Phim “The Laundromat”: Kiệt tác dũng cảm phơi bày tội ác của ĐCSTQ

28/10/19, 07:53 Trung Quốc

Năm 2016, Hồ sơ Panama (Panama Papers) được phơi bày ra ánh sáng, đã vạch trần các tổ chức quyền lực từ nhiều quốc gia cùng với khối tài sản bất minh ở nước ngoài. Sự kiện này đã được chuyển thể thành phim “The Laundromat”. Bộ phim đã đề cập đến vấn đề mà Hollywood thường không dám động chạm tới: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch và bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công”.

Phim "The Laundromat": Kiệt tác dũng cảm phơi bày tội ác của ĐCSTQ (ảnh 1)
The Laundromat đã phơi bày những góc tối mà Hollywood thường không dám động chạm tới về Trung Quốc. (Ảnh: Geekteller)

Cốt truyện dựa trên vụ bê bối thế kỷ Hồ sơ Panama. Phần Trung Quốc của Hồ sơ Panama chiếm một tỷ trọng lớn, có đến 1/3 số doanh nghiệp ở nước ngoài trong Hồ sơ Panama là thuộc Trung Quốc, tài liệu liên quan đến nhiều quan chức ĐCSTQ tham nhũng. Từ New York, Paris đến Panama, từ Nga đến Trung Quốc, bộ phim kéo dài 96 phút, trong đó có 13 phút kể chuyện ở Trung Quốc.

Mặc dù là bộ phim hài, nhưng chủ đề phim lại về hoạt động phạm pháp rửa tiền và trốn thuế nghiêm trọng. Những câu chuyện có thật được ngụ ý mô tả trong phim không những không nhẹ nhàng mà còn đầy máu me và chết chóc.

Nghệ thuật kể chuyện của “The Laundromat” khá độc đáo. Mở đầu bộ phim, hai nhân vật nam đã dùng cách nói hài hước để mô tả một cách đơn giản và hùng hồn về sự ra đời của đồng tiền như thế nào, rồi từng bước dẫn đến dự án quản lý tài sản tài chính hiện nay. Ngoài việc để người xem nhanh chóng hiểu rõ rằng đây là một bộ phim có liên quan mật thiết đến vấn đề tiền bạc, bộ phim cũng đưa ra những phép so sánh thú vị.

Một con thuyền gặp nạn trở thành cơ hội để phơi bày các vụ bê bối ra ánh sáng

Sau phần mở màn có tính chất so sánh, bộ phim tiến đến những tình tiết khá đời thường. Cặp vợ chồng già Ellen Martin và Joe Martin một ngày nọ có một chuyến đi du lịch bằng tàu thủy, bất hạnh thay tàu lại gặp nạn, hành khách trên thuyền thương vong vô cùng nghiêm trọng, Joe cũng không may mà qua đời. Sau đó, quá trình Ellen tranh đấu cho việc bồi thường bảo hiểm, lại trở thành bước ngoặt chuyển tiếp cho câu chuyện, để nhân vật nữ chính Ellen từng bước tiếp cận đến vụ bê bối Hồ sơ Panama.

Các tình tiết quan trọng được dẫn ra một cách có trật tự. Mở đầu bằng việc bồi thường bảo hiểm khá bình thường, từng bước mở rộng đến những người và công ty có liên quan. Khi sự việc dần dần mở rộng, mức độ liên quan cũng càng ngày càng nghiêm trọng.

Trong quá trình những bí ẩn dần được phơi bày ra ánh sáng, phim cũng đưa ra nhiều vấn đề liên quan tới tài chính, như là những khó khăn mà một người bình thường có thể gặp phải khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm, hay là một người không thuộc giới quyền quý khi mua bất động sản sẽ phải vất vả như thế nào, những yếu tố đời thường này có thể cho người xem cảm nhận được còn rất nhiều vấn đề và tệ nạn cần được giải quyết.

Phim "The Laundromat": Kiệt tác dũng cảm phơi bày tội ác của ĐCSTQ (ảnh 2)
Quá trình Ellen tranh đấu cho việc bồi thường bảo hiểm, lại trở thành bước ngoặt chuyển tiếp cho câu chuyện, để nhân vật nữ chính Ellen từng bước tiếp cận đến vụ bê bối Hồ sơ Panama. (Ảnh: Cinemastlouis)

Mặc dù vấn đề mà “The Laundromat” phản ánh khá nghiêm trọng, nhưng nửa đầu của phim thường xuyên sử dụng thủ pháp ‘hài đen’ (black humor) để bộ phim có thêm phần thú vị, người xem sẽ không cảm thấy quá nặng nề.

Bộ phim cũng đề cập đến những vụ bê bối của giới thượng lưu quốc tế, như những vụ án vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, khủng hoảng gia đình do chồng ngoại tình. Phần đầu không dài, nhưng ngắn gọn hùng hồn, hiệu ứng hài hước rất có tác dụng.

Phần sau lại khá dài, trình bày tương đối phong phú, có thể khiến người xem dễ dàng cảm nhận được hoàn cảnh của người bị hại dưới góc nhìn của người con gái trong gia đình, từ đó tiến đến gần hơn với các vấn đề bê bối tài chính quốc tế. Qua những sự việc này, vấn đề cốt lõi của Hồ sơ Panama: Mossack Fonseca & Co cũng đã dần lộ diện.

Có rất nhiều bộ phim dựa trên các vụ bê bối lớn, nhưng điều đáng khen ngợi nhất ở “The Laundromat” là họ đã dám phơi bày tội ác của ĐCSTQ ra ánh sáng, việc mà nhiều nhà làm phim Âu Mỹ không dám đề cập tới.

Công ty Luật Mossack Fonseca cũng dính líu tới hoạt động rửa tiền ở nước ngoài của các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ. Trong phim, nguyên mẫu của giới chức quyền quý của ĐCSTQ chính là vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai.

Phim "The Laundromat": Kiệt tác dũng cảm phơi bày tội ác của ĐCSTQ (ảnh 3)
Vợ chồng Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai và doanh nhân người Anh Neil Heywood. (Ảnh: Reuters)

Hồ sơ Panama đã tiết lộ chuyện vợ chồng Bạc Hy Lai giấu tài sản ở nước ngoài, rửa tiền và mua một ngôi nhà sang trọng ở Pháp. Hai tuần sau khi bà Cốc Khai Lai giết chết doanh nhân người Anh Neil Heywood, bà ta đã chuyển tài sản của một công ty nước ngoài sang tên một người Pháp. Đối với những người có kiến thức về tình hình Trung Quốc, các tình tiết trong The Laundromat đã lột trần hoạt động làm giàu khủng khiếp của vợ chồng Bạc Hy Lai.

Thực ra tình trạng bê bối của giới quan tham ĐCSTQ mà bộ phim tiết lộ không phải vấn đề khiến ĐCSTQ lo ngại nhất, vì vấn đề này không có gì mới. Điều khiến ĐCSTQ lo lắng là những tội ác được ngụ ý thông qua bộ phim. Trong phim có một nhân vật chỉ người tập Pháp Luân Công (Christopher Chen – Falun Gong man). Chi tiết tra tấn bên trong một nhà xác treo toàn xác vịt là ngụ ý tới việc vợ chồng Bạc Hy Lai buôn bán nội tạng của người tập Pháp Luân Công và buôn bán thi thể nhựa hóa (Cinema Scope).

Tình tiết của bộ phim rất chặt chẽ, thực tế và đanh thép, không giấu diếm chút nào. Mặc dù thời lượng không dài, nhưng mức độ tàn ác được thể hiện cũng không hề kém so với những bộ phim về tội ác của Phát xít Đức.

Phim "The Laundromat": Kiệt tác dũng cảm phơi bày tội ác của ĐCSTQ (ảnh 4)
Vợ chồng Bạc Hy Lai buôn bán nội tạng của người tập Pháp Luân Công và buôn bán thi thể nhựa hóa. (Ảnh: Epoch Times)

Mặc dù hai người chịu trách nhiệm chính của Công ty Luật Mossack Fonseca bị bắt, nhưng họ đã được thả sau khi bị giam chỉ trong 3 tháng. Để nói về tình tiết này, phim đã sử dụng phương thức kể chuyện với hình ảnh gần gũi, thuần túy, thể hiện rõ ràng những đãi ngộ đặc biệt mà hai người này nhận được. Đồng thời, thông qua đoạn độc thoại của nhân vật Ellen, đã thể hiện được sự hoang đường của chuyện này.

Bộ phim rất khác biệt so với những phim truyền thống, “The Laundromat” không cố tình sửa đổi phần kết để có thêm phần kịch tính, điều này làm cho câu chuyện sát với thực tế hơn, cũng phản ánh ra vẫn còn nhiều sai sót trong công lý đương đại, sử dụng nhiều phương thức khác nhau để đạt hiệu ứng cảnh báo.

Sự góp mặt của các ngôi sao diễn viên lớn và màn trình diễn bắt mắt

Đáng nói là bộ phim có sự góp mặt của các ngôi sao như Meryl Louise Streep, Gary Leonard Oldman, Sharon Stone cùng nhiều ngôi sao diễn viên khác, điều này khiến cho số lượng người xem “The Laundromat” tăng lên không ít. Trong đó khả năng diễn xuất của hai diễn viên nổi tiếng Meryl Streep và Gary Oldman đã không phải bàn cãi. Đối với khán giả, được thưởng thức diễn xuất của họ đã là một sự hưởng thụ trọn vẹn.

Phim "The Laundromat": Kiệt tác dũng cảm phơi bày tội ác của ĐCSTQ (ảnh 5)
Bộ phim có sự góp mặt của các ngôi sao như Meryl Louise Streep, Gary Leonard Oldman, Sharon Stone cùng nhiều ngôi sao diễn viên khác. (Ảnh: Twitter)

Những năm qua, Hollywood vì muốn có thị phần tại Trung Quốc đã phải khuất phục ĐCSTQ, nhưng đến nay cũng có trường hợp thức tỉnh, bắt đầu suy nghĩ lại và hành động nhắm vào những vấn đề xã hội nghiêm trọng từng nhiều năm bị che giấu, đặc biệt là thế giới đen tối dưới quyền lực độc tài của ĐCSTQ.

Tham gia sản xuất bộ phim vạch trần hành vi xấu xa của ĐCSTQ, đã thể hiện được sự dũng cảm và đạo đức của dàn diễn viên, đạo diễn cùng nhà sản xuất phim Netflix, giá trị của bộ phim là điều chắc chắn, cũng đã chứng minh cái gọi là “Doanh nhân không tổ quốc” hoàn toàn không phải là định luật khó phá bỏ.

Có lẽ trình độ sản xuất của “The Laundromat” chưa phải là hàng đầu, nhưng đã thực sự vượt trội và có giá trị, hơn nữa, chỉ với tinh thần dũng cảm dám thách thức với những chủ đề nhạy cảm cũng đủ để bộ phim lưu danh sử xanh.

Tuệ Tâm (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng