Cảm ngộ: Đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa phim ảnh Trung Quốc và Hồng Kông?

11/02/20, 16:08 Góc Nhìn
Phim cổ trang của Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn bề ngoài thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế khác xa nhau.
Phim cổ trang của Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn bề ngoài thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế khác xa nhau.

Phim cổ trang của Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn bề ngoài thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế khác xa nhau. Đây không phải nói rằng nội dung phim hấp dẫn hay không, cũng không phải so sánh kĩ xảo điện ảnh thế nào, mà là ở “nội hàm văn hóa” đằng sau bộ phim đó, chỉ cần tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra.

Phim cổ trang của Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn bề ngoài thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế khác xa nhau.
Phim cổ trang của Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn bề ngoài thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế khác xa nhau. 

Có khi tôi lướt thấy một bộ phim cổ trang, nhìn trang phục và cách nói chuyện không dễ gì biết được đây là phim Trung Quốc hay phim Hồng Kông. Tôi xem một đoạn, lúc này nhân vật trong phim đang luyện kiếm, vừa múa kiếm vừa đọc tên từng chiêu thức.

Tôi xem một lúc đã đoán ra, người bên cạnh tôi cũng hỏi rằng: “Tên chiêu nghe hay quá! Không biết đây là phim Hồng Kông hay phim Trung Quốc?”

Tôi nói: “Là phim Hồng Kông!”

Người kia hỏi: “Sao biết?”

Tôi đáp: “Đây là một bài thơ của Lý Thương Ẩn đời Đường, tên mỗi chiêu thức là một câu thơ, động tác của chiêu thức là diễn tả tinh thần của câu thơ đó. Mấy ông đạo diễn Trung Quốc không bao giờ nghĩ ra được tới mức đó đâu!”

Người kia nghĩ một lúc, rồi nói: “Có lý!” Kết quả phim đó đúng thật là phim Hồng Kông.

Thật ra phim cổ trang của Hồng Kông và Trung Quốc, bề ngoài thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế khác xa nhau. Đây không phải nói rằng nội dung phim hấp dẫn hay không, cũng không phải so sánh kĩ xảo điện ảnh thế nào, mà là ở “nội hàm văn hóa” đằng sau bộ phim đó.

Phiên bản Bao Thanh Thiên 1993 của Đài Loan (trái) và phiên bản Bao Thanh Thiên 2016 của Trung Quốc Đại lục.

Phim Hồng Kông, dù thế nào đi nữa cũng có thể qua đó mà thấy được phần nào tinh thần của văn hóa truyền thống Á Đông, tinh thần của văn minh Trung Quốc cổ đại. Phim Trung Quốc diễn tả được bề mặt, nhưng không thấy được cái tinh thần này, toàn bộ phương thức tư duy của nhân vật đều là “giả bộ cho giống người xưa”, thực ra vô hồn, có khi đối thoại trong phim còn nặng mùi tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chỉ cần trước tiên bạn hiểu rõ về bản chất của ĐCSTQ, sau đó xem thử vài bộ phim Trung Quốc bạn sẽ tự khắc nhận ra thôi. Nhiều khi tôi xem phim Trung Quốc, đang xem thì ôm bụng cười. Người ta hỏi đâu có gì mắc cười mà tôi lại cười, tôi không trả lời được, căn bản không phải cười vì nội dung phim, mà cười vì nhân vật trong phim nói chuyện hệt như mấy tuyên truyền của ĐCSTQ.

Nếu như xem kĩ một chút nữa, phim Trung Quốc và phim Hồng Kông (hoặc cả Đài Loan) còn khác nhau khi diễn tả về Phật giáo nữa. Hòa thượng trong phim Trung Quốc chỉ đơn giản là mấy ông “trọc đầu” giỏi… đánh lộn, trước khi đánh nhau, mấy hòa thượng ấy hô một câu “A Di Đà Phật” rồi bay tới tấn công đối thủ, sau khi đánh nhau xong mấy ông chắp tay lại hô thêm một câu “A Di Đà Phật” rồi về đứng chỗ cũ.

Hòa thượng trong phim Trung Quốc chỉ đơn giản là mấy ông "trọc đầu" giỏi... đánh lộn, trước khi đánh nhau, mấy hòa thượng ấy hô một câu "A Di Đà Phật" rồi bay tới tấn công đối thủ
Hòa thượng trong phim Trung Quốc chỉ đơn giản là mấy ông “trọc đầu” giỏi… đánh lộn, trước khi đánh nhau, mấy hòa thượng ấy hô một câu “A Di Đà Phật” rồi bay tới tấn công đối thủ. (Ảnh: Vothuat)

Câu hay nhất mà mấy hòa thượng này có thể nói cũng chỉ là “sắc tức thị không không tức thị sắc”, “oan oan tương báo bao giờ mới dứt” hoặc “khổ hải vô biên quay đầu là bờ, phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật”.

Đương nhiên nghe thì rất bình thường, hòa thượng là cần tác phong này, nhưng thực chất hòa thượng trong phim Trung Quốc chỉ… biết nói có bấy nhiêu đó thôi, không chừng đạo diễn biên kịch cũng chỉ hiểu được về Phật giáo… tới mức đó thôi! Phật giáo lưu truyền tại Trung Thổ suốt hai thiên niên kỷ, đã xuất sinh ra vô số cao tăng đắc đạo, lẽ nào lại “nghèo nàn” tới mức đáng tức cười như vậy?

Phim Hồng Kông (và cả phim Đài Loan) có khác biệt rất lớn. Nếu trong phim này xuất hiện hòa thượng, ngoài việc đánh lộn và nói mấy câu trên, họ có thể giảng ra những lời hết sức triết lý, có nội hàm, nhiều cái ngụ ý vô cùng sâu sắc, có khi tôi nghĩ rất lâu cũng không hiểu hết được câu nói của họ, chỉ là càng nghĩ càng thấy có đạo lý.

Có khi xem xong một phim Đài Loan, tôi tấm tắc cả ngày trời: “Dân Đài Loan hiểu Đạo tới mức này sao?” Điểm này phim Trung Quốc không theo kịp, bởi họ hoàn toàn ở trong sự khống chế của ĐCSTQ, mà ĐCSTQ vô thần luôn luôn bác bỏ quan niệm truyền thống.

Phiên bản Thiên Long Bát Bộ 1997 của TVB Hồng Kông và phiên bản năm 2003 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc năm 2003.

Một chuyện vui là có lần tôi xem phim Trung Quốc với bạn, trong phim là một vị Tiên đi bắt một con yêu quái, trước khi con yêu quái bị thu phục nó hỏi vị Tiên: “Không ngờ ta không thể đắc Đạo, Đạo rốt cuộc là gì?”

“Vị Tiên” vuốt râu cười nói: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, ha ha ha ha!”, rồi huơ cây phất trần đập con quái hiện nguyên hình.

Mới nhìn thì đoạn này có vẻ “cao thâm” lắm, nhưng tôi càng nghĩ càng tức cười.

Bạn tôi nói: “Hình như câu này trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử phải không?”

Tôi nói: “Đúng rồi!”

Bạn tôi lại nói: “Sao ông Tiên không nói rõ hơn cho con yêu quái hiểu nhỉ?”

Tôi cười đến chảy nước mắt: “Vì ổng không hiểu, ông đạo diễn cũng không hiểu. Cứ thấy cần giải thích chữ ‘Đạo’ thì đưa cái câu này vô và nói với một vẻ mặt ‘nguy hiểm’ tựa như ta đây cái gì cũng biết là xong!”

Thế Di

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

    Donald Trump: 'Tôi chưa bao giờ làm việc cho Nga'

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

    Mối liên hệ thần kỳ giữa Hoa Ưu Đàm và Israel phục quốc

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?