Cập nhật diễn biến dịch corona ngày 27/2: Quan chức phòng chống COVID-19 ở Hàn Quốc tự sát

27/02/20, 01:54 Tin trong ngày

Tin tức mới nhất về tình hình dịch corona virus gây viêm phổi tại Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 27/2/2020 theo thống kê từ Worldometers: Số người tử vong trên thế giới là 2.803 người, số nhiễm là 82.166. Một quan chức Hàn Quốc liên quan đến phòng chống dịch COVID-19 đã nhảy xuống sông tự sát; tỉ lệ tử vong do dịch bệnh viêm phổi tại Iran là 14%.

Tóm tắt

Dịch corona tại Việt Nam 

  • Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 26/2 ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, xác nhận lãnh đạo thành phố đã quyết định lùi thời gian tổ chức chương trình thường niên về thu hút đầu tư “Tọa đàm mùa xuân 2020” sang tháng 4. [NEW]

  • Chuyến bay VJ 871 từ Daegue (Hàn Quốc) ngày 24/02 với 80 hành khách đáp xuống sân bay Đà Nẵng vào khoảng 11 giờ trưa. Sau đó, những hành khách này được cách ly tại Trung tâm huấn luyện dự bị động viên Đồng Nghệ và các bệnh viện trên địa bàn Đà Nẵng.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhấn mạnh việc “không được chủ quan”, dịch “không đơn giản như chúng ta nghĩ” và “cá nhân tôi rất lo lắng”, vì Hà Nội là địa bàn có nguy cơ rất cao,  vì thường xuyên có khoảng 20.000 – 25.000 người Hàn cư trú tại thành phố.

  • Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia “có dịch đang lây lan trong cộng đồng”, nhưng không có cảnh báo hạn chế du lịch đến Việt Nam. 

Tình hình dịch corona trên thế giới

  • Hàn Quốc vào ngày 26/2 ghi nhận số người nhiễm Covid-19 trên toàn quốc tăng vọt lên 1.595 người, với 12 ca tử vong. [NEW]
  • Tính đến ngày 26/2, Ý xác nhận ca tử vong thứ 12 liên quan đến chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi bắt nguồn từ Trung Quốc. Tổng số người xác nhận nhiễm bệnh hiện tại ở Ý là 470 người. [NEW]
  •  Trong thời gian ngắn, số ca nhiễm tại Iran tăng lên 139, trong khi có đến 19 người thiệt mạng. [NEW]

  • Peter Navarro, cố vấn thương mại Nhà Trắng trong buổi phỏng vấn với kênh Fox News đã tiết lộ Trung Quốc đã cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ loại khẩu trang 3M được sản xuất tại nước này. Đáp lại động thái này, ông Navarro cho biết phía Mỹ có thể sẽ rút 4 công ty có nhà máy sản xuất khẩu trang đặt tại Trung Quốc. [NEW]
  • Ngày 25/2, truyền hình nhà nước Algeria và Bộ Y tế Thụy Sĩ xác nhận ca đầu tiên dương tính với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) tại 2 quốc gia này.
  • Thị trưởng London Breed của thành phố San Francisco, bang California hôm thứ Ba 25/2 (giờ địa phương) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì lo ngại COVID-19. Động thái này được đưa ra chỉ thời gian ngắn sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) ban hành cảnh báo rằng Mỹ sẽ còn có thêm nhiều trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (nCoV).[NEW]
  • Chính quyền Đài Loan hôm 25/2 đã phê duyệt khoản hỗ trợ 2 tỷ USD nhằm hạn chế tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế. Quỹ hỗ trợ bao gồm các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, trợ cấp cho các công ty lữ hành gặp khó khăn, giảm thuế cho tài xế lái xe du lịch và những tấm phiếu ưu đãi mua thực phẩm ở các khu chợ đêm nổi tiếng Đài Loan. [NEW]

  • Theo báo Hankook ilbo, một người đàn ông đang làm việc cho Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã nhảy từ cầu Dongjak xuống sông Hàn vào khoảng 5h sáng 25/2 và tử vong. Theo tin tức điều tra, người đàn ông này hiện đang đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra (COVID-19) tại Văn phòng Kế hoạch An toàn Khẩn cấp, cơ quan phụ trách quản lý các tình huống khẩn cấp quốc gia và khủng hoảng. Nguyên nhân cái chết đang được điều tra làm rõ. [NEW]

  • Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19).
  • Cơ quan Y tế Hàn Quốc và siêu thị E-mart công bố bán ra 2,21 triệu khẩu trang cho công chúng ở Daegue và Gyeongsangbuk. Để giúp nhiều người có thể mua được khẩu trang, mỗi cá nhân chỉ được mua 30 cái. Người dân tại các khu vực này đã xếp hàng để mua. 
Ngày 24/2, siêu thị E-mart chi nhánh Deagu đã triển khai hoạt động bán lượng lớn khẩu trang, người Hàn Quốc xếp hàng mua.
Ngày 24/2, siêu thị E-mart chi nhánh Deagu đã triển khai hoạt động bán lượng lớn khẩu trang, người Hàn Quốc xếp hàng mua. (Ảnh chụp màn hình Twitter)
  • Giáo sư Marion Koopmans, thành viên Ủy ban quản lý khẩn cấp của WHO, nói rằng chủng virus corona mới là chủng virus đầu tiên trên thế giới đáp ứng tiêu chí gọi là “bệnh X”. Theo định nghĩa của WHO, “bệnh X” là một bệnh lây lan nhanh chóng và không thể đoán trước, liên quan đến một mầm bệnh chưa được biết trước đó. Tuy nhiên cho đến hiện tại, WHO chưa công bố dịch bệnh Covid-19 xảy ra với quy mô lan rộng tại Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc và Iran là “đại dịch”.

  • Sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các nhà sản xuất Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đe dọa, khi virus corona chết người bùng phát dẫn đến sản xuất bị đình trệ. Daniel Zhang, CEO của tập đoàn Alibaba, mô tả sự bùng phát của virus corona là một sự kiện “thiên nga đen” có thể làm “trật bánh” nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, Trung Quốc có xu hướng bị cô lập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều khả năng bị phá sản, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp gia tăng tạo ra áp lực lớn đối với chính quyền Trung Quốc. Trong khi đó, rủi ro cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào Trung Quốc cũng tăng cao. Điển hình như Valeritas, một nhà sản xuất thiết bị y tế của Mỹ, đã tuyên bố phá sản, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các nhà máy Trung Quốc không thể hoạt động khiến chuỗi cung ứng bị phá vỡ. Ngày 17/2, tập đoàn Apple cũng tuyên bố không đạt được doanh thu dự kiến do thiếu hụt nguồn cung từ Trung Quốc.

  • Tập đoàn công nghệ sinh học Moderna, Hoa Kỳ hôm 24/2 cho biết họ đã hoàn thành việc bào chế vắc-xin chống dịch corona, và sẽ cho sản xuất để tiến hành thử nghiệm lâm sàng vào đầu tháng 4, việc này sẽ cho Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) thực hiện. Dự kiến việc thử nghiệm sẽ hoàn thành trong 3 tháng. Sau đó, một cuộc thử nghiệm quy mô lớn hơn sẽ được tiến hành và kéo dài từ 6 đến 8 tháng. Nếu thử nghiệm thành công, vắc-xin sẽ được đưa vào sử dụng để phòng chống dịch corona.

Diễn biến dịch corona ở Trung Quốc 

  • Một trường hợp thương tâm khác đã xảy ra tại xã Chú Nhất, phố Hoa Quả, thành phố Thập Yển, các nhân viên đi kiểm tra thân nhiệt hộ gia đình đã bất ngờ khi phát hiện một cậu bé khoảng 5-6 tuổi phải ăn bánh quy sống qua ngày trong khi ông của cậu đột tử trong phòng tắm nhiều ngày. Khi được hỏi tại sao không ra ngoài nhờ người trợ giúp, cậu bé nói rằng ông đã dặn cậu không được ra ngoài vì bên ngoài có virus. [NEW]
  • Những người lao động ngoại thành bị mắc kẹt ở Vũ Hán trong tình trạng không nhà ở (do trả lại nhà và dự tính về quê nhưng sau đó thành phố bị phong tỏa), đã phải sống lang thang trên các con phố, trở thành ăn xin và lượm thức ăn từ thùng rác để sống sót qua ngày. [NEW]
Những người vô gia cư mắc kẹt tại Vũ Hán phải lang thang làm ăn xin và nhặt thức ăn thừa sống qua ngày.
Những người vô gia cư mắc kẹt tại Vũ Hán phải lang thang làm ăn xin và nhặt thức ăn thừa sống qua ngày. (Ảnh chụp màn hình)
  • Vào ngày 24/2, các y bác sĩ ở Quảng Đông đến hỗ trợ Vũ Hán, đã gửi thư đến the Lancet, tập san y khoa có uy tín nhất trên thế giới, để yêu cầu sự viện trợ quốc tế. Bức thư viết: “Ngoài kiệt sức về thể chất, chúng tôi còn phải chịu đựng sự dày vò tâm lý. Mặc dù là y tá chuyên nghiệp, nhưng chúng tôi cũng là con người. Giống như mọi người, chúng tôi cảm thấy bất lực, lo lắng và sợ hãi. Các y tá từng trải đôi khi dành chút thời gian để an ủi đồng nghiệp và cố gắng xoa dịu sự lo lắng cho chúng tôi”. Sau đó vào ngày 26/2, một số cơ quan truyền thông Trung Quốc đã đăng bài viết nói rằng các y bác sĩ Vũ Hán yêu cầu the Lancet gỡ bài báo đăng tải bức thư nói trên, làm rõ sự thật và xin lỗi. [NEW]
  • 19 người già được cho là đã tử vong vì nhiễm bệnh tại nhà phúc lợi Vũ Hán, nhân viên hoạt động tại đây cũng bị lây nhiễm. Tuy nhiên, thông tin sau khi được đăng tải trên mạng đã bị tháo gỡ, chính quyền phủ nhận sự việc. 
  • Theo tin từ Epoch Times, nhà giam Thập Lý Phong ở tỉnh Chiết Giang đã xuất hiện việc lây nhiễm bệnh dịch do tại đây có hoạt động cung cấp dịch vụ tình dục cho tù nhân. 
  • Một trường hợp nhiễm bệnh tại đường Tô Châu, phường Trung Quan, Tây Thành ở Bắc Kinh dẫn đến tử vong, nhưng xác nạn nhân là một cô gái được phát hiện sau khi đã chết 2 ngày, mùi hôi thối bốc lên xung quanh.
  • Tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán vẫn đang tiếp diễn và rất khốc liệt, một người phụ nữ được xuất viện từ bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Vũ Hán đã kể lại trải nghiệm của bà khi chứng kiến những thi thể người “còn thở, tay chân còn cử động” nhưng đã bị cho vô túi đựng xác đem hỏa táng. 

  • Theo báo cáo chính thức của ĐCSTQ, khu vực bệnh viện Nhân dân Bắc Kinh, bệnh viện Phục Hưng và các bệnh viện khác đã có hơn 200 người bị buộc cách ly. Học giả Uông Gia Kỳ tốt nghiệp đại học Bắc Kinh nhận định “rất có thể Bắc Kinh sẽ trở thành một Vũ Hán thứ hai”, theo đó chế độ phòng dịch tại Bắc Kinh đã được nâng lên cấp độ tương đương Vũ Hán. Nhà hát lớn ở Bắc Kinh cũng hoãn các chương trình biểu diễn đến cuối tháng 3.
  • Giám đốc viện Tài chính quốc gia thuộc đại học Thanh Hoa, người từng giữ vị trí Phó Chủ tịch Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là Chu Dân vào ngày 22/2 đã ước tính thiệt hại kinh tế 2 tháng đầu năm của Trung Quốc do dịch bệnh đã lên đến 1,3 nghìn tỉ nhân dân tệ, trong đó ngành du lịch chịu thiệt hại nặng nề nhất.
  • Hôm 22/2, chính quyền Trung Quốc công bố thông tin cho biết số người nhiễm bệnh trong các nhà tù đã lên đến 500 người, trong đó đứng đầu là trại giam ở Tế Ninh. Tuy nhiên, Epoch Times nhận được thông tin cho biết, tình hình dịch bệnh tại nhà giam Nhậm Thành ở Tế Ninh, Sơn Đông nghiêm trọng hơn so với công bố, các nhân viên an ninh đã bị buộc kí cam kết không được tiết lộ thông tin. Những người nhiễm bệnh được cách ly tại khách sạn Phụng Hoàng Tây Uyển ở Tế Ninh.

Chính quyền Trung Quốc ứng phó dịch bệnh Vũ Hán như thế nào?

  • Trái ngược với biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhằm ứng phó dịch bệnh ở Vũ Hán, chính quyền thành phố Deague ở Hàn Quốc đã thử triển khai biện pháp mở. Họ kêu gọi người dân ở nhà để hạn chế gây bùng phát dịch bệnh. Các khu mua sắm tại khu vực 2,4 triệu dân này ở nên yên ắng hơn nhưng vẫn mở cửa hoạt động. Nhà hàng, quán bar vẫn đón vài lượt khách đến. Một nhà hàng mì đề khẩu hiệu: “Mời vào, chúng tôi khử trùng nơi này triệt để 2 lần 1 ngày”. Biện pháp phòng dịch ở Deague được thực hiện linh động hơn, trong đó người dân được cảnh báo và hướng dẫn chi tiết cách thức phòng dịch trong khi vẫn tiến hành các hoạt động kinh doanh. [NEW]
  • Việc khôi phục hoạt động kinh doanh sản xuất tại các tỉnh thành kinh tế trọng điểm ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa có chiều hướng suy giảm, các ca nhiễm bệnh trên quốc tế tăng nhanh, đã khiến người lao động nhập cư gặp nhiều khó khăn do thiếu thốn thực phẩm, nơi ở và sự phòng hộ. Đồng thời, họ còn bị người xung quanh tránh né vì có thông tin cho rằng lượng lớn người lao động nhập cư là nguồn lây nhiễm bệnh. Các chuyên gia nước ngoài nhận định, Tập Cận Bình đang chơi một “canh bạc” lớn, đánh đổi sự an toàn của người dân trước những rủi ro kinh tế. [NEW]
  • Để ngăn chặn lây lan dịch bệnh, học sinh Trung Quốc được cho nghỉ học và tham gia vào các khóa học trên mạng. Theo đó, rất nhiều giáo viên và sinh viên phát hiện các bài giảng của họ bị kiểm duyệt và bị chặn do sử dụng những từ mà chính quyền Trung Quốc cho là nhạy cảm. Trong đó, những môn về sinh học, sản khoa bị lọc bỏ các từ được cho là mang tính khiêu dâm, tục tĩu; các bài giảng lịch sử trực tuyến cũng bị kiểm duyệt các từ như “công xã nhân dân”, “Đặng Tiểu Bình”,…. Victor Gevers, một chuyên gia an ninh mạng Hà Lan từng công bố trên Twitter vào ngày 23/4/2019 rằng, có khoảng 800 từ nằm trong danh sách kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc đối với các trang mạng xã hội. [NEW]
  • ĐCSTQ đã quyết định hoãn hai phiên họp quan trọng là Đại hội Nhân dân Toàn Quốc và cuộc họp Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Ngoài ra, 4 quan chức cấp cao của ĐCSTQ có thể bị xử lý, trong bao gồm là Mã Hiểu Vĩ, Chủ nhiệm Ủy ban Y tế ĐCSTQ; Tưởng Siêu Lương, Bí thư tỉnh Hồ Bắc; thứ ba là Lạc Huệ Ninh, Giám đốc văn phòng liên lạc Hồng Kông – Trung Quốc; Hạ Bảo Long, Giám đốc văn phòng các vấn đề Hồng Kông – Macao.
  • Yahoo News vào ngày 21/2 đã đăng tải thông tin điều tra cho biết cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã tìm thấy các dấu hiệu cho thấy các quan chức Trung Quốc đang triển khai kế hoạch chạy trốn khỏi Trung Quốc và tìm nơi trú ẩn ở nước ngoài.
  • Một lượng lớn cảnh sát Trùng Khánh đã được điều động đến Vũ Hán. Sau khi dịch viêm phổi bùng phát ở Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã triển khai đông đảo cảnh sát nhằm duy trì ổn định. Thường xuyên có báo cáo về các trường hợp cảnh sát đã nhiễm bệnh và tử vong. Ngày 21/2, Bộ Công an ĐCSTQ thông báo 19 sĩ quan cảnh sát chống dịch ở tiền tuyến đã chết, và mỗi người được trả 200 nghìn nhân dân tệ lương hưu.
Cảnh sát Trùng Khánh được cử đến Vũ Hán hỗ trợ.
Cảnh sát Trùng Khánh được cử đến Vũ Hán hỗ trợ. Cư dân mạng đặt câu hỏi “Liệu cảnh sát ở Vũ Hán có bị nhiễm bệnh trên diện rộng không?”

Truy tìm nguồn gốc virus corona gây đại dịch tại Trung Quốc

  • Việc Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thừa nhận chủng virus corona mới có nguồn gốc không phải từ chợ hải sản Hoa Nam. Nghiên cứu cho thấy, người nhiễm bệnh từ một nơi khác đã đi đến khu chợ này và lây nhiễm bệnh cho khu vực này. 
  • Một chuyên gia y tế của Trung Quốc là Ngô Văn Quyên, trưởng khoa hồi sức tích cực (ICU) ở bệnh viện Kim Ngân Đàm, trong buổi phỏng vấn với BBC đã cho biết, “bệnh nhân số 0” là một người đàn ông 70 tuổi, mắc bệnh Alzheimer và bị liệt, từ lâu đã không thể đi ra ngoài. Bệnh nhân số 0 là người phát hiện nhiễm bệnh đầu tiên và là nhân vật quan trọng để xác định nguồn gốc virus đang gây sự chú ý. 
  • Chính phủ Liên bang Nga chính thức công bố: Virus viêm phổi Vũ Hán là “nhân tạo”.

  • James Lyons-Weiler, nhà nghiên cứu cấp cao ở đại học Pittsburgh trong các buổi phỏng vấn với báo chí đã cho biết, virus corona chủng mới (covid-19) sử dụng công nghệ nhân tạo và khẳng định là đến từ phòng thí nghiệm. Ông nói rằng, những nhân tố lạ được tìm thấy trong bộ gen Covid-19 không thể tồn tại trong môi trường hoang dã. 
  • Trước thông tin chưa xác định nguồn gốc virus corona đến từ chợ hải sản hay phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, giáo sư trường đại học công nghệ Nam Hoa đã đăng bài báo cáo “Nguồn gốc có thể của chủng virus corona mới”. Bài báo cung cấp thông tin cho biết, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Vũ Hán, cách chợ hải sản khoảng 280m, cũng từng nghiên cứu dơi và xảy ra việc nhà nghiên cứu bị dơi cắn. Theo bài báo cáo này, trung tâm phòng chống dịch bệnh Vũ Hán cũng có thể là nguồn phát tán dịch bệnh.
  • Hiện tại Trung Quốc đang truy tìm tung tích của “bệnh nhân số 0”, người đầu tiên nhiễm virus corona gây viêm phổi và lây truyền nó cho người khác. Một số người chỉ ra rằng bệnh nhân số 0 này là Hoàng Yến Linh, một nghiên cứu viên tại Phòng thí nghiệm P4 thuộc Viện nghiên cứu virus Vũ Hán. Theo nguồn tin này thì cô Hoàng đã qua đời, và thi thể cô sau đó đã lây nhiễm bệnh cho nhân viên hỏa táng. Tuy nhiên, chuyên viên nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm P4 là Thạch Chính Lệ và nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm virus cúm là Trần Toàn nói rằng họ không biết trong viện nghiên cứu có Hoàng Yến Linh hay không, và khẳng định “Không ai nhiễm bệnh từ Viện nghiên cứu Vũ Hán”. 
  • Tỷ phú Quách Văn Quý hôm 8/2 đã đăng video tiết lộ, dịch bệnh Vũ Hán là kết quả đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tuyệt nhiên không phải là hành vi có tổ chức. 
  • Được cho là nguồn gốc phát tán dịch bệnh, thế nhưng chợ hải sản Nam Hoa đã đóng cửa và không để lại vết tích nào nhằm giúp các nhà khoa học có thể tìm ra vật chủ trung gian lây truyền chủng virus corona mới. Theo đó, khi chưa xác định được vật chủ trung gian, thì nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh vẫn chưa được loại bỏ triệt để. 
  • Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán bị phát hiện thay đổi thiết kế trong quá trình xây dựng thi công, theo đó phía Trung Quốc đã không làm theo thiết kế thỏa thuận với Pháp, và thiết kế bị thay đổi này làm tăng khả năng rò rỉ virus.
  • Nhà trắng yêu cầu các chuyên gia Hoa Kỳ tiến hành điều tra nguồn gốc chủng virus corona mới gây dịch bệnh tại Vũ Hán trước những nghi ngờ cho thấy virus này có thể xuất phát từ Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán.
  • Tiến sĩ Francis Boyle, người đã soạn thảo Đạo luật chống khủng bố Vũ khí Sinh học 1989 của Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chi tiết, xác nhận virus corona Vũ Hán 2019 là một dạng vũ khí tấn công Chiến tranh Sinh học. 

Số người chết và nhiễm bệnh thật sự trong dịch viêm phổi ở Trung Quốc

  • Một phân tích dữ liệu người nhiễm bệnh vào ngày 20/2 và 21/2 do Epoch Times thực hiện đã chỉ ra, tỉ lệ chênh lệch giữa số ca nhiễm mà chính quyền Trung Quốc công bố so với số liệu địa phương (cụ thể là tỉnh Sơn Đông) báo cáo lên có thể lên đến 52 lần, thấp nhất là 1,36 lần. 
Phân tích của Epoch Times về khoản chênh lệch dữ liệu mà ĐCSTQ công bố so với dữ liệu báo cáo của địa phương.
Phân tích của Epoch Times về khoản chênh lệch dữ liệu mà ĐCSTQ công bố so với dữ liệu báo cáo của địa phương. (Ảnh chụp màn hình)
  • Chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Imperial College London đã đưa ra bản báo cáo đánh giá thứ 4 về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán, theo đó đến cuối tháng 1 sẽ có hơn 20.000 người nhiễm bệnh mỗi ngày ở Vũ Hán, và tỉ lệ tử vong tính riêng tại Hồ Bắc có thể lên tới 18%. 
  • Ngành công nghiệp xử lý xác chết yêu cầu cung cấp hàng triệu túi đựng xác chết làm dấy lên những nghi ngờ về số người chết thật sự trong đợi dịch bệnh này. 
  • Theo một nghiên cứu của các chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Anh, mỗi ngày Trung Quốc có thêm khoảng 50.000 người nhiễm bệnh. Tình trạng cô lập diện rộng làm gia tăng số người nhiễm bệnh, thông tin trên các phương tiện truyền thông cho thấy có gia đình tử vong nhưng thi thể không được thu thập mà bị vứt trực tiếp ra đường. 
  • Phóng viên Epoch Times đã có những cuộc phỏng vấn độc quyền với chủ của một lò hỏa thiêu, tính toán từ những thông tin được cung cấp cho thấy số người chết ít nhất là hơn 10.000 người. 
  • Lượng khí Lưu huỳnh Dioxit bốc lên từ khu vực Vũ Hán tương đương lượng hỏa táng hơn 14.000 thi thể. 
  • Phóng viên Epoch Times phát hiện có khoảng ít nhất 341 xác người được hỏa táng mỗi ngày tại 2 lò hỏa thiêu, theo đó những người chết không phải vì dịch bệnh phải chờ đợi hơn 1 tuần mới được xử lý. Như vậy, tình hình dịch bệnh tại Vũ Hán có thể đã vượt xa những thông báo chính thức từ chính quyền Trung Quốc. 

(Thông tin được cập nhật từ Epoch Times và NTDTV)

Khải Hoàn (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng