Cái bắt tay lịch sử Obama – Castro

12/04/15, 04:10 Tin Tổng Hợp
(PL)- Cuộc gặp lịch sử bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Panama hôm 11-4 là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa những người đứng đầu Mỹ và Cuba từ năm 1956.

(PL)- Cuộc gặp lịch sử bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Panama hôm 11-4 là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa những người đứng đầu Mỹ và Cuba từ năm 1956.

Tối 10-4 (giờ địa phương), Tổng thống Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro đã trao nhau cái bắt tay mang tính chất lịch sử trong lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ ở Panama.

Cái bắt tay thứ hai ở Panama

Phó cố vấn tổng thống Mỹ Ben Rhodes cho biết trong lúc bắt tay nhau, Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro đã trao đổi với nhau vài lời. Ông khẳng định: “Đây là cuộc trao đổi không chính thức và không phải là cuộc trò chuyện quan trọng”.

Tối 9-4, tức hôm trước ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ ở Panama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Cuba Bruno Rodriguez đã hội đàm trong một khách sạn ở Panama. Trong hơn hai tiếng, hai bên đã trao đổi về tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba.

Trước lễ khai mạc hội nghị, Tổng thống Obama đã tuyên bố: “Trải qua các tiến bộ trong tiến trình bình thường hóa, chúng tôi đã có những khác biệt… với Cuba về nhiều vấn đề cũng như trường hợp với các nước khác ở châu Mỹ và với các nước đồng minh thân cận nhất của chúng tôi”.

Tối 10-4 (giờ địa phương), Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro bắt tay nhau ở Panama. Ảnh: EPA

Ông nói tiếp: “Những ngày mà các kế hoạch của chúng tôi trên bán cầu này xuất phát từ nguyên lý Mỹ có thể can thiệp mà hoàn toàn không bị trừng phạt đã mãn rồi”.

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos khen ngợi Tổng thống Obama đã quyết định chữa lành vết thương gây đau đớn trong khu vực từ nửa thập niên qua.

Phó cố vấn tổng thống Ben Rhodes cho biết Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro sẽ gặp nhau chính thức hôm 11-4 bên lề hội nghị thượng đỉnh. AFP đưa tin để chuẩn bị cho cuộc gặp này, trong tuần này Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro đã điện đàm lần thứ hai sau lần trao đổi trực tiếp hôm 17-12-2014.

Từ đầu năm đến nay Mỹ và Cuba đã tổ chức đàm phán cấp cao ba lần ở Havana và Washington. Trở ngại chính để mở cửa trở lại đại sứ quán ở mỗi nước là Cuba vẫn còn nằm trong danh sách hỗ trợ khủng bố của Mỹ.

Cái bắt tay đầu tiên ở Nam Phi

Cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh ở Panama hôm 11-4 giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa những người đứng đầu hai nước kể từ năm 1956, tức năm năm trước khi Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba. Cuộc gặp lịch sử này đã mở sang trang mới hơn nửa thế kỷ thù địch giữa hai nước.

Cái bắt tay của tổng thống Mỹ với chủ tịch Cuba không phải là cái bắt tay lần đầu. Ngày 15-12-2013, các phương tiện truyền thông đồng loạt đăng hình ảnh Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Raul Castro nhân lễ tang cựu Tổng thống Nelson Mandela ở Johannesburg (Nam Phi).

Báo Le Monde (Pháp) ghi nhận lúc đó ai cũng tưởng Tổng thống Obama chỉ tiện thể bắt tay chào hỏi Chủ tịch Raul Castro chứ không biết sáu tháng trước, hai bên đã tiến hành mật đàm.

Cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên diễn ra vào tháng 6-2013. Phái đoàn Mỹ do Ben Rhodes dẫn đầu. Ben Rhodes vốn là người rất thân cận với Tổng thống Obama. Ông là người chấp bút viết diễn văn cho tổng thống, sau đó giữ chức phó cố vấn về ngoại giao trong Hội đồng An ninh quốc gia.

18 tháng mật đàm Mỹ-Cuba được giữ bí mật đến giờ chót vì có nhiều ý kiến phản đối. Ngay khi Mỹ bắt đầu giảm cấm vận đối với Cuba năm 2009, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đùng đùng nổi giận.

Từ khi nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu vào tháng 1-2009, Tổng thống Obama đã muốn xóa bỏ xung đột Mỹ-Cuba. Sự kiện Alan Gross bị kết án gián điệp đã buộc ông phải tạm hoãn ý định.

Sang nhiệm kỳ thứ hai, ông đã có lý do tiếp tục ý định khi Cuba thay đổi các chính sách thu hút các doanh nghiệp Mỹ, đồng thời cử tri thuộc cộng đồng dân Cuba lưu vong cũng không còn phản đối Mỹ nối lại quan hệ với Cuba.

Hàn gắn bằng nhiều kênh khác nhau

Mặc dù hai nước vẫn căng thẳng nhưng tiếp xúc hai bên vẫn không gián đoạn. Về lý thuyết, Mỹ chỉ đặt một phái bộ giám sát lợi ích Mỹ trong đại sứ quán Thụy Sĩ ở Havana.

Các nhà ngoại giao hai nước gặp nhau chủ yếu để trao đổi về hiệp định nhập cư năm 1995. Tuy nhiên, không chủ đề nào bị loại trừ. Trong quá trình tiếp xúc lâu dài đó, chỉ một số ít người biết chuyện.

Tại Mỹ, để tránh né chỉ trích, Tổng thống Obama quyết định khu trú cuộc mật đàm với Cuba trong phạm vi Nhà Trắng và giữ khoảng cách với Bộ Ngoại giao. Ông cũng quyết định chọn địa điểm mật đàm là Canada vốn là đối tác bảo đảm của Mỹ lẫn Cuba.

Tại Cuba, Chủ tịch Raul Castro đã nhờ Đức Giáo hoàng Phanxicô giúp đỡ vì Vatican chưa bao giờ cắt đứt quan hệ với Cuba. Chủ tịch Fidel Castro đã đến thăm Vatican năm 1996, kế đến hai Đức Giáo hoàng John Paul II và Benedict XVI đã lần lượt đến thăm Cuba năm 1998 và năm 2012.

Năm 2011, Đức cha Angelo Becciu, khâm sứ Tòa thánh ở Cuba, đã góp sức để Cuba trả tự do cho 75 người bị kết án tử hình. Năm 2012, Mỹ cũng nhờ khâm sứ Tòa thánh ở Washington giúp đỡ để Alan Gross được trả tự do.

Đúng một năm sau cái bắt tay ở lễ tang cựu Tổng thống Nelson Mandela, đến ngày 17-12-2014, Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro lần lượt thông báo Mỹ và Cuba quyết định tái lập quan hệ ngoại giao vốn đã bị cắt đứt từ ngày 3-1-1961.

Trước Tổng thống Obama, Tổng thống Bill Clinton đã khuyến khích các nhân vật xã hội dân sự của Mỹ và Cuba gặp gỡ không chính thức. Mỹ đã áp dụng chính sách ngoại giao kênh 2 (các quan chức chính phủ đã nghỉ hưu, các học giả và doanh nhân) thay cho ngoại giao kênh 1 (đàm phán giữa nhà nước với nhà nước).

Tuy nhiên, mọi kết nối đã bị ngưng lại vào năm 1996 khi súng phòng không Cuba bắn rơi máy bay của tổ chức phi chính phủ Hermanos al Rescate (Anh em đến cứu) của dân Cuba lưu vong ở Miami khi máy bay thả truyền đơn kêu gọi thay đổi chế độ Cuba.

Quốc hội Mỹ tức giận thông qua luật Helms-Burton nhằm gia tăng cấm vận Cuba (công ty Mỹ hay nước ngoài làm ăn với Cuba sẽ bị khép tội hình sự). Đến cuối năm 2009, tình hình thêm căng thẳng khi Cuba bắt giữ Alan Gross, nhân viên Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và kết án 15 năm tù về tội làm gián điệp.

DẠ THẢO

Theo Pháp luật TPHCM

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp