Cậu bé James Leininger và “hiện tượng tái sinh”

11/04/12, 21:27 Thế giới tâm linh

Câu chuyện về cậu bé James Leininger là một minh chứng cho hiện tượng luân hồi được đề cập đến trong các triết lý Phật giáo.

Cha của James là Bruce C. Leininger, một thạc sỹ chuyên ngành khoa học xã hội. Mẹ Andrea của cậu là một phụ nữ đa tài, giỏi về hội họa, múa, và văn học. Cô từng theo học ba lê tại New York và San Francisco. Sau khi tốt nghiệp trường trung học cô là một vũ công ba lê chuyên nghiệp suốt 10 năm trước khi quyết định nghỉ ngơi để chăm sóc gia đình.

Cậu bé James Leininger (Sinh ngày 10/4/1998) từ khi còn rất nhỏ đã không chơi với thứ gì khác ngoại trừ máy bay, cha mẹ cậu kể lại. Nhưng khi cậu bé lên 2 tuổi, những chiếc máy bay mà cậu yêu thích lại thường xuất hiện trong những cơn ác mộng lặp đi lặp lại tới 4 lần một tuần, làm James la hét và quẫy đạp dữ dội. Dường như bé đang chiến đấu với một cái gì đó hoặc là đang bị nhốt trong lồng, và cố gắng thoát ra ngoài. Cách duy nhất để bé thoát khỏi ác mộng là cha mẹ phải lay bé dậy. Trong giấc mơ, cậu bé thường la lớn : “Máy bay rơi bốc cháy, người đàn ông trẻ không thoát ra được”.

Andrea kể mẹ cô là người đầu tiên nghĩ rằng có thể James đang nhớ lại kiếp trước của mình. Ban đầu, Andrea nói, cô rất hoài nghi. Cha mẹ James cho biết cậu bé chỉ xem các chương trình truyền hình thiếu nhi mà thôi, còn họ thì không hề xem các phim tài liệu thời Thế chiến thứ II hay bàn luận gì về chiến tranh cả. Trong một cuốn băng video thu vào năm James 3 tuổi, người ta thấy cậu bé xem xét kỹ lưỡng một chiếc máy bay như thể viên phi công đang kiểm tra trước khi bay vậy.

Một lần khác, Andrea mua cho cậu bé một chiếc máy bay đồ chơi và chỉ cho cậu xem một thứ trông như một trái bom bên dưới. James đã chỉnh cô ngay, bảo rằng đó là một drop tank (thùng chứa xăng phụ phía dưới thân máy bay, có thể thả rơi xuống nếu cần thiết). “Tôi chưa từng nghe nói về drop tank. Tôi còn không biết đó là cái gì nữa”.

Rồi những cơn ác mộng của cậu bé ngày càng tệ hơn. Mẹ của Andrea bảo cô nên đến gặp tiến sỹ Carol Bowman, một bác sỹ chuyên khoa trong lĩnh vực nghiên cứu luân hồi tái sinh. Bowman còn là tác giả của cuốn sách “Tiền kiếp của những đứa trẻ : Ký ức tiền kiếp ảnh hưởng đến con bạn như thế nào”, viết sau khi chính con trai của bà gặp phải những cơn ác mộng và những hồi tưởng lạ lùng tương tự như thế.

Andrea đã gọi điện cho bà tiến sỹ ngay lập tức. Với sự hướng dẫn của Bowman, Andrea bắt đầu khuyến khích James chia sẻ những kí ức của bé ngay sau cơn ác mộng. Kết quả là, những cơn ác mộng đã giảm hẳn. James cũng diễn đạt rõ ràng hơn về quá khứ của mình, Andrea kể lại.

Tiến sỹ Bowman cho biết James đang ở một lứa tuổi có thể dễ nhớ lại về kiếp trước nhất. Bà nói : “Chúng chưa gặp những tác động văn hóa, chưa bị những kinh nghiệm sống của kiếp này lấn át, nên ký ức có thể trào dâng dễ dàng hơn… Việc trẻ nhỏ mơ về tiền kiếp không phải là chuyện hiếm gặp.

Chúng ta thường chú ý tới ác mộng bởi vì chúng quấy phá giấc ngủ, và thường là những câu chuyện xúc động và rất thực, giống như trường hợp của James vậy. Ác mộng thường tái diễn luôn, khi đứa trẻ hồi tưởng lại những sự kiện đầy kịch tính ấy mãi. Ở một mức độ nào đó, chúng đang tìm cách giải quyết cho những ký ức nhiễu loạn ấy. Khi Andrea đã biết được sự việc mà James nhớ lại trong giấc mơ – là chiếc máy bay rơi – điều đó đã giúp cậu bé vượt qua được chấn thương tinh thần”.

Nhưng tác dụng phụ của điều đó – đúng như tiến sỹ Bowman đã dự đoán trước – những hồi ức của James về chiếc máy bay rơi và về người đàn ông đã không thể thoát ra, trở nên chi tiết hơn, thực tại hơn. James bắt đầu hồi tưởng lại trong khi tỉnh, một cách rõ ràng, về việc máy bay của cậu cất cánh khỏi mặt nước và quân Nhật đã bắn rơi nó như thế nào. James kể với cha là cậu từng lái một chiếc máy bay hiệu Corsair. Cậu bé còn nói cậu đã phục vụ trên chiếc hàng không mẫu hạm có tên là USS Natoma Bay trong cuộc chiến với Nhật Bản. Những chi tiết rõ ràng và kỳ lạ này đã buộc Bruce cha cậu, tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu với sự giúp đỡ của vợ để chứng minh tất cả chuyện này không phải là sự thật. Cả 2 vợ chồng hoài nghi và không muốn tin vào điều đó.

Tuy nhiên cuộc nghiên cứu kéo dài suốt gần 5 năm trời với hàng ngàn tài liệu, những cuộc phỏng vấn cá nhân và các nguồn tin của quân đội, Bruce và Andrea cuối cùng đã phải chắc chắn một điều : con trai họ có mối liên hệ kỳ lạ với một phi công Hải quân Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, có tên là James M. Huston, đã hy sinh vào năm 1945 trong khi đang làm nhiệm vụ, trên vùng trời Iwo Jima, Nhật Bản.

Những điều lạ lùng khi mới 20 tháng tuổi

Bruce và Andera kể rằng họ bắt đầu thấy những dấu hiệu lạ thường ngay từ khi James hơn 1 tuổi rưỡi. Andrea kể cậu bé cứ luôn luôn quấn quít bên những chiếc máy bay :

Cậu chơi với máy bay đồ chơi suốt nhiều tiếng đồng hồ không biết chán và reo lên mỗi khi trông thấy một chiếc máy bay nào đó băng qua bầu trời.

Khi chuyển nhà từ Richardson, Texas, tới Lafayette vào tháng 2/2000, Bruce đã dẫn James tới Bảo tàng Máy bay Cavanaugh tại Addison, Texas. Cậu con trai ông như bị thôi miên bởi những chiếc máy bay tại Viện bảo tàng ấy. Chú bé cứ thơ thẩn quanh quẩn khu vực Thế chiến II của Bảo tàng. Khi ông cố gắng đưa James trở về nhà sau gần 3 tiếng ở đó, James gào khóc. Để thỏa mãn sự tò mò và vỗ về cậu, Bruce đã mua cho cậu một băng video trình diễn máy bay Thiên thần Xanh Hải quân (Navy Blue Angels) tại Bảo tàng. James đã xem nó nhiều đến nỗi cuộn băng gần như nát cả ra.

Vào tháng 4/2000, sau khi đã ổn định nơi ở mới tại Lafayette, những cơn ác mộng của James bắt đầu xuất hiện. Bruce và Andrea cho rằng ác mộng là do James chưa quen với ngôi nhà mới. Nhưng khi ác mộng diễn ra triền miên, thì cha mẹ cậu bé đã phải quan tâm đặc biệt đến con mình.

Trong lúc đó, thì những đồ dùng trong nhà đã phải hứng chịu bộ sưu tập máy bay của James. Cậu bé thả những chiếc máy bay đồ chơi của mình rơi đâm thẳng xuống mặt bàn và ghế. Andrea nhớ lại, vừa đưa tay chỉ vô số những vết trầy xước trên mặt bàn phòng khách. Chiếc bàn đã là bãi đáp cho máy bay của cậu bé. Máy bay đâm xuống mặt đất đã là một nỗi ám ảnh dai dẳng đối với James, đến nỗi khi bất kỳ ai đề cập đến bay lượn, thì James lập tức buột miệng kêu “Máy bay rơi cháy rồi”. Điều đó khiến Andrea rất lo lắng.

Từ tháng 7 cho tới tháng 9/2000, James đã bắt đầu kể với cha mẹ rằng chiếc máy bay trong những ác mộng ấy đã bị quân Nhật bắn rơi sau khi cất cánh từ một con tàu trên mặt biển. Khi James được hỏi liệu cậu có biết viên phi công ấy là ai không, cậu chỉ đáp gọn “James”.

Andrea hỏi James loại máy bay mà cậu đã lái trong những giấc mơ, và cậu nói nó là một chiếc “Corsair”. Vậy là, sau nhiều lần cố lấy thêm thông tin sau những ác mộng ấy, Bruce và Andrea đã nghe James nói “Natoma”. Bất chợt nảy ý thử tìm hiểu thực hư, Bruce đã tìm kiếm trên mạng với từ khóa “Natoma”. Kết quả là : có tồn tại một tàu sân bay mang tên USS Natoma Bay, đóng tại Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Bruce đã nghĩ rằng đó chỉ là một trùng hợp ngẫu nhiên thôi.

Vào tháng 10/2000, lại thêm một mảnh câu đố đã được làm sáng tỏ. Sau một cơn ác mộng khác, James đã nói với cha mẹ cái tên Jack Larsen, và cậu bảo đó là Larsen mà cùng bay với James. Tháng sau, James lại có thêm một chút thông tin nữa làm kinh hoàng người cha vốn luôn nghi ngờ. Bruce lướt xem một quyển sách tựa đề “Trận chiến giành Iwo Jima” của tác giả Derrick Wright mà ông vừa nhận được từ một Câu lạc bộ sách lịch sử. Trong khi Bruce đọc, James đã nhảy vào lòng bố để xem tranh vẽ. Khi chờ xem tranh thì James ngồi im nhìn vào trang sách. Thình lình, James chỉ vào một bức tranh của Iwo Jima gần Chichi Jima và nói, “Bố, đó là nơi máy bay của con bị bắn rơi”. Bruce choáng váng.

Vài tuần sau, với những cuộc tìm kiếm nhờ mạng Internet, Bruce đã tới một trang web đề cập đến Hội Natoma Bay. Ông đã liên lạc với Leo Pyatt, người về sau nhận mình đã từng là nhân viên điện đài trên một máy bay chiến đấu Avenger thuộc phi đội VC-81. Bruce không thể cầm lòng, và hỏi Pyatt liệu có chiếc phi cơ Corsair nào đã bay trên Vịnh Natoma không. Pyatt bảo không – chỉ có những chiếc máy bay Avenger và Wildcat thôi. Rồi Bruce hỏi Pyatt có người nào ở đó tên Jack Larsen không. Pyatt bảo ông biết Jack Larsen, nhưng không biết điều gì đã xảy ra với ông ta cả.

Sau khi nhận ra nhiều chi tiết từ đứa con trai 2 tuổi của mình không hiểu vì sao lại hiện thực như vậy, Bruce bị ám ảnh, ông cố gắng bác bỏ bởi vì muốn tin rằng đó chỉ là những “trùng hợp ngẫu nhiên”. Ông bắt đầu lần tìm được những hồ sơ của quân đội từ khắp nước Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của ông là để chứng minh việc này không phải là sự thật. Do đó, ông phải tìm Jack Larsen.

Những mảnh câu đố ghép nối thành bức tranh hoàn chỉnh

Bruce không thể tìm được điều gì về Jack Larsen trong các hồ sơ quân đội sau khi con trai họ đề cập đến cái tên ấy. Ông đã tìm kiếm từ mọi danh sách mà ông có thể tìm được từ các Hồ sơ lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ về những người đã chết trong khi phục vụ cho USS Natoma Bay và tất cả các tàu sân bay khác trong suốt Thế chiến II. Có nhiều Larsen và Larson đã hy sinh, nhưng không có Larsen nào ở USS Natoma Bay. Ông đã tìm kiếm hơn một năm, nhưng không có kết quả. Ông suýt nữa đã bỏ cuộc.

Vấn đề là ở chỗ : Bruce đang tìm kiếm một người đã chết. Sau khi dự Cuộc sum họp Vịnh Natoma vào tháng 9/2002, Bruce mới khám phá ra rằng Jack Larsen vẫn còn sống khỏe mạnh tại Springdale, Ark. Sau khi nói chuyện với những cựu quân nhân của chiếc tàu sân bay USS Natoma Bay và gia đình họ, Bruce được biết là có 21 người đã tử trận khi phục vụ cho USS Natoma Bay.

Một trong số những người đó là trung úy James McCready Huston con, thuộc phi đội máy bay chiến đấu VC-81, bị bắn rơi khi mới 21 tuổi trong một nhiệm vụ tấn công đặc biệt vào tàu vận chuyển tại bến cảng Futami Ko ở Chichi Jima, theo như các báo cáo đã được giải mật.

Huston đã tình nguyện tham gia vào nhiệm vụ này. Anh là phi công duy nhất của tàu USS Natoma Bay bị bắn rơi tại Chichi Jima.

Đôi vợ chồng nhà Leininger còn nhận ra rằng James đã ký tên mình là “James 3″ trên những bức vẽ chì màu về các máy bay trong Thế chiến II. Cậu thậm chí còn nói mình là “James 3″ – nhiều tháng trước cuộc đoàn tụ ấy – ngụ ý rằng James Huston đã theo tên cha là James, và James Leininger là James thứ 3.

Tới thời điểm đó, Bruce nói ông trở nên nản chí bởi vì nỗ lực chứng minh rằng cậu con trai mình không có tiền kiếp nào cả đang đi nhầm hướng. “Tất cả những bức vẽ của nó đều là máy bay đang chiến đấu, và nó biết chủng loại của những chiếc máy bay. Thậm chí nó còn vẽ cả lá cờ mặt trời đỏ của quân Nhật”, Bruce nói. “Nhưng sau khi nó vẽ “James 3″ lần đầu tiên, tôi mới hỏi nó tại sao lại thế. James nói “Con là thứ 3. Con là James thứ 3″. Nó đã tự gọi mình như thế khi chỉ mới có 3 tuổi. Tôi nghĩ nó đang vật lộn với chuyện gì đó chưa được giải quyết, nếu không thì đã không vẽ mãi những bức tranh ấy…”.

Kiên quyết tìm cho ra ngọn nguồn, Bruce đã tới thăm Larsen ở Akansas vào tháng 9 năm 2002 và hỏi ông về James Huston. Larsen không rõ điều gì đã xảy ra với Huston, nhưng ông chắc chắn là máy bay của Huston đã bị trúng đạn vào ngày 3/3/1945 – cái ngày mà Huston đã không trở về sau nhiệm vụ và vì vậy không rõ là Huston đã chết hay là bị quân địch bắt. Larsen đã là phi công yểm trợ cho Huston trong cái ngày tiến về Chichi Jima ấy.

Sau khi cố gắng kiểm tra các hồ sơ của phi đội VC-81, ông khám phá ra là Huston đã bị bắn rơi trong một chiếc máy bay chiến đấu hiệu FM2 Wildcat chứ không phải là một chiếc Corsair, và không có ai trong Cuộc sum họp đó đề cập gì tới những chiếc máy bay Corsair cất cánh từ USS Natoma Bay. Bruce nói điểm không chính xác đó đã giúp ông nuôi hy vọng rằng tất cả chuyện này chỉ là một chuỗi trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Hoài nghi tan biến

Để cho chắc, Bruce cố gắng tìm những thành viên của gia đình Huston. Vào tháng 2/2003 ông đã liên lạc với Anne Huston Baron, là chị của Huston, hiện đang sống tại Los Gatos, California. Qua nhiều cuộc điện đàm, nhà Leininger và bà Barron đã trở thành bạn, và bà đồng ý gửi cho Bruce những hình ảnh của người em trai khi trong quân ngũ. Những gói ảnh đã đến được tay Bruce vào tháng 2 và tháng 3/2003.

Trong một gói ảnh có một bức hình của Huston đang đứng trước một chiếc máy bay chiến đấu Corsair – đúng loại mà James nhắc đi nhắc lại mãi. Theo Bruce, các cuộc phỏng vấn với những thợ bảo dưỡng máy bay và các hồ sơ quân đội đã giải mật, thì trước khi Huston gia nhập USS Natoma Bay và VC-81, anh đã là thành viên của một phi đội ưu tú đặc biệt, là phi đội VF-301 Devil’s Disciples, từ tháng 1 tới tháng 8 năm 1944. Phi đội ưu tú này đã bay thử những chiếc Corsair dùng cho tàu sân bay, và chỉ có 20 phi công được tuyển chọn cho trách nhiệm này. Tuy nhiên, phi đội VF-301 đã bị giải tán sau 8 tháng và Huston được gửi về phi đội VC-81 vào mùng 8/10/1944.

Khi biết được việc này, Bruce nói, tất cả những hoài nghi trong ông đã tan biến. “Tôi không có câu trả lời nào cho việc này, nên tôi cũng không thể giải thích gì cả”, Bruce nói. “Tất cả những giấc mơ có thể là ngẫu nhiên, nhưng có những nhân tố kỳ dị mà bạn buộc phải tính đến. Sét có thể đánh trúng một lần, nhưng khi sét đánh 8, 9 lần thì bạn không thể bảo đó là ngẫu nhiên được”.

Bruce đã không kể cho bà Barron về câu chuyện siêu nhiên của đứa con trai cho đến tận tháng 10/2003. Khi cuối cùng ông kể với bà rằng cậu em trai của bà có thể là James, bà nói rằng bà đã choáng. Sau đó, vào ngày 15/10/2003, Bruce và Andrea nhận được một lá thư của bà Barron, cùng với một số đồ đạc cá nhân của Huston. Trong thư bà nói rằng không những là bà cảm thấy James gần gũi, mà còn thực sự tin câu chuyện này.

“Cậu bé không thể biết được những việc này – đơn giản là không thể – cho nên tôi tin cậu bé là một phần của em trai tôi”, bà Barron nói. Giờ đây bà gọi cậu bé 6 tuổi là James 3. Và đến lượt mình, cậu cũng xem người phụ nữ 86 tuổi ấy là chị của mình.

Khi Bruce khám phá thêm những thông tin về Huston, vợ chồng nhà Leininger đã tìm thấy những mối liên hệ kỳ lạ khác nữa giữa Huston và con trai của họ. James có 3 búp bê lính Mỹ và đặt tên chúng là Leon, Walter và Billie – đúng tên của 3 phi công bạn của Huston. Theo hồ sơ của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Trung úy Leon Stevens Conner, Thiếu úy Walter John Devlin và Thiếu úy Billie Rufus Peeler nằm trong số 21 người tử trận của USS Natoma Bay. Họ cùng là các thành viên của phi đội máy bay VC-81 với Huston. Bruce hỏi tại sao cậu lại đặt tên cho búp bê như vậy. Cậu bé trả lời : “Bởi vì họ đã chào đón con khi con đến thiên đường”.

Sau khi nghe James nói, Bruce chỉ còn biết rời khỏi phòng trong im lặng sững sờ.

James cũng giải thích cho cha mình rằng máy bay hiệu Corsair thường có lốp phẳng và có xu hướng luôn nghiêng sang trái như thế nào. Sau khi kiểm tra với các nhà sử học quân sự tại Viện bảo tàng Lone Star Flight ở Galveston, Texas, Hoa Kỳ, lời cậu nói đã được xác minh là đúng sự thật. Andrea nhớ lại lần đầu tiên khi cô làm món bánh mì thịt cho James ăn, James đã nói với cô rằng cậu đã không ăn món bánh mì thịt kể từ khi ở Natoma Bay . Vì vậy, Bruce và Andrea liên lạc với một số cựu chiến binh của tàu sân bay USS Natoma Bay, và họ biết được rằng bánh mì thịt là một món ăn chính của phi đoàn.

Ngày máy bay của James Huston bị bắn rơi

Sau khi phát hiện chi tiết về chiếc máy bay Corsair là thật, vẫn còn một điểm cần phải được xác minh : máy bay của Huston bị bắn rơi như thế nào. Có đúng là nó bị hỏa lực phòng không của quân Nhật bắn trúng động cơ, trên vùng trời Iwo Jima như lời James nói hay không ?

Tuy nhiên, không ai trong số các phi công yểm trợ của Huston, gồm Jack Larsen, Bob Greenwalt hoặc William Mathson Jr. thuộc phi đội VC-81 đã nhìn thấy máy bay của anh bị bắn rơi vào ngày 03 tháng 3 năm 1945.

Vào tháng 6 năm 2003, một cựu chiến binh khác đã giúp Bruce. Đó là Jack Durham, thành viên của phi đội ném bom và phóng ngư lôi VC-83 của tàu USS Sargent Bay mà đã bay song song với phi đội của Huston vào ngày định mệnh đó. Theo lời Durham, ông đã thấy máy bay của Huston bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Nhật. Hơn thế nữa, điều này cũng được xác nhận bởi các báo cáo của phi đội VC-83.

Sau khi nghiên cứu thêm nhiều hồ sơ của phi đội VC-83 và đọc các nhật ký chiến tranh của họ, Bruce đã liên lạc với các thành viên của phi đội VC-83 là Richardson, Bob Skelton và Ralph Clarbour. Tất cả họ đều khẳng định rằng không những máy bay của Huston bị bắn hạ, mà họ còn thấy nó bị trúng đạn ở động cơ, gây ra một tiếng nổ. Clarbour cho biết máy bay của ông đã bay ngay sau chiếc máy bay của James M. Huston Jr. trong cuộc đột kích gần Iwo Jima vào ngày 3/3/1945: “Tôi có thể nói rằng, anh ấy đã bị bắn ngay vào chính giữa động cơ”.

Sau đó máy bay của Huston đâm xuống bến cảng Futami Ko, đúng nơi James đã chỉ ra trong cuốn sách lịch sử mà 2 cha con xem vào tháng 11 năm 2000.

Thế là mọi chi tiết các giấc mơ của James đều đã được xác minh là sự thật, và vợ chồng nhà Leininger đã toại nguyện. Thông qua nhiều nhân chứng, nhiều cuộc phỏng vấn cá nhân và các hồ sơ quân đội, Bruce và Andrea tin chắc con trai mình chính là James Huston. Không chỉ có họ, mà nhiều người từng là thân nhân và bạn bè của Huston khi tiếp xúc với James đều đi đến kết luận : James 3 là James Huston đầu thai trở lại.

James tiếp tục nhớ lại những kỷ niệm cuộc đời quá khứ của mình, thậm chí tới tận ngày hôm nay, nhưng tiến sỹ Bowman cho biết trẻ em thường bị mất khả năng nhớ những kỷ niệm về tiền kiếp kể từ năm lên 7.

Khi được hỏi tình cảm 2 vợ chồng dành cho đứa con trai có bị ảnh hưởng hay không khi biết nó có thể là một người khác, Bruce trả lời : “Không có gì thay đổi cả. Tôi không nhìn con mình và tự hỏi : “Có phải con trai mình đây không ? Vì đó là con trai của tôi”.

Mỹ Nhàn post (theo Minh Trí : dailymail.co.uk)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!