Câu chuyện về nàng “Lâm Đại Ngọc Anh quốc” (P.2): Hạnh phúc ngắn ngủi

01/11/16, 09:53 Tri thức

Là một dịch giả nổi tiếng, Gladys được ví von như “hoa thụy liên trong thơ ca Đường Tống” hay “Lâm Đại Ngọc Anh quốc”. Tuy nhiên hạnh phúc đến với bà dường như quá ngắn ngủi, bởi tiếp sau đó là những chuỗi ngày hối tiếc, đau khổ.

Hình ảnh vợ chồng Dương cùng với con gái (Ảnh Internet)

Tiếp theo phần 1: Tình yêu định mệnh

Khoảng thời gian hạnh phúc

Đôi uyên ương mới cưới Dương Hiến Ích và Gladys nhanh chóng chuyển đến giảng dạy tại một chi nhánh của đại học trung ương – Bách Khê và Quý Dương. Họ sống trong một mái nhà tranh, thắp đèn dầu, múc nước giếng, đôi lúc chỉ ăn mì trộn nước tương. Tuy nhiên, Gladys không kén chọn, không một lời oán thán, bà cố gắng hết sức để thích nghi với cuộc sống mới. Bà có thể viết chữ khải nhỏ bằng bút lông, còn có thể phỏng theo “Đường Nhân Thuyết Hội”, dùng lối viết cổ điển viết những câu chuyện nhỏ tươi sáng, sinh động.

Tháng 8/1942, Gladys sinh được một bé trai. Để kiếm sống, gia đình bà phải ngồi trên “Xe Hoàng Ngư” trên con đường gập ghềnh trên quốc lộ Xuyên Điền đến 8 lần. Năm 1943, vợ chồng họ đến Bắc Bội (ngày nay thuộc Trùng Khánh) công tác tại cơ quan phiên dịch quốc lập. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong đời của họ.

Thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, Trùng Khánh là nơi hội tụ các văn nhân học sĩ ở khắp nơi. Giới tài nhân như diễn viên, họa sĩ, mặc dù phải lang thang đây đó, sống cuộc sống chật vật thiếu thốn, nhưng họ vẫn cùng nhau bàn tính chuyện xưa chuyện nay, nhận xét về các sự kiện hiện tại; suy nghĩ tích cực, tinh thần phong phú.

Vợ chồng Dương kết giao được với rất nhiều bạn bè mới, như tài tử Lư Kí Dã đến từ Giang Nam, dịch giả Lương Tông Đại thường đến uống rượu ngâm thơ. Hàng xóm bên cạnh, Dương Ấm Lưu, là một người theo Kitô giáo, cũng là người tiên phong trong việc nghiên cứu về âm nhạc tôn giáo; ông thường cùng với Dương Hiến Ích đánh cờ vây. Dương Ấm Lưu quen biết cha mẹ của Gladys, ông nói với cô: “Cha cô là một vị thánh nhân, cuộc sống của ông ấy quả thực rất thanh đạm”.

Tại cơ quan phiên dịch lúc bấy giờ do nhà văn Lương Thực Thu làm chủ nhiệm, có thể tự do lựa chọn phiên dịch đề tài kinh điển mà mình yêu thích, lại không bị can thiệp về hành chính, đúng là giống như thế ngoại đào nguyên. Thậm chí khi máy báy Nhật đến, sau khi chạy đến nơi trú ẩn lại quay về tiếp tục phiên dịch.

Ba năm đó, Dương Hiến Ích đã đem “Tư Trị Thông Giám” của Tư Mã Quang dịch miệng sang Anh ngữ, Gladys hỗ trợ ông đánh tốc ký một bản thảo lưu động khắp nơi; sau đó chính bà biên tập chỉnh sửa lại. Hai người họ đã tích lũy được bản sắc phong phú của văn hóa Đông – Tây, ưu thế xuất sắc là đã đặc biệt phát hết sở trường của hai người.

Bốn năm tù bất công

Năm 1952, vợ chồng Dương chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại giao Bắc Kinh. Trước đó, Dương Hiến Ích được yêu cầu cùng với Tiền Chung Thư, Hiệp Quân Kiện, … phiên dịch “Mao Tuyển” nhưng ông đã từ chối nhẹ nhàng. Mặc dù họ phiên dịch được một khối lượng lớn tác phẩm với tốc độ đáng kinh ngạc (bao gồm cả những thứ “rác rưởi” họ phải dịch theo mệnh lệnh), nhưng Dương Hiến Ích ngay cả vị trí biên tập cũng đều không phải; phải là đảng viên và tư tưởng theo kịp (như Đảng yêu cầu) mới được tiếp nhiệm. Hơn nữa, ông đi du học lại còn lấy vợ Anh quốc nên bị nghi ngờ; vợ chồng ông lại thường bày tỏ quan điểm về học thuật rất thẳng thắn, cũng dễ bị “thượng cương thượng tuyến”.

Năm 1957, giai đoạn chống thành phần cánh hữu, Dương Hiến Ích “may mắn thoát lọt lưới”. Khi làn sóng đỏ Cách mạng Văn hóa điên rồ sục sôi cuồn cuộn khắp cả nước, nhất là khi kẻ cầm cờ Giang Thanh nói rằng “những chuyên gia ngoại quốc có thể là gián điệp”, thì hai vợ chồng ông bà, vốn dĩ đang sống trong môi trường phân biệt đối xử thù địch về chính trị, giờ đây khó mà có thể tránh khỏi kiếp nạn này.

Trong quá trình phiên dịch, Dương Hiến Ích thường xóa đi những trích dẫn của Mao xuất hiện nhiều lần trong bản thảo, ông lại còn viết “những câu châm biếm ẩn dụ”. Trong lần dịch lướt “Kỷ yếu tọa đàm công tác văn nghệ có liên quan đến Giang Thanh”, Gladys đã để lời bình “ngu xuẩn”, điều này phạm phải tội cấm kỵ. Các đồng sự né tránh Gladys giống như bệnh ôn dịch, Dương Hiến Ích cũng bị đưa vào danh sách đưa đi diễu phố, phê bình đấu tố “máy bay phản lực”, bị bắt đi dọn nhà vệ sinh.

8683658d-0823-43ad-84c0-ca48db11c2de
Máy bay phản lực” hay còn gọi là “ngồi máy bay đất” – Một hình thức đấu tố thời Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Internet)

Tháng 4/1968, cả hai vợ chồng Dương đều bị bỏ tù. Gladys thậm chí còn bị bắt phải khỏa thân để khám xét. Năm đầu tiên, bà bị nhốt trong một phòng giam nhỏ; gió lạnh ùa thốc vào cửa sổ rách nát, mùa đông không có lò sưởi, đôi tai bà bị tê cóng nứt nẻ lở loét. Nhưng điều khiến Gladys lo lắng nhất là ba người con của bà, đề thẩm viên nói với bà “chúng có người chăm sóc”. Khi được yêu cầu “vạch tội” Dương Hiến Ích, bà nói: “Anh ấy là người tốt nhất trên đời này, anh ấy không phạm tội gì hết, tôi vô cùng yêu anh ấy!”.

Hai vợ chồng họ đều bị giam ở nhà tù Bán Bộ Kiều nhưng không biết nơi ở của nhau. Bất cứ khi nào các gác ngục đem đến vài mẩu bánh mì, nước rau hay khoai tây, họa sĩ Uất Phong bị giam ở buồng bên cạnh thường nghe được một giọng Anh nữ hiền lành nói lời cám ơn. Bà thường dựa vào việc đọc lại theo trí nhớ những bài thơ ca Anh – Trung để giết thời gian ngày qua ngày. Dương Hiến Ích còn có bạn tù để nói chuyện, nhưng Gladys trong suốt bốn năm bị giam cầm, bà phải thường xuyên tự nói với chính mình.

Mẹ Gladys rất lo lắng cho bà. Một người phụ nữ có tư tưởng độc lập như bà có thể nào tồn tại dưới chế độ cộng sản Trung Quốc; năm 1970, mẹ bà qua đời khi còn chưa biết được nơi ở con gái của mình. Chị gái của Gladys, Hilda đã thông qua các nghị viên kêu gọi chính phủ Anh thông qua kênh ngoại giao giải cứu Gladys. Hilda còn thu thập từ giới nghiên cứu Hán học và giới tôn giáo tại Anh quốc gần 20.000 chữ ký thỉnh nguyện đến Chu Ân Lai. Giới truyền thông Anh quốc cũng liên tục đưa tin về tình hình của Gladys.

Tháng 5/1972, cuối cùng Gladys cũng được tự do; Dương Hiến Ích cũng được thả ra nhưng ông bị yêu cầu phải trả chi phí ăn uống cho bốn năm giam cầm ở đó.

Chú thích:
  • “Xe Hoàng Ngư”: xe ba bánh thô sơ dùng để chở hàng ở Trung Quốc
  • “Thượng cương thượng uyển”: thuật ngữ được dùng từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền; giai đoạn 1949 trở đi, người dân Trung Quốc phải triệt để theo sát tư tưởng Chủ nghĩa Cộng sản – tư tưởng Mao; nếu ai có bất kỳ khác biệt dù rất nhỏ sẽ bị kể tội, đả kích và có thể bị đem ra đấu tố bất cứ lúc nào; ám chỉ tình trạng vô cùng nguy hiểm nếu vướng vào tội này.  
  • “Máy bay phản lực” hay còn gọi là “ngồi máy bay đất”: tư thế của người bị đem ra đấu tố, chỉ trích trong thời Cách mạng Văn hóa, giống như hình dáng của chiếc máy bay, trước cổ treo một bảng lớn và nặng ghi rõ tên tuổi, tội trạng.

(Còn nữa)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng