ 13, cũng mô tả cuộc chiến giữa Hodr và Baldr là cuộc chiến bắt nguồn từ việc tranh giành tình yêu. Hodr đã giết chết Baldr bằng một thanh kiếm có tên là “Mistilteinn”. Trong ngôn ngữ Bắc Đức, nó chính là cây tầm gửi.

Ngoài ra, thần Jupiter và thần Zeus là hai vị thần có liên quan đến cây sồi và sấm sét. Loài cây này cũng đóng một vai trò quan trọng trong lễ hội Thần Nông vào giữa mùa đông của người La Mã cổ đại. Nó cũng rất quan trọng đối với tu sĩ dòng Xen-tơ. Trong tác phẩm của mình, nhà văn Pliny the Elder đã mô tả cách thu hoạch cây tầm gửi trên những cây gỗ sồi vào mùa đông ở thế kỷ thứ nhất.

Vào thời xưa, sấm sét và hỏa hoạn là mối đe dọa lớn đối với các gia đình. Khi này đá và gạch chưa được sử dụng phổ biến. Thay vào đó là các mái nhà phủ sậy và rơm. Cho nên chỉ cần một tia lửa được bắt ra từ nhà bếp cũng có thể nhanh chóng bùng lên thành ngọn lửa thiêu rụi căn nhà. Trong trường hợp này cây tầm gửi được xem là thứ có thể bảo vệ những căn nhà khỏi bị sét đánh hoặc hỏa hoạn. Nó cũng được xem là điều may mắn hay ý chí của các vị thần.

Và dù cho mục đích của việc sử dụng loài cây huyền bí này là gì đi chăng nữa, thì sự yêu thích nó trong thời gian tới có lẽ sẽ vẫn không hề suy giảm.

Hồng Liên, Theo Owlcation

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?