Cảnh sinh viên Việt Nam tốt nghiệp trường danh tiếng vẫn thất nghiệp lên báo Mỹ

22/08/17, 07:57 Kinh tế

Sinh viên Việt Nam thường mất nhiều thời gian trong 2 năm đầu học về tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội và lịch sử Đảng mà ít chú trọng hoàn thiện kỹ năng theo mong muốn của nhà tuyển dụng, nên dù tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng nhưng nhiều người vẫn thất nghiệp.

Rất nhiều sinh viên sau khi ra trường không có việc làm phải chạy xe ôm kiếm sống (Ảnh minh họa từ internet)

Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế ở một trong những đại học hàng đầu Việt Nam. Bây giờ, cậu chạy xe ôm ở Hà Nội, thu nhập 250 USD/tháng, theo Bloomberg.

Đức là người duy nhất trong ba anh chị em được vào đại học nhờ bố mẹ làm thêm ngoài giờ. Cậu là một trong số hàng nghìn sinh viên Việt Nam không tìm được việc đúng chuyên ngành, dù tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chỉ có 2,3%.

Ở đại học, chúng tôi nặng về học lý thuyết, các môn tư tưởng, chính trị”, chàng trai 25 tuổi nói.

Hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam trang bị cho học sinh đủ kỹ năng cơ bản làm lao động chân tay với mức lương thấp, nhưng bậc đại học và cao đẳng lại không giúp được sinh viên chuẩn bị kỹ năng cần thiết cho công việc phức tạp hơn. Trong tình hình lương trung bình tăng, doanh nghiệp sản xuất đang chuyển khỏi Việt Nam sang các nước có nhân công rẻ hơn, sự yếu kém về giáo dục có thể đe dọa mục tiêu nâng mức thu nhập bình quân của Việt Nam lên gấp đôi, theo chuẩn 4.000 USD của Ngân hàng Thế giới.

“Nhiều quốc gia không sớm phát triển giáo dục đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình, khi thiếu nhân lực trình độ cao để đưa đất nước lên bước phát triển kinh tế cao hơn”, ông Scott Rozelle, chuyên gia kinh tế, đại học Stanford nhận xét.

“Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển hệ thống giáo dục chất lượng cao trước khi nền kinh tế cần lực lượng có bằng cấp cao này. Ngược lại, các nền kinh tế như Argentina, Brazil và Mexico phát triển chậm lại sau khi đạt mức thu nhập trung bình, một phần bởi thiếu đầu tư đúng mức vào giáo dục”, ông Rozelle nói.

Sinh viên tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong số những người trẻ ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, sinh viên thường dành nhiều thời gian trong hai năm đầu học về tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội và lịch sử Đảng và ít chú trọng hoàn thiện kỹ năng theo mong muốn của nhà tuyển dụng. Theo Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp không muốn trả tiền thuê người lao động có bằng cấp nhưng thiếu kỹ năng tương xứng. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên có bằng đại học là 17%.

Áp lực

“Các công ty tư nhân và nước ngoài muốn tuyển lao động lành nghề, muốn thuê các nhà quản lý và kỹ sư giỏi”, Nguyễn Xuân Thành, cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trường Harvard Kennedy (HKS) “Tầng lớp trung lưu đang tăng lên. Các gia đình Việt Nam muốn có chất lượng giáo dục tốt hơn. Do đó, áp lực đang đè lên hệ thống chính trị”.

Ngày càng nhiều bố mẹ đưa con sang nước ngoài du học với mong muốn tương lai tìm được việc làm tốt. Tính đến tháng 5/2016, số lượng du học sinh Việt Nam tại nhật Bản đã tăng gấp 12 lần trong 6 năm lên 54.000 người, theo số liệu của Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản.

Theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội, dù tỷ lệ biết chữ ở Việt Nam là 97%, nhưng năm 2016, chỉ một phần ba lao động Việt tốt nghiệp cấp ba. Trong giai đoạn phát triển này, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh ngay cả khi năng suất thấp. Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của Việt Nam sẽ giữ mức trên 6% cho tới năm 2019.

Việt Nam là một trong những nước có năng suất công nghiệp thấp nhất trong ASEAN. Singapore có năng suất cao gấp 26 lần Việt Nam; Malaysia gấp 6,5 lần, còn Thái Lan và Philippines gấp khoảng 1,5 lần.

Khối doanh nghiệp cũng đang xây dựng các chương trình giáo dục tăng cường kĩ năng cho người lao động. Tập đoàn FPT đã mở nhiều trung tâm đào tạo trên cả nước với khoảng 20.000 học sinh và sinh viên theo học các chương trình trung học phổ thông, đại học và cao đẳng. Tập đoàn Intel đã cam kết chi 22 triệu USD cho một số chương trình đào tạo.

Đối với những người mắc kẹt trong hệ thống giáo dục nhà nước, giáo dục có thể “gây lãng phí lớn về thời gian và tiền bạc“, ông Lưu Quang Tuấn, phó viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cảnh báo. “Nhiều sinh viên ra trường thiếu các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức để làm việc trong doanh nghiệp. Điều này đang kìm chân cả nền kinh tế”.

Theo vnexpress

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới