Các nhà khoa học cùng thống nhất về hiện tượng “nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến”

14/09/15, 08:06 Khoa học, Tri thức

Nhà sinh vật học, tiến sĩ Rupert Sheldrake và nhà tâm thần học lừng danh Carl Jung có các cách tiếp cận khác nhau, đồng thời bổ sung cho nhau đối với hiện tượng đồng phương tương tính. Đồng phương tương tính là nói về những sự trùng hợp giữa trạng thái tinh thần của một người và các sự kiện xảy ra ở thế giới bên ngoài, cụ thể là hiện tượng mà khi xuất hiện, dân gian thường trêu rằng “nhắc Tào Tháo, Tào Tháo đến”.

Synchronicity-Jung-Sheldrake-674x450

Người bên trái: Nhà sinh vật học Rupert Sheldrake, người có nhiều bài viết về “ý thức mở rộng” (Nguồn: Zereshk/CC BY). Người bên phải: Nhà tâm thần học Carl Jung, người đưa ra thuật ngữ “đồng phương tương tính”. (Nguồn: Public Doamin). Hình nền (Nguồn: AGS Andrew/iStock)

Một ví dụ đơn giản, hay gặp, về hiện tượng này là khi bạn bất chợt nghĩ về một người thì chuông điện thoại bỗng kêu lên báo cuộc gọi của chính người đó. Ngoài ra, còn nhiều ví dụ về đồng phương tương tính còn kỳ lạ và phức tạp hơn nữa.

Carl Jung đưa ra thuật ngữ “Đồng phương tương tính” và tiếp cận hiện tượng huyền bí này từ quan điểm tâm lý học, rồi hình thành một cơ sở lý thuyết để hiểu về nó. Sheldrake – người đảm nhiệm nghiên cứu lĩnh  vực sinh học phát triển ở Đại học Cambridge – trong nhiều thập kỷ đã bỏ công sức thu thập bằng chứng cho sự tồn tại vật lý của một trường tinh thần vượt ra khỏi cơ thể con người. Chuyên ngành của ông là “ý thức mở rộng”.

Ngày 27/9 tới, một bài phỏng vấn độc quyền, được ghi âm mới đây với Sheldrake sẽ được phát trong phần mở đầu của hội nghị chuyên đề trên mạng có tiêu đề: “Carl Jung và Sheldrake: Đồng phương tương tính và ý thức mở rộng”. Hội nghị này sẽ tranh luận về đồng phương tương tính từ nhiều quan điểm khác nhau. Chủ tọa hội nghị là Gary Bobroff là một thạc sĩ tâm lý, một tác giả, một nhà diễn thuyết và là trưởng của một nhóm nghiên cứu; đồng chủ tọa là Cynthia Cavalli, tiến sĩ về hệ thống cơ thể con người, có bằng thạc sĩ MBA và cử nhân vật lý.

Quan điểm của giới sinh vật học

Từ nghiên cứu “ý thức mở rộng” của Sheldrake, Bobroff nói với thời báo Epoch Times rằng ông cảm thấy Sheldrake có thể thảo luận về đồng phương tương tính theo góc độ của khoa học vật lý.

Một ví dụ về nghiên cứu của Sheldrake theo hướng này là nghiên cứu về cảm giác bị theo dõi. Trong một video được ghi hình ở hội nghị chuyên đề Đồng phương tương tính: Vật chất và Tinh thần, Sheldrake nói rằng đối với các nhân viên giám sát kho hàng, nhân viên kiểm tra thuốc phiện ở sân bay, thám tử tư và người luyện võ thì họ đều biết rằng con người ta có thể cảm nhận được người khác đang nhìn chằm chằm vào họ.

Các thực tập sinh của các dịch vụ ở nước Anh được dạy không được nhìn vào lưng của người đi trước vì như vậy có thể khiến người kia quay lại.

Sheldrake nói, các thực tập sinh của các dịch vụ ở nước Anh được dạy không được nhìn vào lưng của người đi trước vì như vậy có thể khiến người kia quay lại. Bobroff nói về họ hàng của ông, một lính dự bị của quân đội Canada, gần đây cũng được đào tạo là không được nhìn trực tiếp vào đối tượng mà ông ta đang cố tiếp cận. Trong khi đó, các võ sĩ được huấn luyện gia tăng sự nhạy cảm đối với sự chú ý của người khác, như vậy họ sẽ dễ có khả năng cảm nhận được sự tiếp cận của đối thủ hơn.

Sheldrake trích dẫn một nghiên cứu ở Bảo tàng Khoa học Amsterdam, điều tra hàng vạn người, xem họ có thể đoán chính xác việc có người nào đang nhìn họ hay không.

Trong nghiên cứu này, mỗi người được yêu cầu thực hiện một trong hai việc sau một cách ngẫu nhiên: hoặc là nhìn vào một đối tượng (người) hoặc là nhìn ra xa và nghĩ về một thứ khác. Đối tượng (người) kia trong vòng 10 giây sẽ phải quyết định liệu anh ấy hay cô ấy có bị ai đó nhìn không. Tỷ lệ thành công cao hơn mức ngẫu nhiên rất nhiều. Trẻ em dưới 9 tuổi là đặc biệt nhạy cảm.

“Các giáo viên bao giờ cũng dùng đến uy lực của ánh mắt chằm chằm [với học sinh]”, Sheldrake nói.

Sheldrake cũng trích dẫn một nghiên cứu của tiến sĩ Marilyn Schlitz, người nhận thấy rằng các đối tượng (bị theo dõi) biểu lộ sự phản ứng trên da rất mạnh khi họ bị quan sát bởi các camera giám sát.

Những nghiên cứu trên và những nghiên cứu mà Sheldrake đã bình duyệt hoặc thực hiện gợi ý rằng ý thức có thể có một số tác động vật lý  vượt ra ngoài phạm vi thân thể con người. Trong đồng phương tương tính, ý thức của một người và thế giới xung quanh anh ta hình như được kết nối với nhau một cách kỳ diệu.

Cảm xúc liên quan thế nào tới đồng phương tương tính

Bobroff lưu ý rằng nghiên cứu của Sheldrake cũng làm nổi bật vai trò của cảm xúc trong việc tạo ra các hiện tượng đồng phương tương tính.

Qua các nghiên cứu học thuật về các hiện tượng psi (các hiện tượng liên quan tới tinh thần, bao gồm đồng cốt, tiên tri, v.v.) trong thế kỷ trước, Sheldrake nhận thấy tỷ lệ xuất hiện hiện tượng psi thường thấy nhất là ở các thành viên trong gia đình – đặc biệt là các cặp song sinh. Tỷ lệ xuất hiện thấp nhất là ở nhóm những người không tin vào psi. Tỷ lệ xuất hiện ở nhóm này là dưới trung bình. Kết quả thống kê đối với họ thấp hơn rất nhiều mức ngẫu nhiên, điều này cho thấy thiếu niềm tin có thể ảnh hưởng tiêu cực tới psi – và mỉa mai thay, điều này lại ủng hộ học thuyết cho rằng psi là có tồn tại.

Các liên kết cảm xúc và thái độ dường như tác động (hoặc làm mạnh lên hoặc làm yếu đi) tới phần ý thức vượt ra ngoài thân thể con người.

Không có điều gì được coi là đồng phương tương tính mà không đi kèm cảm xúc.

— Gary Bobroff

Bobroff nói: “Không có điều gì được coi là đồng phương tương tính mà không đi kèm cảm xúc”, “theo một cách nào đó bố mẹ có thể biết liệu con của họ có đang gặp nguy hiểm ở nơi nào đó trên hành tinh này không? Cũng có một cách mà những trường ý thức mở rộng này không đơn giản chỉ là các trường tinh thần, chúng còn là các trường cảm xúc”.

Quan điểm của giới Thần kinh học

Carl Jung đã cảnh báo việc phân tích các hiện tượng đồng phương tương tính dựa vào bản ngã, theo Bobroff giải thích. Ví dụ, trong một mối quan hệ tình cảm đôi lứa, khi xảy ra một sự trùng hợp ngẫu nhiên thì không nhất thiết sự trùng hợp đó là “tiền định” của mối quan hệ này. Chúng ta không nên hiểu đồng phương tương tính theo ý nghĩa mà chúng ta muốn áp đặt.

Bobroff một lần đang đi xe ở quê nhà Saskatchewan, Canada, hướng về phía Tây tới Calgary, thuộc tỉnh Alberta. Ông dừng xe mua xăng và rồi bắt gặp người yêu từ thời phổ thông. [Lúc đó], người yêu của Bobroff cũng đang đi tới Calgary, Alberta. Và họ nhận ra rằng lần đó là đúng 10 năm từ cái ngày mà họ cùng sánh đôi tới Calgary.

Bobroff nói: “Tôi không nghĩ rằng [sự trùng hợp sau đúng 10 năm đó] nhất thiết là câu trả lời của bản ngã cho câu hỏi ‘tôi và bạn gái có nên trở lại đó cùng nhau [sau 10 năm] không?’”. Thay vì vậy, đơn giản là có “điều gì đó trong thế giới của chúng ta đang trân trọng những kết nối tới trái tim”.

Bobroff cũng suy ngẫm về cách tư duy của người Trung Quốc cổ để hiểu về đồng phương tương tính. Ông tự hỏi chính mình: “Tôi có thực sự kết nối với vũ trụ không?”. Ông băn khoăn liệu ông cần thay đổi điều gì để tiếp tục [nghiên cứu]. Carl Jung cũng coi đồng phương tương tính như là những dấu hiệu để nhìn vào trong và suy ngẫm.

Với Bobroff, đồng phương tương tính là sự hợp nhất tinh thần và vật chất. Nó mang trở lại sự huyền bí, kỳ diệu, và yếu tố tinh thần vào thời điểm mà “chúng ta đang quá ngạo mạn khi nghĩ rằng chúng ta đã phát minh ra thế giới”.

Theo vietdaikynguyen.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng