Cao Trí Thịnh – Luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc

13/09/19, 08:00 Trung Quốc

Đằng Bưu, hiện đang sống ở Mỹ, là một luật sư người Hoa có tinh thần chính nghĩa. Định mệnh đã cho anh gặp được luật sư Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền và cũng là một con người đầy nghĩa khí. Tình bạn nồng hậu của hai người thấm đượm qua câu chuyện mà luật sư Bưu viết dưới đây, một tình cảm ấm áp chân thành cùng sự nể phục nhất định mà Đằng Bưu dành cho người bạn – người luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc.

Cao Trí Thịnh là một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc. Những năm qua anh đã bị bức hại, bị bắt cóc và bị kết án tù. Vào tháng 8/2017, anh lại một lần nữa biến mất và kể từ đó không ai nhìn thấy anh. 

Cao Trí Thịnh - Luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc
Cao Trí Thịnh – Luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc. (Ảnh: Nikolas Kominis)

Năm 2004, tôi nhận thấy có một bức thư ngỏ tới Đại hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc kêu gọi sự chú ý của mọi người về vấn đề Pháp Luân Công, một nhóm tín ngưỡng ở Trung Quốc. Lúc đó là thời điểm các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng cuộc đàn áp quy mô lớn trong suốt 5 năm nhưng không có ai dám lên tiếng thay cho họ. Thật can đảm khi có một luật sư công khai nói về vấn đề này, vì vậy tôi đã ghi lại tên của anh ấy: luật sư Cao Trí Thịnh.

Phong trào nhân quyền ở Trung Quốc chỉ mới bắt đầu nhen nhóm. Các luật sư nhân quyền tích cực có tổng cộng không quá 20 người. Tôi đã rất háo hức khi được gặp Cao và thật may mắn có được cơ hội ấy chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi đọc bức thư ngỏ ấy. Anh cao lớn, có khí chất và mang dáng dấp của một người giàu sức khỏe. Tôi vẫn nhớ hình ảnh thân thiện, hài hước cùng tiếng cười vang dội cả căn phòng của anh. Không gì có thể khiến Cao nổi giận trừ việc bất công. Chúng tôi đã cùng trò chuyện đến tận khuya và rất nhanh sau đó, bắt đầu làm việc với nhau trong các vụ kiện về nhân quyền.

Vụ kiện đầu tiên là của Thái Trác Hoa, mục sư của một nhà thờ tại Bắc Kinh, cùng các thành viên trong gia đình đã bị bắt vì tội điều hành doanh nghiệp bất hợp pháp sau khi in nhiều bản Kinh thánh. Đó là lần đầu tiên tôi được chứng kiến khí chất và tài hùng biện của Cao tại tòa. Nhưng tòa án đã thiếu đi sự tôn trọng về tính hợp pháp của mẹ Cao khi bà theo dõi phiên tòa, và Cao đã tố cáo việc ấy với thẩm phán bằng sự thuyết phục mạnh mẽ. Sau vụ kiện đó, Cao và tôi thường tham dự các buổi lễ tại một nhà thờ ở Bắc Kinh và anh ấy thậm chí còn được rửa tội ở đó.

Một vụ kiện khác mà chúng tôi tham gia là trường hợp của công ty dầu Thiểm Tây. Vào thời điểm đó, một trong những luật sư của vụ án là Chu Cửu Hổ đã bị bắt và bị giam tại Nhà tù Ngọc Lâm Thiểm Tây. Chúng tôi đến để đại diện cho anh ấy và chụp vài bức ảnh ở lối vào trước khi rời đi. Không lâu sau, hơn một chục cảnh sát có vũ trang đã lao về phía chúng tôi và bắt đầu tra hỏi vì chúng tôi đã chụp những bức ảnh đó. Họ nghĩ rằng họ dọa được chúng tôi, nhưng tôi và Cao đã có kinh nghiệm với những cuộc thẩm vấn như vậy và chúng tôi kiên quyết phản bác lại. Khi mọi việc đã xong, Cao than thở: ‘Nếu đây là cách mà họ đối xử với luật sư giữa ban ngày như thế, anh có thể tưởng tượng được họ đã làm gì với người dân sống quanh đây không?’

Trên đường về, chúng tôi ghé qua nhà Cao ở Gia Tân và ngồi xổm trong sân ăn mì. Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngôi nhà hang của anh ấy, người anh trai lầm lì ít nói và vùng đất khô cằn bao quanh chúng tôi.

Từ anh thợ mỏ đến chàng luật sư

Từ anh thợ mỏ đến chàng luật sư. (Ảnh: Hu Jia)

Hoàn cảnh xuất thân của Cao Trí Thịnh khá khiêm tốn. Cha qua đời khi anh 11 tuổi. Năm 16 tuổi, anh được nhận vào một trường trung học danh tiếng nhưng phải bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí. Trước khi trở thành luật sư ở tuổi 31, anh đã làm qua rất nhiều công việc khác nhau như hái thảo dược trên núi, làm công nhân khai thác than, đi lính, bán rau và làm việc trong một nhà máy xi măng. Cao đã trải qua những thăng trầm của cuộc sống và có một sự hiểu biết sâu sắc về sự bất bình đẳng cũng như những bất công ở Trung Quốc.

Sau khi trở thành luật sư Cao đã đặt ra những quy tắc riêng cho chính mình. Một trong số đó là một phần ba các vụ kiện mà anh tham gia phải là những vụ kiện ủng hộ những người thu nhập thấp. Anh nói: ‘Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo. Tôi biết người nghèo cảm thấy thế nào nên tôi biết tôi cần phải làm gì nhưng việc giúp đỡ người khác không nên là một hành động từ thiện’.

Lòng tốt với cả đặc vụ

Năm 2005, anh đã viết ba bức thư ngỏ cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bày tỏ với các nhà chức trách rằng chính quyền đã đàn áp một cách có hệ thống các học viên Pháp Luân Công. Trong khi những người khác chọn bỏ qua sự vi phạm nhân quyền trắng trợn này thì Cao lại mạo hiểm khắp Trung Quốc để phỏng vấn các học viên và bảo vệ quyền lợi của họ.

Đáp trả lại sự chân thành từ Cao, đầu tiên chính quyền đóng cửa công ty luật của anh. Sau đó, mùa đông năm 2005, họ bắt đầu hạn chế các quyền tự do cá nhân: khoảng 20 cảnh sát mặc thường phục theo dõi anh, và có khoảng 10 chiếc xe giám sát khu vực xung quanh nhà anh ở.

Ông Cao (ngoài cùng bên trái) tại trại giam ở Thiểm Tây. (Ảnh: Twitter)

“Mỗi buổi sáng khi nhìn qua cửa sổ, tôi thấy những cảnh sát mặc thường phục đó đang nhảy lên nhảy xuống để người ấm lên trong tiết trời đang rét. Tôi và vợ cảm thấy họ thật tội nghiệp. Vì vậy sáng nay chúng tôi đã bàn với nhau về cách nào có thể mang nước nóng tới cho những người trẻ tuổi này”, Cao nhớ lại. Cuối cùng, anh đã gửi nước nóng cho những cảnh sát mặc thường phục đang theo dõi nhà anh, không phải để làm bẽ mặt họ mà vì thực sự lo lắng cho họ. Cao vẫn luôn nhắc tôi rằng những người thực hiện mệnh lệnh tàn nhẫn kia cũng chỉ là nạn nhân mà thôi.

Vào thời điểm đó luật sư nhân quyền chủ yếu tập trung ở Bắc Kinh. Chúng tôi thường yêu cầu Cao Trí Thịnh giữ mình cho một lý lịch thấp hơn nhưng anh chẳng bao giờ chịu nghe. Có thể anh biết rằng đã quá muộn, hoặc anh thích đặt mình vào một thế chiến tốt.

Mọi người đều tôn trọng anh bởi vốn kiến thức pháp luật mà anh có và tấm lòng nhân hậu của anh dành cho tất cả. Bên cạnh những giải thưởng nhân quyền, anh còn nhiều lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Cao Trí Thịnh không phải là ‘một trong những’ luật sư dũng cảm nhất Trung Quốc mà anh chắc chắn là người dũng cảm nhất.

Bị bắt cóc

Tháng 8/2006, Cao Trí Thịnh bị bắt cóc. Sau này anh viết:

‘Một ngày nọ, khi đang đi bộ xuống phố và rẽ vào một góc đường, khoảng sáu bảy người lạ bắt đầu đi về phía tôi. Đột nhiên tôi cảm thấy một cú đánh mạnh vào gáy và tôi đã gục xuống. Ai đó giật tóc tôi rồi một chiếc mũ trùm đầu màu đen ngay lập tức kéo qua đầu tôi’.

‘Bốn người đàn ông với những cái dùi cui điện bắt đầu đập vào đầu và khắp người tôi. Tôi không nghe được gì ngoài tiếng ồn ào của những cú đánh và hơi thở đầy lo lắng của chính mình. Tôi quằn quại trên mặt đất trong đau đớn, cố gắng bò đi. Sau đó một trong số họ sốc điện vào bộ phận sinh dục của tôi. Tôi cầu xin họ dừng lại nhưng họ chỉ cười nhạo và đáp lại bằng những lần tra tấn dã man đến mức khó mà tin được’.

‘Tôi ngửi thấy mùi nước tiểu hôi thối. Mặt, mũi và tóc tôi khai ngấy. Rõ ràng, nhưng tôi không biết là khi nào, ai đó đã tiểu lên mặt và đầu tôi’.

Những lời của Cao đến nay vẫn còn khiến tim tôi đau nhói.

Đi tìm Cao Trí Thịnh

Trong suốt 13 năm sau vụ bắt cóc đó Cao Trí Thịnh chưa từng có một ngày được tự do: anh bị mất tích, bị nhốt hoặc bị quản thúc tại gia. Lần cuối cùng Cao xuất hiện trước công chúng, trông anh già nua và yếu đi nhiều. Răng của anh mất gần hết. Tôi nhìn bức ảnh của anh mà không kìm được nước mắt.

Nhưng hết lần này đến lần khác, ngay những vụ bắt cóc, giam cầm và tra tấn, Cao Trí Thịnh đều không bao giờ khuất phục.

Lần cuối cùng Cao xuất hiện trước công chúng, trông anh già nua và yếu đi nhiều, răng của anh mất gần hết. (Ảnh: FOFG)

Khi bị giam trong một hang động vào năm 2016, anh đã phát hiện rằng Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) đã từ chối xuất bản một cuốn sách của tôi. Lúc đó anh đã viết một bài báo chỉ trích họ và lên án bất kỳ tổ chức nào gây rối hoặc chịu thua trước quyền lực độc tài của Trung Quốc. Ngay cả lúc bị tổn thương nặng nề nhất, anh vẫn không chịu im lặng.

Tháng 8/2017, Cao Trí Thịnh lại mất tích một lần nữa và không ai nghe tin gì về anh kể từ đó. Gia đình và những người thân yêu chưa bao giờ ngừng lo lắng cho anh.

Chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm Cao. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ sớm tìm lại được nụ cười đôn hậu, sức mạnh phi thường và tinh thần không ngơi nghỉ của anh trong cuộc chiến vì chân giá trị của con người cũng như cách mà anh từ chối chấp nhận thất bại.

Thiên Hoa (Theo Amnesty International)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng