Câu chuyện về nàng “Lâm Đại Ngọc Anh quốc” (P.3): Sự đổ nát đau thương

04/11/16, 08:56 Tri thức

Là một dịch giả nổi tiếng, Gladys Yang được ví von như “hoa thụy liên trong thơ ca Đường Tống” hay “Lâm Đại Ngọc Anh quốc”. Tuy nhiên hạnh phúc đến với bà dường như quá ngắn ngủi, bởi tiếp sau đó là những chuỗi ngày hối tiếc, đau khổ.

Tiếp theo phần 2: Hạnh phúc ngắn ngủi

yang-zhi-mingming
Gladys Yang và con trai khi còn bé. (Ảnh: Internet)

Đứa con trai yêu dấu tự thiêu

Việc hai vợ chồng Dương bị bắt cũng gây liên lụy đến những người thân ở Trung Quốc. Người mẹ già 70 tuổi của Dương Hiến Ích bị bắt quét đường phố mỗi ngày, hai người con gái của họ cũng bị lưu lạc đến vùng nông thôn hẻo lánh Hà Bắc và Đông Bắc, đứa con trai Dương Diệp bị bức hại đến tâm thần phân liệt ở Hồ Bắc.

Thông minh hiếu học, Dương Diệp học hành rất xuất sắc, vì xuất thân gia đình không qua nổi điều tra chính trị nên sau khi bị Đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa từ chối, Dương Diệp đành phải học tại trường đại học Công nghiệp Bắc Kinh. Bị cuốn theo cơn bão của Cách mạng Văn hóa, để noi theo lãnh tụ vĩ đại, Dương Diệp đưa Hồng vệ binh về lục soát nhà của chính mình, còn hét lên trước mặt cha mẹ đả đảo “quyền uy học thuật phản động”, đem những đĩa hát âm nhạc cổ điển của mẹ mình đập tan thành từng mảnh, thậm chí con ném đi một chiếc bình hoa cổ.

Năm 1968, Dương Diệp được phân bổ đến Ngạc Thành (Hồ Bắc) làm việc tại một nhà máy sản xuất thiết bị nông nghiệp. Đứa con lai với mũi cao, mắt sâu trở thành đối tượng bàn ra tán vào của mọi người tại thị trấn nhỏ, lại thêm vì cha mẹ đều là “gián điệp” nên bị giám sát hoàn toàn, bị kì thị và đả kích. Dương Hiệp rất nhanh bị dán nhãn “nghe trộm đài của nước ngoài”, đồng hồ và chăn đắp đều bị lục tung lên để tìm ra chứng cứ phạm tội, một quyển sách nhỏ “Mật mã Morse” cũng bị cho là chứng cứ phạm tội mới của hoạt động gián điệp.

Con trai Dương Diệp (Ảnh Internet)

Năm 1970, anh lại phải chịu đựng gánh nặng bị dán nhãn là phần tử “516” của Ngạc Thành. Không cách nào biết được Dương Diệp đã phải trải qua bao nhiêu loại tra tấn bức cung, nhưng cho đến lúc đó có thể thấy tinh thần của Dương Diệp không còn được bình thường.

Dương Diệp đột nhiên tuyên bố rằng mình không phải người Trung Quốc, không thừa nhận Dương Hiến Ích là cha, bắt đầu nói tiếng Anh không nói tiếng Trung, ba lần xông vào Đại sứ quán Anh xin được về nước những bị bắt giữ. Sự việc này làm kinh động đến giới lãnh đạo ĐCSTQ, Dương Diệp cuối cùng được chấp nhận đến Anh quốc.

Anh bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới ở Anh quốc, nhưng quá khứ như những cơn ác mộng cứ ám ảnh dày vò anh không ngừng. Ở Anh, anh vẫn còn rất sợ “bị bắt về” Trung Quốc, thậm chí khi thấy người Trung Quốc, anh sợ run lẩy bẩy. Anh không thích tiếp xúc ai, sợ người ta hỏi anh: “Bạn từ đâu đến?”. Cuối cùng, Dương Diệp tự thiêu mà chết. Bức ảnh Mao Trạch Đông anh mang đến Luân Đôn bị anh ta đâm đầy lỗ thủng.

Sự đổ nát đau thương

“Lão lai táng tử” là nỗi đau cắt da cắt thịt. Hai vợ chồng Gladys hay uống rượu và hát bài hát tiếng Anh “chàng trai Danny”, cứ hát lên là lại khóc. Đó là nỗi đau mãi mãi trong tâm.

“Nếu con kết hôn với một người Trung Quốc, sau này con chắc chắn sẽ hối tiếc; nếu con có con cái, chúng sẽ tự sát”. Thật không ngờ lời cảnh báo của mẹ Gladys, bà Serena năm nào đã trở thành sự thật.

Sự lãng mạn yêu đương thời thanh xuân thường thiếu kinh nghiệm cuộc sống. Cả đời bà Serena đã chứng kiến nhiều cuộc hôn nhân khác biệt chủng tộc thất bại, và những câu chuyện cổ tích trong ký ức tuổi thơ của đứa con gái lúc ở Bắc Kinh, mảnh đất Thần Châu trong những bài thơ ca Đường Tống hoàn toàn khác biệt; suốt hơn 20 năm trời bà theo chồng đi truyền giáo ở Trung Quốc, nhìn thấy được một mặt khác của Trung Quốc, thời kỳ cận đại ngu muội tàn khốc nhất. Nghĩa Hòa Đoàn đốt giáo đường, giết người Tây phương và giáo dân, huyết án ở Thái Nguyên năm 1900 giết hại các giáo sỹ gồm cả vợ con 46 người. Tai họa nghiêm trọng của Trung Quốc, không chỉ là nguy hiểm từ loạn lạc của cuộc chiến tranh Trung-Nhật, mà còn là cơn sóng đỏ cộng sản, … Do hiểu sâu sắc sự khác biệt to lớn giữa hai đất nước, bà đã không sợ buông ra những lời tiên đoán “ác độc” để ngăn cản con gái mình.

http://media.kenh9.tv/http/800x800/ppipers.com/wp-content/gallery/xianyi/xianyi-gladys-yang-ye-546x800.jpg
Hình ảnh ba đứa con nhỏ của Dương Hiến Ích và Gladys (Ảnh Internet)

Gladys ghi nhớ những ấm ức này trong lòng, quyết tâm phải thành công trong cuộc hôn nhân của mình. Trong nhiều thập kỷ, bà dốc toàn lực duy trì gia đình và cuộc hôn nhân, nỗ lực sẵn sàng vượt qua mọi gian truân. Bà siêng năng chăm chỉ lại kiên định không dời, một cốt cách thanh cao, thậm chí còn truyền thống hiền đức hơn những người phụ nữ Trung Quốc lúc bấy giờ.

Bà thường hay nói tôi đến đây không phải để hưởng thụ. Duyên phận của bà với Trung Quốc không chỉ đến đây thôi. Bà kiên trì không lùi bước, mà còn hoàn thiện hơn nữa khả năng phiên dịch tinh túy của những tác phẩm cổ điển trứ danh, cống hiến hết tâm huyết cả cuộc đời mình. Là con gái của một người truyền giáo, bà đối với nền văn hóa Trung Quốc có một tình yêu lớn lao, cũng giống như cuộc hôn nhân của bà, có một tinh thần hiến thân chân thành và vị tha.

Cho dù là chiến tranh loạn lạc, nghèo khó hay nạn tù đày, mưa gió thăng trầm, bà đều đã vượt qua. Tuy nhiên 40 năm sau, lời tiên đoán của mẹ bà vẫn trở thành sự thật. Bi kịch tự sát của con trai, khiến chỗ dựa tinh thần suốt bao năm qua sụp đổ tan tành. Bà bắt đầu hoài nghi tất cả những gì bà đã phó xuất, đau đớn về những thất bại của cả đời mình. Khi nghĩ về căn nguyên gây ra những khổ nạn trong cuộc đời, khiến tim bà như rỉ máu. Bà luôn tự trách mình, bà hay ở trong tình trạng nghiện rượu chịu đựng nỗi đau bi thương mất con nên thân thể dần dần yếu nhược, mỗi ngày càng thêm suy sụp.

Chú thích:

  • “516”: một trong những thuật ngữ để gọi tội lỗi của ai đó trong Cách mạng Văn hóa
  • “Lão lai táng tử”: có nghĩa là “về già thì con chết”, một trong nỗi khổ to lớn trong quan niệm của người Trung Quốc, về già mà mất đi đứa con trai để nương tựa.

(Còn nữa)


Mai Mai, dịch từ Epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?